9ec5addc67447038d196a2fc30522c2d_L

BỊ LỪA VÌ MUA VÉ DU LỊCH 
NƯỚC NGOÀI QUA MẠNG

TTO – Tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội Facebook và qua một số diễn đàn tuy đã được các cơ quan chức năng xử lý và cảnh báo nhưng nhiều người vẫn bị dính bẫy.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, các trang mạng, trang Facebook… được một số đối tượng đăng tin nhận đặt vé tham quan các khu vui chơi, giải trí ở Singapore với 
giá rẻ.

 

TTO – Tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội Facebook và qua một số diễn đàn tuy đã được các cơ quan chức năng xử lý và cảnh báo nhưng nhiều người vẫn bị dính bẫy.

 

Bị lừa vì mua vé du lịch 
nước ngoài qua mạng

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, các trang mạng, trang Facebook… được một số đối tượng đăng tin nhận đặt vé tham quan các khu vui chơi, giải trí ở Singapore với 
giá rẻ.

Khi khách hàng có nhu cầu đặt mua vé sẽ liên hệ qua điện thoại hoặc email: ticketssingapore@…, tài khoản Facebook để gửi các thông tin (số lượng người, thời gian tham quan, số điện thoại…) cho đối tượng.

Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng, các đối tượng đưa ra giá vé và cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để người mua gửi tiền thanh toán và thông báo thời gian chuyển vé cho khách hàng. Tuy nhiên, khi nhận được tiền thì đối tượng cắt đứt liên lạc và không chuyển vé như đã thỏa thuận.

Ham giá rẻ

Thông qua trang Facebook “vé Universal Studio Singapore – thông tin tư vấn du lịch Singapore”, chị L.T.B.Y. (ngụ P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM) liên lạc với hai số điện thoại 0902086… và 01223717… để đặt vé du lịch Singapore giá rẻ. Sau đó chị Y. đã chuyển hơn 11 triệu đồng vào hai tài khoản do N.N.T. đứng tên và N.T.N.D..

Sau khi chuyển tiền xong đối tượng không cung cấp vé, đồng thời cắt đứt mọi liên lạc.

Tương tự, anh N.K.P. (ngụ Q.12) giao dịch mua vé qua địa chỉ email: ticketssingapore@… và liên lạc giao dịch cũng qua hai số điện thoại trên. Anh P. đã chuyển 5,3 triệu đồng vào tài khoản cũng của N.N.T. đứng tên. Nhận tiền xong, các đối tượng biến mất.

Chị N.H.M. (ngụ P.2, Q.Bình Thạnh), nhân viên Công ty Phát triển phần mềm quốc tế, cũng bị các đối tượng lừa đảo với thủ đoạn tương tự.

Theo tìm hiểu, N.N.T. thường trú tại Q.Bình Tân (TP.HCM), tạm trú tại Đức Hòa (Long An). T. chính là người đứng tên mở tài khoản tại hai ngân hàng để nhận tiền của khách hàng đặt mua vé tham quan các khu vui chơi giải trí tại Singapore.

Các giao dịch của T. tại các ngân hàng phần lớn là “thanh toán tiền vé tham quan các khu du lịch tại Singapore” với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng. Tổng giao dịch hai tài khoản của T. là gần 2,3 tỉ đồng.

N.N.T. cũng là người đứng tên đăng ký chủ thuê bao 01223717… Đây là số điện thoại đăng trên các trang rao vặt và các diễn đàn để liên lạc với khách hàng nhằm mục đích lừa đảo.

Tham gia cùng các phi vụ làm ăn của T. còn có N.T.N.D. (nữ). D. ngụ ở Hà Nội, có mở tài khoản tại ngân hàng. Tài khoản của D. nhận được gần 10 triệu đồng của chị Y. bị lừa chuyển vào.

Vi phạm ở đâu, xử lý ở đó

Theo các luật sư, hành vi của các đối tượng có dấu hiệu vi phạm vào điều 226b Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Theo luật sư Trần Giáng Hương (trưởng văn phòng luật sư Tam Đa), căn cứ khoản 4, điều 10 thông tư 
10-2012 hướng dẫn áp dụng Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, hành vi “quảng cáo bán hàng trên mạng Internet, mạng viễn thông nhưng không giao hàng hoặc giao không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng thấp hơn hàng quảng cáo và các hành vi tương tự quảng cáo” bị xử lý theo điều 226b, có mức án cao nhất là chung thân.

Nhiều nạn nhân thắc mắc sau khi bị lừa không biết gửi đơn tố cáo sự việc ở đâu để được giúp đỡ. Một luật sư cho biết căn cứ vào đặc thù của tội phạm sử dụng công nghệ cao, khi phát hiện đối tượng chính cư trú tại địa phương nào thì thường phối hợp với địa phương đó để tiến hành xử lý.

Trong vụ việc này, đối tượng N.N.T. cư trú tại Long An thì theo luật định cơ quan điều tra ở Long An xử lý.

Tuy nhiên qua tìm hiểu, phía công an và Viện KSND tỉnh Long An cho rằng mặc dù đối tượng đang sinh sống tại địa bàn tỉnh Long An nhưng tài liệu không thể hiện hành vi phạm tội của đối tượng xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An, hơn nữa các bị hại chuyển tiền và đối tượng rút tiền tại địa bàn TP.HCM.

Vì thế Công an tỉnh Long An viện dẫn điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra để đưa ra quan điểm vụ việc không thuộc thẩm quyền thụ lý của Công an tỉnh Long An.

Hiện vụ việc đang được cơ quan nghiệp vụ của Bộ Công an đề nghị chuyển hồ sơ sang Công an TP.HCM tiến hành xử lý theo thẩm quyền.

Không giao hết tiền trước

Các đối tượng thường đánh vào tâm lý ham rẻ của khách hàng để thực hiện hành vi lừa đảo. Vì vậy, khi nghe những lời quảng cáo giá rẻ về một dịch vụ nào đó thì khách hàng nên so sánh mức giá thị trường có hợp lý hay không. Nếu thấy mức giá chênh lệch quá lớn thì nên cân nhắc trước khi giao dịch.

Đặc biệt, khách hàng không nên chuyển hết tiền trước khi nhận hàng. Nếu các trang mạng mua bán trực tuyến yêu cầu khách hàng chuyển hết tiền mới chuyển hàng thì nên từ chối vì có thể đó là trang mạng lừa đảo.

Luật sư Trần Giáng Hương

Trích từ nguồn : http://tuoitre.vn

 

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *