QD_458_TCDL NĂM 1996 VỀ QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH DU LỊCH DO TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH BAN HÀNH

Bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch là những thông tin, tư liệu, tài liệu có nội dung thuộc các độ mật do Thủ tướng Chính phủ quyết định và phê duyệt thực hiện trong ngành Du lịch theo Quyết định số 500/TTg ngày 3/8/1996 và các thông tin tài liệu thuộc các độ mật do các cơ quan khác gửi đến ngành du lịch, chưa công bố hoặc không công bố,

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợ

TỔNG CỤC DU LỊCH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 458/TCDL

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1996

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH DU LỊCH

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 20/CP ngày 27/12/1992 và Nghị định số 53/CP ngày 7/8/1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch.
Căn cứ Quyết định số 500/TTg ngày 3/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch.
Theo đề nghị của Chánh văn phòng và Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Tổng cục Du lịch

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông, bà Chánh văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Thủ trưởng các đơn vị trong ngành có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

QUY CHẾ

BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH DU LỊCH
(Ban hành theo Quyết định số: 458/TCDL, ngày 18 tháng 10 năm 1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch là những thông tin, tư liệu, tài liệu có nội dung thuộc các độ mật do Thủ tướng Chính phủ quyết định và phê duyệt thực hiện trong ngành Du lịch theo Quyết định số 500/TTg ngày 3/8/1996 và các thông tin tài liệu thuộc các độ mật do các cơ quan khác gửi đến ngành du lịch, chưa công bố hoặc không công bố, nếu bị tiết lộ sẽ gây nguy hại cho ngành và cho Nhà nước Việt Nam. Bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch nhằm thực hiện trách nhiệm của ngành trong việc bảo vệ lợi ích về kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong ngành Du lịch, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Điều 2: Bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch là nhiệm vụ quan trọng của ngành Du lịch. Mọi tổ chức, cá nhân trong ngành có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 3: Nghiêm cấm mọi hành vi làm tiết lộ, dò xét, chiếm đoạt bí mật Nhà nước. Nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng bảo vệ bí mật Nhà nước để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, hoặc làm cản trở việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển ngành, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chương 2:

BÍ MẬT NHÀ NƯỚC THEO ĐỘ MẬT DO NGÀNH DU LỊCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ

Điều 4: Danh mục Bí mật Nhà nước độ “Tuyệt mật” do ngành Du lịch quản lý, bảo vệ là những tài liệu Bí mật Nhà nước có đóng dấu “Tuyệt mật” do các cơ quan khác gửi đến ngành Du lịch. Danh mục Bí mật Nhà nước độ “Tuyệt mật” của ngành Du lịch không có.

Điều 5: Danh mục Bí mật Nhà nước độ “Tối mật” do ngành Du lịch quản lý, bảo vệ bao gồm:

– Tài liệu Bí mật Nhà nước có đóng dấu “Tối mật” do các cơ quan khác gửi đến ngành.

– Danh mục bí mật Nhà nước độ “Tối mật” của ngành Du lịch đã được Chính phủ quyết định gồm:

+ Tài liệu, số liệu về chủ trương chiến lược phát triển du lịch và hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực Du lịch, trình Đảng và Nhà nước.

+ Các phương án chuẩn bị đàm phán với nước ngoài và những ý kiến chỉ đạo của Chính phủ. Những nội dung hợp tác ký kết với nước ngoài về hợp tác du lịch chưa công bố.

+ Phương án phối hợp với các ngành chức năng về bảo vệ an ninh trong hoạt động du lịch.

Điều 6: Danh mục Bí mật Nhà nước độ “Mật” do ngành du lịch quản lý, bảo vệ bao gồm:

– Bí mật Nhà nước có đóng dấu “Mật” do cơ quan khác gửi đến.

– Danh mục Bí mật Nhà nước độ “Mật” của ngành du lịch đã được Chính phủ phê duyệt gồm:

+ Những chủ trương của Tổng cục Du lịch chỉ đạo hoạt động của ngành, kế hoạch và nội dung của ngành đàm phán về hợp tác đầu tư với nước ngoài và các tổ chức quốc tế chưa công bố.

+ Kế hoạch, nội dung công tác của ngành tham gia bảo vệ các hội nghị, hội thảo và hội chợ quốc tế về du lịch.

+ Những tài liệu, số liệu thông tin do phía nước ngoài cung cấp cho ngành khi họ yêu cầu giữ bí mật.

+ Những chỉ đạo xử lý các tổ chức và cá nhân, khách du lịch vi phạm các quy định về du lịch và vi phạm pháp luật.

+ Các công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, các luận chứng khoa học, luận chứng kinh tế kỹ thuật các khu du lịch; Các phim ảnh tài liệu, số liệu khảo sát điều tra về tài nguyên du lịch chưa công bố.

+ Hồ sơ cán bộ chủ chốt và tài liệu quy hoạch cán bộ của ngành chưa công bố.

+ Đề thi tuyển sinh, tốt nghiệp các khoá học của các trường trực thuộc Tổng cục Du lịch chưa công bố.

+ Số liệu tuyệt đối về hoạt động kinh doanh của Ngành du lịch và đóng góp của ngành vào ngân sách Nhà nước chưa công bố.

– Hồ sơ các vụ việc thanh tra, kiểm tra nội bộ, đơn thư khiếu nại tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật, phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên trong ngành đang trong quán trình thẩm tra, xác minh, hoặc đã kết luận nhưng chưa công bố.

Điều 7: Hàng năm lãnh đạo các đơn vị đề xuất, Tổng cục trưởng xem xét, đệ trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung, giải mật đối với từng bí mật Nhà nước phát sinh trong quá trình hoạt động.

– Trong quá trình hoạt động nếu phát sinh bí mật Nhà nước ngoài danh mục đã lập, hoặc có thay đổi độ mật, giải mật phải báo cáo ngày lên Chính phủ.

Chương 3:

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, TIÊU HUỶ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 8: Việc soạn thảo, in, sao chụp tài liệu Bí mật Nhà nước phải theo quy định sau:

– Người được giao nhiệm vụ soạn thảo, in, sao chụp phải có đủ tiêu chuẩn của người làm công tác bảo mật.

– Tổ chức soạn thảo ở nơi an toàn, in, sao chụp ở phòng Hành chính – Văn phòng Tổng cục hoặc ở phòng Hành chính, Văn phòng của đơn vị.

– Không đánh máy, in, sao chụp quá số bản đã được quy định. Sau khi đánh máy xong phải huỷ ngay bản thảo (nếu không cần lưu), những bản đánh máy hỏng, những bản in thử, in thừa, giấy than, giấy nến. Nếu soạn thảo trên máy vi tính phải xoá file tài liệu đó hoặc khoá mã file có sự chứng kiến của cán bộ bảo mật, người soạn thảo, hoặc Chánh văn phòng (ở các đơn vị là Trưởng phòng Hành chính).

– Tài liệu đánh máy, in phải đánh số trang, số bản, số lượng in sao, mã số (nếu có), nơi nhận, tên người đánh máy, in, soạn thảo.

– Bộ phận văn thư được giao xử lý tài liệu mật có trách nhiệm quản lý và đóng dấu độ mật, thu hồi theo quy cách thống nhất của Bộ Nội vụ.

– Việc sao chụp tài liệu “Tuyệt mật”, “Tối mật” phải được sự đồng ý bằng văn bản của nơi ban hành tài liệu gốc. Sao chụp tài liệu “Tối mật” của ngành Du lịch, tài liệu “Mật” do Tổng cục trưởng phê duyệt và uỷ nhiệm cho Chánh văn phòng Tổng cục tổ chức thực hiện (ở các đơn vị là trưởng phòng Hành chính).

Điều 9: Việc lưu hành, phổ biến, trao đổi, tìm hiểu, sử dụng Bí mật Nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc: – Đúng phạm vi đối tượng được quy định.

– Phải tổ chức ở nơi bảo đảm an toàn do Tổng cục trưởng quy định. – Người được giao nhiệm vụ phổ biến phải thực hiện đúng nội dung do người có thẩm quyền giao nhiệm vụ quy định. Phải có sổ theo dõi với nội dung sau: ngày, tháng, năm; địa điểm, nội dung phố biến Bí mật Nhà nước, họ tên, chức vụ, nơi công tác của người phổ biến và các đại biểu đến dự. (Sổ này lưu tại văn thư mật – Văn phòng Tổng cục).

– Người đến tìm hiểu tài liệu Bí mật Nhà nước phải có chứng minh thư kèm theo giấy giới thiệu của cơ quan do người có thẩm quyền ký.

– Người được phổ biến chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim khi được phép của người có thẩm quyền quản lý bí mật đó. Tài liệu sao chép phải được ghi sổ bảo mật theo quy định và quản lý, bảo vệ như tài liệu gốc.

– Người sử dụng tài liệu bí mật phải đưa tài liệu vào hồ sơ Mật, không để rời, không cho người khác biết, không tự tiện mang ra khỏi cơ quan. Tài liệu mật phải cất vào tủ có khoá an toàn.

Điều 10: Mọi Bí mật Nhà nước khi vận chuyển, giao, nhận đều phải đăng ký qua văn thư mật của đơn vị và theo quy trình thống nhất sau:

10.1. Gửi tài liệu mật

– Mỗi đơn vị trực thuộc Tổng cục đều phải mở sổ “Tài liệu mật đi” để theo dõi và ghi các nội dung sau: số thứ tự, số của tài liệu; ngày, tháng, năm ban hành, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người ký, cơ quan ban hành, thời gian thu hồi, ghi chú.

– Tài liệu mật gửi đi đều phải qua văn thư Văn phòng Tổng cục hoặc Phòng Hành chính, văn phòng của đơn vị và phải đảm bảo thủ tục sau:

+ Lập phiếu gửi: Tài liệu “Tối mật”, “Tuyệt mật” gửi đi phải kèm theo phiếu gửi bỏ chung vào một phong bì.

+ Tài liệu “Mật” gửi đi để trong phòng bì. Giấy phong bì phải là loại giấy dai, khó bóc, hồ dán loại tốt.

– Tài liệu độ “Mật” ngoài bì đóng dấu ký hiệu chữ “C” in hoa nét đậm (không đóng dấu “Mật”).

– Tài liệu “Tuyệt mật”, “Tối mật” gửi bằng hai phòng bì:

+ Phong bì trong: ghi rõ số , ký hiệu của tài liệu, tên người nhận, đóng dấu theo độ mật của tài liệu. Đóng dấu “chỉ người có tên mới được bóc phong bì” theo chỉ định.

+ Phong bì ngoài làm như phong bì tài liệu mật gửi đi, ngoài phong bì đóng dấu ký hiệu chữ “A” in hoa nét đậm là “Tuyệt mật”; ngoài phong bì đóng dấu ký hiệu chữ “B” in hoa nét đậm là “Tối mật” (không đóng dấu “Tuyệt mật”, “Tối mật”). Tài liệu “Tuyệt mật” có gắn xi niêm phong.

10.2. Nhận tài liệu mật

– Mỗi đơn vị trực thuộc Tổng cục đều phải mở sổ “Tài liệu mật đến” để theo dõi. Nội dung ghi sổ như sổ “Tài liệu mật đi”. Sau khi ghi sổ tài liệu mật đến phải trả ngay phiếu gửi cho nơi gửi.

– Trường hợp tài liệu mật đến mà phong bì trong có dấu “chỉ người có tên mới được bóc phong bì” thì văn thư vào sổ và chuyển ngay đến người có tên nhận hoặc đến người có trách nhiệm nếu người có tên nhận đi vắng. Văn thư không được bóc phong bì.

– Tài liệu mật gửi đến không đủ thủ tục theo quy định thì phải lập biên bản có ký nhận , rồi chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết và thông báo cho nơi gửi.

10.3. Vận chuyển tài liệu mật

Khi vận chuyển tài liệu Bí mật Nhà nước phải bảo đảm an toàn tuyệt đối, theo quy định sau:

– Vận chuyển trong nước do cán bộ làm công tác bảo mật, hoặc lực lượng giao thông thuộc tổ chức Bưu điện đặc biệt thực hiện.

– Vận chuyển giữa các cơ quan, tổ chức của ngành ở trong nước với cơ quan, tổ chức của Việt nam ở nước ngoài do lực lượng giao thông ngoại giao thực hiện.

– Khi vận chuyển phải có đủ phương tiện và lực lượng bảo quản, bảo vệ an toàn.

– Cán bộ đi công tác trong và ngoài nước chỉ được mang những tài liệu Bí mật Nhà nước có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phải được Thủ trưởng có thẩm quyền xét duyệt. Chậm nhất là hai ngày kể từ khi trở về phải nộp lại cơ quan có bộ phận bảo mật kiểm tra và phải báo cáo bằng văn bản tình hình sử dụng tài liệu mật.

Điều 11: Thống kê, thu hồi, cất giữ, bảo quản tài liệu mật.

– Mỗi đơn vị thuộc Tổng cục phải rà soát, thống kê những tài liệu mật của đơn vị đang lưu giữ theo trình tự thời gian, theo độ mật và nơi phát hành.

– Tổ chức và cá nhân quản lý, bảo vệ tài liệu mật phải thu hồi (hoặc trả lại nơi gửi) đúng kỳ hạn những tài liệu có đóng dấu thu hồi, và ghi vào sổ theo dõi.

– Các tài liệu mật đều phải được bảo quản tại văn thư mật của Văn phòng Tổng cục. Nếu tài liệu mật cần sử dụng cho công tác hàng ngày của đơn vị sẽ do đơn vị bảo quản ở Phòng Hành chính, Văn phòng (của đơn vị) và phải đăng ký tại văn thư mật của Văn phòng Tổng cục.

– Tài liệu Bí mật Nhà nước phải được cất giữ bảo quản trong tủ tài liệu mật , an toàn, chắc chắn, chìa khoá do văn thư mật giữ. Trong tủ có các ngăn riêng cho từng loại tài liệu “Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật”. Có các biện pháp phòng chống cháy, mọt, mối, ẩm…

Điều 12. Thanh lý, tiêu huỷ Bí mật Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:

– Theo dõi đề nghị của cơ quan ban hành tài liệu gốc.

– Hết thời hạn bảo quản tài liệu mật.

– Mọi trường hợp thanh lý, tiêu huỷ bí mật Nhà nước đều phải có quyết định của người có thẩm quyền và phải thành lập hội đồng thanh lý, tiêu huỷ do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch quyết định.

– Trong quá trình thực hiện thanh lý, tiêu huỷ phải bảo đảm không làm lộ tài liệu mật. Phải đốt hoặc nghiền nhỏ tài liệu mật khi tiêu huỷ. Sau khi thanh lý, tiêu huỷ phải lập biên bản và lưu tại bộ phận bảo mật của cơ quan.

Điều 13. Bảo vệ Bí mật Nhà nước trong thông tin liên lạc.

– Tin tức Bí mật Nhà nước chuyển đi bằng phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến, hữu tuyến hoặc bất cứ phương tiện kỹ thuật nào khác đều phải mã hoá theo quy định của Nhà nước về công tác cơ yếu.

– Những tin tức Bí mật Nhà nước được đưa vào chương trình của máy vi tính hoặc hệ thống máy vi tính phải có chốt khoá an toàn (khoá chương trình và khoá nội dung truyền tin).

– Nghiêm cấm việc truyền tin, trao đổi qua Fax, điện thoại, các phương tiện thông tin đại chúng Bí mật Nhà nước.

Điều 14. Bảo vệ Bí mật Nhà nước trong quan hệ tiếp xúc, làm việc với tổ chức và cá nhân người nước ngoài.

– Tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ tiếp xúc, làm việc với tổ chức và cá nhân người nước ngoài không được tiết lộ bí mật Nhà nước.

– Trường hợp khi thi hành công vụ có nội dung quan hệ tiếp xúc, làm việc liên quan đến việc cung cấp hoặc mang ra nước ngoài tài liệu thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước phải có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ghi rõ nội dung cung cấp hoặc mang ra nước ngoài những tài liệu bí mật Nhà nước.

– Chỉ cung cấp hoặc mang ra nước ngoài những bí mật Nhà nước khi được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Thẩm quyền xét duyệt được quy định như sau:

+ “Tuyệt mật” do Thủ tướng Chính phủ duyệt.

+ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ Nội vụ duyệt, riêng tài liệu “Tối mật” thuộc lĩnh vực Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt.

+ “Mật” của ngành và “Mật” do các cơ quan khác gửi đến do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch duyệt.

– Tổ chức, cá nhân thực hiện chỉ được cung cấp đúng nội dung đã được duyệt. Không được tiết lộ cho bên thứ ba.

Chương 4:

THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Điều 15. Thẩm quyền, trách nhiệm của Tổng cục trưởng.

– Đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch, xác định độ “Tối mật” trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Quyết định danh mục bí mật Nhà nước của ngành Du lịch độ “Mật” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Đề xuất giải mật đối với bí mật Nhà nước của ngành Du lịch thuộc độ “Tối mật” trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Quyết định giải mật đối với tài liệu thuộc độ “Mật” của ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

– Cho phép khai thác, sử dụng, sao chụp tài liệu bí mật Nhà nước do ngành Du lịch đang quản lý theo thẩm quyền.

– Cho phép tổ chức, cá nhân trong ngành Du lịch sử dụng hoặc mang ra nước ngoài bí mật Nhà nước thuộc độ “Mật”.

– Xét duyệt cho phép đưa bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch ra ngoài ngành.

– Thành lập Hội đồng thanh lý tiêu huỷ bí mật Nhà nước.

– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.

– Khen thưởng, kỷ luật về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

– Thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong ngành Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều 16. Thẩm quyền, trách nhiệm của Vụ trưởng các Vụ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục Du lịch.

16.1. Thẩm quyền, trách nhiệm của Chánh văn phòng Tổng cục:

– Giúp Tổng cục trưởng lập kế hoạch chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

– Cùng vụ Tổ chức cán bộ (có tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng Bộ Nội vụ) lựa chọn, đề cử, thay thế, quản lý người làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

– Bảo đảm các phương tiện in, sao, cất giữ, bảo quản tài liệu bí mật Nhà nước.

– Cùng vụ Tổ chức cán bộ kiểm tra, đôn đốc và thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước của Tổng cục và các đơn vị trực thuộc. – Báo cáo tình hình công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành lên Tổng cục trưởng.

16.2. Thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị.

– Tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc thực hiện các quy định bảo vệ bí mật Nhà nước trong đơn vị.

– Quản lý, bảo vệ tài liệu bí mật Nhà nước đang lưu giữ trong đơn vị.

– Đề xuất sửa đổi, bổ sung, giải mật theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị trình Tổng cục trưởng.

– Giới thiệu viên chức của đơn vị trong việc mượn, khai thác, sử dụng tài liệu bí mật Nhà nước.

– Được duyệt cho khai thác sử dụng tài liệu độ “Mật” do đơn vị mình đang quản lý. (Khi cần sao chụp tài liệu mật phải thực hiện theo Điều 8 của Quy chế này).

– Báo cáo công tác bảo vệ bí mật Nhà nước về Chánh văn phòng tổng cục. Bố trí một cán bộ bán chuyên trách đủ tiêu chuẩn theo Điều 18 của Quy chế này làm nhiệm vụ bảo vệ bí mật Nhà nước trong đơn vị.

Điều 17. Trách nhiệm của người soạn thảo bí mật Nhà nước.

– Giữ gìn bí mật các tài liệu mật đã, đang sử dụng và tài liệu đang soạn thảo.

– Đề xuất độ mật của tài liệu soạn thảo.

– Giao nhận tài liệu mật theo Điều 10 của Quy chế này.

– Bảo quản hoặc huỷ bản thảo, file tài liệu trên máy vi tính.

– Tham gia chứng kiến giải mật, tiêu huỷ tài liệu bí mật.

Điều 18. Trách nhiệm của người được giao làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước (chuyên trách hoặc bán chuyên trách).

– Cán bộ làm công tác bảo mật chuyên trách hoặc bán chuyên trách phải có năng lực, phẩm chất tốt, có lịch sử rõ ràng, tác phong làm việc ngăn nắp, tỷ mỷ, được huấn luyện nghiệp vụ.

– Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về chế độ bảo mật.

– Trước và sau khi nhận nhiệm vụ hoặc khi thay đổi công tác, cán bộ làm công tác bảo vệ bí mật Nhà nước phải làm bản cam kết và lưu giữ ở hồ sơ cán bộ.

Điều 19. Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

– Thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước được tiến hành đối với từng việc hoặc toàn bộ công việc, đối với từng cá nhân hoặc tổ chức trong phạm vi toàn ngành.

– Chánh Thanh tra Tổng cục Du lịch phối hợp với cơ quan chức năng Bộ Nội vụ thực hiện thanh tra công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành Du lịch. Thanh tra viên khi thi hành công vụ phải có giấy chứng nhận của Chánh Thanh tra ghi rõ nội dung và loại tài liệu mật được thanh tra.

– Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan, cán bộ thanh tra.

– Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra có biên bản lưu và gửi cơ quan cấp trên có thẩm quyền, đồng gửi cơ quan chức năng của Bộ Nội vụ để theo dõi.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Mọi tổ chức, cá nhân trong ngành Du lịch có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế này. Từng đơn vị căn cứ vào Quy chế này xây dựng nội quy và có biện pháp cụ thể của đơn vị để triển khai công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 21. Khen thưởng

Những đơn vị, cán bộ, nhân viên có thành tích sau sẽ được biểu dương, khen thưởng:

– Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khắc phục khó khăn bảo vệ bí mật Nhà nước theo chức trách được giao.

– Không sợ nguy hiểm dũng cảm chống lại mọi hành vi nhằm chiếm đoạt bí mật Nhà nước.

– Tìm được tài liệu, đồ vật thuộc Bí mật Nhà nước bị mất; Ngăn chặn hoặc hạn chế được tác hại do việc làm lộ, làm mất bí mật Nhà nước mà người khác gây ra.

– Phát hiện, tố giác kịp thời hành vi dò xét, tiết lộ, mua bán, chiếm đoạt, tiêu huỷ trái phép bí mật Nhà nước.

Điều 22. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước, hoặc phát hiện người có hành vi vi phạm Quy chế này mà không khai báo kịp thời với cơ quan, người có thẩm quyền, tuỳ theo mức độ, hậu quả gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.

p lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QD_1417_QĐ-BVHTTDL NĂM 2009 VỀ TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ DO BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BAN HÀNH

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ trình độ ngoại ngữ cho hướng dẫn viên du lịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
——-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–

Số: 1417/QĐ- BVHTTDL

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUI ĐỊNH VỀ TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH;

Căn cứ Nghị định số 185/2007/ NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 63/2008/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiện vụ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều1. Ban hành kèm theo Quyết định này Qui định về trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị đào tạo, kiểm tra cấp chứng chỉ trình độ ngoại ngữ cho hướng dẫn viên du lịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Chiến Thắng

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ

(Ban hành tại Quyết đinh Số 1417/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Trình độ ngoại ngữ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế được thể hiện qua kỹ năng cơ bản khi sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành và vốn từ vựng chuyên ngành. Các kỹ năng đó bao gồm kỹ năng nghe, nói, đọc và viết

Nhóm yêu cầu

Kỹ năng cơ bản

Kỹ năng chuyên ngành

(1)

(2)

(3)

Kỹ năng nghe, hiểu + Kỹ năng nghe, hiểu cuộc hội thoại về nhu cầu xã hội thông thường, các chủ đề và chủ đề liên quan đến công việc

+ Nghe hiểu những hội thoại trực tiếp về những sự kiện thường nhật phổ biến, những vấn đề thuộc về hành chính và những hướng dẫn, chỉ dẫn để thực hiện…

+ Nghe hiểu những câu hỏi và trả lời liên quan đến các chủ đề ai? cái gì? Ở đâu? khi nào?

+ Có khả năng theo dõi những điểm chính trong một cuộc thảo luận hoặc bài phát biểu thuộc lĩnh vực chuyên môn.

+ Có khả năng nghe hiểu người bản ngữ khi họ sử dụng phương ngữ nói ở mức độ bình thường.

+ Có khả năng nghe hiểu tương đối những thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Nghe hiểu chi tiết được những nghe hiểu điều đồng nghiệp hoặc đối tác nước ngoài nói trực tiếp hoặc cá nhân qua điện thoại trong các tình huống giao dịch về công việc hàng ngày hoặc liên quan đến nghiệp vụ cụ thể.

+ Nghe hiểu chi tiết những điều du khách nói trực tiếp hoặc qua điện thoại về giao tiếp trong cuộc sống, về kiến thức và những hiểu biết cần được chuyển tải trong những thuyết minh thuộc chương trình tour như:

– Thông tin chi tiết về những vấn đề mà khách quan tâm như pháp luật, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hoá, lịch sử của đất nước, địa phương hoặc các điểm đến trong tour…

– Yêu cầu xử lý tình huống phát phát sinh trong quá trình cung cấp các dịch vụ ăn, nghỉ, mua sắm, giải trí cho khách.

2. Ký năng nói và thuyết trình + Có khả năng sử dụng các đoạn văn nói, các câu nối, có khả năng ngắt câu từ và kiểm soát tốc độ nói để:

+ Thực hiện các tình huống giao tiếp và công việc thường nhật

– Thảo luận những vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực được quan tâm

– Chỉ dẫn một cách chi tiết, đặc biệt là về chủ đề liên quan đến công việc thường ngày

– Phân biệt chức năng ngữ cảnh và thực hiện việc trả lời chính xác các câu hỏi thực tế liên quan đến ai? cái gì? ở đâu? khi nào?

– Làm cho người tham gia hội thoại là người bản ngữ hiểu chuẩn xác nội dung cuộc hội thoại hoặc bài thuyết trình

+ Thực hiện những cuộc đối thoại hoặc trình bày những bài thuyết trình mang chủ đề chung hàng ngày được nhiều người quan tâm, hoặc các lĩnh vực chuyên ngành bao gồm cả lĩnh vực khoa học kỹ thuật và xã hội nhân văn.

+ Có khả năng thuyết minh thành thạo về các điểm du lịch, các tuyến du lịch, các danh lam thắng cảnh của đất nước.

+ Có khả năng giải pháp những câu hỏi liên quan đến các vấn đề căn bản mà du khách thường quan tâm về lịch sử xã hội kinh tế, pháp luật, Việt Nam; về văn hoá, phong tục tập quán của con người Việt Nam trên các vùng miền của đất nước.

+ Giao tiếp thành thục và tự nhiên với du khách và đồng nghiệp nước ngoài

+ Có khả năng thuyết trình rõ ràng, mạch lạc và chính xác về công việc được giao.

+ Có khả năng trao đổi với khách về những vấn đề cơ bản liên quan đến tự nhiên, văn hoá, xã hội, lịch sử, phong tục tập quán của khách.

+ Có khả năng kể chuyện hài hước, đố vui, hát hoặc tổ chức, điều khiển các trò chơi cho du khách trong các hành trình đường dài.

3. Kỹ năng đọc hiểu + Có khả năng đọc hiểu các tài liệu dài (một nghìn từ trở lên), được viết theo cấu trúc thông thường về những chủ đề quen thuộc, những thể loại miêu tả, tường thuật các sự kiện tường thường nhật.

+ Đọc hiểu một cách chính xác các thư tín thương mại tiêu chuẩn,

+ Có khả năng tóm tắt các tài liệu liên quan đến công việc và chủ đề được quan tâm đặc biệt,

+ Có khả năng đọc hiểu chi tiết cũng như tra cứu nhanh thông tin liên quan đến nghiệp vụ hướng dẫn, đến các kiến thức cần có khi thuyết minh…

+ Đọc hiểu và tóm tắt được nội dung các bài viết liên quan đến nghiệp vụ và kiến thức liên quan đến công việc.

+ Đọc hiểu một cách chính xác các thư cảm ơn hoặc phàn nàn của khách,

  + Có khả năng đọc hiểu để thực hiện hoặc hướng dẫn người khác các tài liệu kỹ thuật như các qui trình hướng dẫn thực hiện.

+ Có khả năng đọc hiểu các tài liệu được diễn đạt ở trình độ cao

+ Có khả năng sử dụng ngữ cảnh và tư duy thực tế để hiểu những tài liệu liên quan đến công việc hoặc sở thích đặc biệt.

 

+ Đọc hiểu chính xác các nội dung của hợp đồng công việc khi nhận đoàn.

+ Đọc, tra cứu và hiểu về các phong tục tập quán, văn hoá cơ bản của đất nước quê hương du khách,

+ Có khả năng đọc hiểu những câu chuyện ngụ ngôn, hài hước của các tác giả người bản ngữ hoặc tác giả cùng quê với du khách đã được dịch qua ngôn ngữ sử dụng hướng dẫn khách.

4. Kỹ năng viết

 

+ Có thể sử dụng các mẫu văn viết, dấu câu và cấu trúc câu thông dụng

+ Có khả năng viết chính xác khi sử dụng các cấu trúc đơn giản

+ Có thể viết để mô tả, kể lại các tình huống và sự kiện thường nhật.

+ Có thể viết văn bản kết hợp nhiều đoạn văn ngắn về chủ đề cụ thể liên quan đến sở thích cá nhân hoặc lĩnh vực quan tâm đặc biệt,

+ Có thể viết chính xác các thư tín thương mại tiêu chuẩn

+ Có khả năng viết các báo cáo liên quan đến trách nhiệm đồng công việc cụ thể

+ Có thể viết báo cáo và lịch trình chuyến đi.

+ Có khả năng viết tường trình một sự việc liên quan đến một tình huống nào đó xảy ra trong chuyến đi.

+ Có khả năng viết được những quảng cáo đơn giản về một điểm hoặc chương trình hay tuyến du lịch.

+ Có khả năng viết thư phúc đáp xin lỗi khách

+ Có khả năng xây dựng thực đơn hoặc công thức nấu ăn cho một số món ăn phổ biến của Việt Nam.

+ Có khả năng soạn thảo hợp đồng

 

5. Từ vụng về kiến thức chuyên ngành Yêu cầu từ vựng
Kiến thức lịch sử + Tên gọi và đặc điểm cơ bản của các dấu mốc lịch sử quan trọng của dân tộc, Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ
Kiến thức văn hóa + Hệ thống di tích lịch sử văn hoá và danh thắng Việt Nam (tên, phân bố, đặc điểm cơ bản, các điểm được đưa vào chính thức trong tour, trong hệ thống tuyến điểm du lịch Việt Nam…)
  + Các di sản thế giới tại Việt Nam (tên gọi, phân bố, lịch sử hình thành, đặc điểm hiện tại, thời điểm được công nhận, ý nghĩa với đất nước và dân tộc, sức hút với du lịch…)

+ Hệ thống bảo tàng Việt Nam (tên gọi, tính chất, phân bố, đặc điểm hiện vật, ý nghĩa du lịch…) và các danh nhân Việt Nam

+ Tên riêng và nhóm từ vựng liên quan đến văn hoá và tộc người các vùng lãnh thổ (tên các tộc người, địa bàn phân bố, lịch sử phát triển, văn hoá và phong tục tập quán, những đặc điểm hấp dẫn du lịch…)

+ Tên gọi và các từ vựng liên quan đến văn hoá cộng đồng (đặc điểm của văn hoá làng xã, văn hoá dòng họ, tên và truyền thống một số làng và dòng họ nổi tiếng, có ảnh hưởng đến lịch sử giữ nước và phát triển của dân tộc…)

+ Hệ thông từ vựng liên quan đến văn hoá ẩm thực (các món ăn phổ biến và các đặc sản của các vùng miền, đặc điểm, nguyên liệu và phương thức chế biến, phong cách thưởng thức…), từ vựng liên quan đến các làng nghề thủ công truyền thống

+ Hệ thống tên riêng và .từ vựng liên quan đến các lễ hội truyền thống, các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Kiến thức địa chất, địa lý + Các nhóm từ về địa chất học và lịch sử địa chất trên quan đến sự hình thành và phát triển các dạng địa hình, giải thích sự tồn tại của các dạng địa hình độc đáo như địa hình núi cao, địa hình karst (trên cạn và ngập nước), núi lửa, núi đá chồi, liên hệ giữa các mảng lục địa dẫn đến sự giống và khác nhau của các nền văn minh hiện đang có khoảng cách lớn về không gian….

+ Các từ chuyên ngành về địa lý tự nhiên bao gồm các nhóm từ cơ bản liên quan đến vị trí địa lý của các nước và vùng lãnh thổ, các dạng địa hình, các kiểu khí hậu, các loại khoáng sản, hệ thống sông ngòi, biển và bãi biển, đảo và tài nguyên biển đảo, hệ thống thảm thực vật và ý nghĩa với cuộc sống…

+ Các nhóm từ về địa lý kinh tế bao gồm từ vựng về phân bố dân cư, phân bố các ngành kinh tế (công nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế…)

+ Các nhóm từ chuyên ngành về địa lý du lịch bao gồm qui hoạch phát triển du lịch, các dịch vụ du lịch, các loại hình du lịch (du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao, du lịch hội nghị hội thảo, du lịch chữa bệnh…)

+ Các nhóm từ chuyên môn về phân vùng du lịch của Việt Nam…

+ Các nhóm từ chuyên môn và.tên gọi các tuyến điểm du lịch quốc gia của Việt Nam và một số tuyến điểm địa phương.

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.