SỬA ĐỔI THÔNG TƯ SỐ 13/2003/TT-BLĐTBXH

Thực hiện Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

 

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH                    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:  28 /2007/TT-BLĐTBXH                  Hà Nội, ngày 05 tháng 12  năm 2007

THÔNG TƯ

Sửa đổi Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH

và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của

Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002

của Chính phủ về tiền lương

Thực hiện Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH) và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH).

Qua quá trình thực hiện, một số tỉnh, thành phố và một số doanh nghiệp có đề nghị quy định cụ thể hơn các nội dung về xây dựng thang lương, bảng lương, chế độ nâng bậc lương trong Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH nêu trên. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp triển khai thực hiện đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của người lao động; sau khi trao đổi với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi như sau:

1. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 1, khoản 2 mục III Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

“1/ Thang lương, bảng lương theo khoản 1 và khoản 3, Điều 5 Nghị định 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể, xác định quỹ lương, trả lương, nâng bậc lương và giải quyết các chế độ khác cho người lao động.

b) Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, trong đó:

– Khoảng cách của các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng; chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%;

– Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làm nghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

– Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiện lao động bình thường. Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này hoặc áp dụng các phương pháp khác phù hợp để xây dựng thang lương, bảng lương.

d) Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời và công bố công khai trong doanh nghiệp.

đ) Doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương (kể cả thang lương, bảng lương được sửa đổi, bổ sung) với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động trước khi công bố áp dụng trong doanh nghiệp, cụ thể:

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp phải xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương;

– Đối với doanh nghiệp đang hoạt động đã xây dựng thang lương, bảng lương nhưng chưa thực hiện đăng ký hoặc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương nhưng thang lương, bảng lương xây dựng chưa đúng với quy định tại Thông tư này thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký hoặc tiến hành sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại hệ thống thang lương, bảng lương theo quy định.

Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương gồm:

– Công văn đề nghị đăng ký;

– Hệ thống thang lương, bảng lương doanh nghiệp xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung;

– Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc trong thang lương, bảng lương;

– Ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong doanh nghiệp.

e) Khi nhận đủ hồ sơ đăng ký, trong vòng 15 ngày (tính theo ngày làm việc), cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động phải có văn bản thông báo việc đã đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp. Trong thời hạn nêu trên, nếu phát hiện hệ thống thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng, đăng ký không theo đúng quy định tại các khoản 1 và 2 mục III của Thông tư này thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp xây dựng lại theo đúng quy định. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bảo đảm bí mật hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp đã đăng ký.

2/ Phụ cấp lương

Doanh nghiệp được quyền quy định các khoản phụ cấp lương hoặc áp dụng các chế độ phụ cấp lương do Chính phủ quy định đối với các công ty nhà nước để thu hút hoặc khuyến khích người lao động làm nghề, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hơn hoặc trong điều kiện, môi trường lao động độc hại, nguy hiểm hơn nhưng chưa được xác định trong các mức lương của thang lương, bảng lương do doanh nghiệp xây dựng.

Doanh nghiệp đăng ký các khoản phụ cấp lương cùng hệ thống thang lương, bảng lương của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.”

2. Sửa đổi khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

“4/ Chế độ nâng bậc lương

Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời xây dựng quy chế nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp. Quy chế nâng bậc lương phải bảo đảm công bằng, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và công bố công khai trong doanh nghiệp.

Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:

– Đối tượng được nâng bậc lương;

– Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;

– Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;

– Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động.

b) Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.

c) Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.”

3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ khoản 1, khoản 2 mục III và khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; khoản 1, khoản 2 mục III và  khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Trung ương;

– Văn phòng Chính phủ;

– Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc CP;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Tòa án Nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán nhà nước;

– Cơ quan Trung ương đoàn thể và các Hội;

– Sở LĐTBXH, Sở Tài chính-Vật giá,

Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Các Tập đoàn kinh tế nhà nước; Tổng công ty hạng đặc biệt;

– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Website của Chính phủ;

– Website của Bộ LĐTBXH;

– Đăng Công báo;

– Lưu VP, Vụ TLTC.

KT.BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

Huỳnh Thị Nhân

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 12/2003/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang l­ương, bảng lư­ơng và phụ cấp l­ương trong các công ty nhà nước; Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ qui định quản lí lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ;

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

THÔNG T­Ư

Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH

ngày 30 tháng 5  năm  2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP

ngày 31 tháng 12 năm 2002  của Chính phủ về tiền lương

Thực hiện Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và h­ướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương, Bộ Lao động – Th­ương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư  số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với ngư­ời lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư  số 12/2003/TT-BLĐTBXH).

Căn cứ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang l­ương, bảng lư­ơng và phụ cấp l­ương trong các công ty nhà nước; Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ qui định quản lí lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ qui định chế độ tiền lương đối với công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế, để các công ty thực hiện đúng các qui định của pháp luật lao động và bảo đảm quyền lợi của người lao động, sau khi trao đổi với các Bộ, ngành liên quan Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Sửa đổi mục I Thông tư  số 12/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

“ I. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Công ty nhà nước được thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:

– Tổng công ty nhà nước;

– Công ty nhà nước độc lập;

– Công ty mẹ là công ty nhà nước trong Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc phê duyệt đề án thành lập và giao cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập;

– Công ty mẹ là công ty nhà nước trong Tổng công ty hoặc công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con;

– Tổng công ty, công ty thành viên hạch toán độc lập 100% vốn Nhà nước thuộc Tập đoàn kinh tế trong thời gian chưa chuyển đổi và đăng ký lại theo qui định tại Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;

– Công ty thành viên hạch toán độc lập 100% vốn nhà nước thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập.

b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được thành lập, tổ chức quản lí và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

c) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ban quản lí dự án đầu tư xây dựng và các tổ chức của Nhà nước đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty nhà nước.

Các công ty, tổ chức qui định nêu trên gọi chung là công ty.

2. Đối tượng áp dụng

a) Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động qui định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

b) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, thành viên Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), thành viên Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng (không bao gồm Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng)”.

2. Sửa đổi khoản 1, khoản 2 mục II Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

“ II. Lư­ơng tối thiểu

Mức l­ương tối thiểu theo Điều 4 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như­ sau:

Theo Điều 4 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, công ty tiếp tục áp dụng mức lương tối thiểu qui định tại Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ qui định mức lương tối thiểu chung và Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ qui định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động và các thông tư hướng dẫn thực hiện cho đến khi có qui định mới”.

3. Sửa đổi mục III Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

“III. Thang lư­ơng, bảng l­ương và phụ cấp lư­ơng

Thang lư­ơng, bảng l­ương theo khoản 4, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như­ sau:

Theo khoản 4, Điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ-CP, công ty tiếp tục áp dụng các thang lương, bảng lương và phụ cấp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, quy định hệ thống thang l­ương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước và các thông tư hướng dẫn thực hiện cho đến khi có qui định mới”.

4. Sửa đổi khoản 1, mục VI Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH như sau:

“ VI. Chế độ nâng bậc lương

1. Chế độ nâng bậc lương

Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6 Nghị định 114/2002/NĐ-CP thực hiện như sau:

a) Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản suất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời, công ty lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương cho ngư­ời lao động làm việc trong công ty;

b) Căn cứ để nâng bậc lư­ơng đối với lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận; đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành, phục vụ là tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức và thâm niên làm việc trong công ty;

c) Điều kiện xét để nâng bậc l­ương hằng năm như sau:

– Phải th­ường xuyên hoàn thành công việc đ­ược giao về số lượng, chất lư­ợng ghi trong hợp đồng lao động đã ký kết;

– Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật lao động theo quy định của Bộ luật Lao động và nội quy lao động của công ty;

– Đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ có thời gian giữ bậc lương hiện hưởng tại doanh nghiệp ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34; có ít nhất 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch có hệ số mức l­ương khởi điểm (bậc 1) từ  2,34 trở lên quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP.

Đối với công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh đạt kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ứng với công việc đảm nhận, nếu thi đạt bậc nào thì xếp lương theo bậc đó.

d) Các trư­ờng hợp đư­ợc nâng bậc lư­ơng sớm, rút ngắn thời hạn nâng bậc lương:

Trong thời gian giữ bậc qui định tại điểm c nêu trên, ng­ười lao động đoạt giải tại các cuộc thi chuyên môn, kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế do công ty cử đi tham dự; đạt danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương lao động, chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc ngành, lĩnh vực, bằng khen của Thủ tướng, của Bộ quản lí ngành thì đư­ợc xét nâng bậc l­ương sớm như­ sau:

– Ng­ười đoạt giải nhất, giải nhì tại các cuộc thi cấp quốc tế thì đư­ợc nâng sớm 2 bậc lương;

– Ng­ười đoạt giải nhất tại các cuộc thi cấp quốc gia, giải 3 tại các cuộc thi cấp quốc tế, người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Huân chương lao động hạng 1, 2, 3, chiến sĩ thi đua toàn quốc theo quy định tại Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật Thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điểm của Luật Thi đua khen thưởng thì đ­ược nâng sớm 1 bậc lư­ơng;

– Người đoạt giải nhì tại các cuộc thi cấp quốc gia thì được rút ngắn 2/3 thời hạn xét nâng bậc lương;

– Ngư­ời đoạt giải ba tại các cuộc thi cấp quốc gia, người được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thì đ­ược rút ngắn không quá 1/2 thời hạn xét nâng bậc   lư­ơng;

– Ngư­ời hai năm liền được tặng bằng khen cấp Bộ, chiến sĩ thi đua cấp ngành, lĩnh vực thì đ­ược rút ngắn một năm (12 tháng ) thời hạn xét nâng bậc lư­ơng;

Thời điểm tính hưởng bậc lương mới đối với những người được nâng bậc lương sớm và rút ngắn thời hạn nâng bậc lương thực hiện như sau:

– Những người được nâng bậc lương sớm từ một bậc trở lên thì được hưởng bậc lương mới kể từ ngày có quyết định và được bảo lưu thời gian giữ bậc lương cũ để tính thời gian nâng bậc lương lần tiếp theo;

– Những người được rút ngắn thời gian nâng bậc lương thì được hưởng bậc lương mới kể từ ngày có quyết định nâng bậc lương sớm và thời gian nâng bậc lương tiếp theo kể từ ngày có quyết định hưởng bậc lương mới.

đ) Trư­ờng hợp kéo dài thời hạn xét nâng bậc lư­ơng:

Trong thời gian giữ bậc lương, nếu ngư­ời lao động bị kỷ luật lao động theo điểm b, khoản 1, Điều 84 của Bộ luật Lao động thì kéo dài thời hạn xét nâng bậc lương không quá 6 tháng.

e) Công ty phải thành lập Hội đồng nâng bậc lương để tổ chức nâng bậc lương theo kế hoạch. Thành phần Hội đồng gồm có Giám đốc công ty, một số thành viên do Giám đốc lựa chọn và đại diện của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời.

Hội đồng nâng bậc l­ương có trách nhiệm công bố kế hoạch nâng bậc lương; tổ chức thi nâng bậc đối với công nhân viên trực tiếp, sản xuất, kinh doanh; xét nâng bậc lương hàng năm đối với viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhân viên thừa hành phục vụ.

g) Chế độ nâng bậc l­ương đối với ngư­ời lao động phải đư­ợc thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể ”.

5. Bổ sung khoản 2 mới vào mục VI Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH về chế độ nâng bậc lương đối với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng như sau:

Việc nâng bậc đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên chuyên trách Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), thành viên chuyên trách Hội đồng quản lí, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng trong công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ căn cứ vào điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương như sau:

– Có thời gian giữ bậc 1 từ 3 năm trở lên;

– Hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm;

– Không vi phạm chế độ trách nhiệm theo qui định của pháp luật lao động;

– Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật.

Trường hợp viên chức quản lý công ty đạt thành tích theo quy định tại khoản 4 nêu trên thì cũng được nâng bậc lương sớm hoặc rút ngắn thời gian nâng bậc lương, nếu bị hình thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo trở lên thì bị kéo dài thêm 12 tháng so với thời gian qui định.

6. Tổ chức thực hiện

a) Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

 

b) Bãi bỏ khoản 2, mục VI Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước.

c) Các công ty nhà nước đã chuyển đổi theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, nếu tiếp tục thực hiện hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Chính phủ qui định thì được vận dụng các qui định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện có gì v­ướng mắc, đề nghị các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ư­ơng và các công ty phản ánh về Bộ Lao động – Thư­ơng binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

KT.BỘ TR­ƯỞNG

THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;                                               (Đó ký)

– VP Chủ tịch nư­ớc;

– VP Quốc hội;

– VP Chính phủ;

– Văn phòng TW và các Ban Đảng; Huỳnh Thị Nhân

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

cơ quan thuộc Chính phủ;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

–  Kiểm toán nhà nước;

– Cơ quan TW, đoàn thể và các Hội;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

– Sở LĐTBXH, Sở Tài chính -Vật giá tỉnh;

thành phố trực thuộc TW;

– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

– Website của Chính phủ;

– Website của Bộ LĐTBXH;

– BH tiền gửi VN, Ngân hàng Phát triển VN.

– Ngân hàng Chính sách xã hội;

– Các Tập đoàn kinh tế, các Tcty đặc biệt;

– Đăng Công báo;

– L­ưu VT, Vụ LĐTL.

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

SỐ: 15 /2010/TT-BLĐTBXH

Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo quy định tại Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 15 /2010/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày  20  tháng  4  năm 2010

THÔNG TƯ

Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ

 

 

Căn cứ Nghị định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc (sau đây được viết là Nghị định số 29/2010/NĐ-CP) và Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung (sau đây được viết là Nghị định số 28/2010/NĐ-CP), Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng như sau:

Điều 1. Đối tượng áp dụng:

1. Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo quy định tại Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ); quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

2. Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

3. Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

4. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

5. Người đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2010.

6. Người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 trở đi còn thời hạn hưởng trợ cấp.

Điều 2. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng

1. Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Thông tư này đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh như sau:

 

Mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2010

=

Mức lương hưu, trợ cấp tháng 4/2010

x

1,123

Ví dụ 1: Ông A, có mức lương hưu tháng 4/2010 là 1.725.759 đồng/tháng.

Mức lương hưu của ông A từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

1.725.759 đồng/tháng    x   1,123  =  1.938.027 đồng/tháng

Ví dụ 2: Ông B, cấp bậc Đại uý, có mức lương hưu tháng 4/2010 là 2.266.236 đồng/tháng.

Mức lương hưu của ông B từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

2.266.236 đồng/tháng   x  1,123  =  2.544.983 đồng/tháng

Ví dụ 3: Ông C là cán bộ xã nghỉ việc, hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP, có mức trợ cấp tháng 4/2010 là 843.318 đồng/tháng.

Mức trợ cấp hàng tháng của ông C từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

843.318 đồng/tháng   x  1,123  =  947.046 đồng/tháng

Ví dụ 4: Ông D, nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, có mức trợ cấp tháng 4/2010 là 915.768 đồng/tháng.

Mức trợ cấp mất sức lao động của ông D từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

915.768  đồng/tháng   x   1,123 =  1.028.407 đồng/tháng

2. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được điều chỉnh như sau:

a) Đối với người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng từ ngày 01/5/2010

=

Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4/2010

x

1,123

Ví dụ 5: Ông G, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng, mức trợ cấp tháng 4/2010 là 388.843 đồng/tháng.

Mức trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông G từ tháng 5/2010 được điều chỉnh như sau:

388.843 đồng/tháng   x   1,123  = 436.671 đồng/tháng

b) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp điều trị xong ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa (đối với trường hợp không điều trị nội trú) trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến 30 tháng 4 năm 2010 mà chưa được giải quyết chế độ thì mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn tính theo mức lương tối thiểu chung tại tháng ra viện hoặc có kết luận của Hội đồng giám định y khoa; từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp của đối tượng này được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.

c) Đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp phục vụ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp phục vụ hàng tháng được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng.

3. Đối tượng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư này, mức trợ cấp được điều chỉnh như sau:

a) Mức trợ cấp tuất đối với thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng.

Ví dụ 6: Ông H, đang hưởng trợ cấp tuất đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng với mức trợ cấp hàng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 mức trợ cấp tuất của ông H là:

70% x 730.000 đồng/tháng = 511.000 đồng/tháng.

b) Đối với người chết trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến 30 tháng 4 năm 2010 mà thân nhân chưa được giải quyết chế độ tuất thì mức trợ cấp tuất hàng tháng của các tháng trước ngày 01 tháng 5 năm 2010 được tính theo mức lương tối thiểu chung 650.000 đồng/tháng. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp tuất hàng tháng của đối tượng trên được điều chỉnh theo quy định tại điểm a khoản này.

4. Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư này mà từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 trở đi vẫn còn thời hạn hưởng trợ cấp, thì mức trợ cấp của thời gian được hưởng còn lại được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng.

5. Quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành rồi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động đã được hưởng phụ cấp chuyển ngành theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 khoản phụ cấp chuyển ngành được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng/tháng.

6. Người đang hưởng lương hưu mà sống cô đơn theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 812/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ, nếu mức lương hưu điều chỉnh theo khoản 1 Điều này thấp hơn 1.095.000 đồng/tháng, thì từ ngày 01 tháng 5 năm 2010 được điều chỉnh bằng 1.095.000 đồng/tháng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra tình hình thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2010/NĐ-CP và Thông tư này.

2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm triển khai thực hiện việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP, Nghị định số 29/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này; lập báo cáo theo mẫu đính kèm Thông tư này gửi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính vào tháng 10 năm 2010.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành; các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;

– Văn phòng Quốc hội;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Chính phủ;

– VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;

 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

– Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

– Công báo; Website Chính phủ;

– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);

– Lưu VT, PC, BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đó ký)

Phạm Minh Huân

 

BIỂU TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TỔNG QUỸ TĂNG THÊM

(Kèm theo Thông tư số 15 /2010/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2010 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)

 

Đối tượng

Số người hưởng chế độ thời điểm tháng 5/2010

(người)

Tổng kinh phí chi trả thời điểm tháng 5/2010, chưa điều chỉnh

(triệu đồng)

Tổng kinh phí chi trả thời điểm tháng 5/2010, đã điều chỉnh theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và Nghị định số 29/2010/NĐ-CP

(triệu đồng)

Tổng kinh phí tăng thêm do điều chỉnh theo Nghị định số 28/2010/NĐ-CP và Nghị định số 29/2010/NĐ-CP

(triệu đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) = (4) – (3)

1. Hưu trí:

– Hưu công nhân, viên chức, công chức;

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

– Hưu liên doanh;

– Hưu các thành phần kinh tế khác;

– Hưu lực lượng vũ trang.

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

2. Mất sức lao động:

3. Công nhân cao su:

4. Cán bộ xã, phường, thị trấn:

5. Trợ cấp TNLĐ hàng tháng:

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

6. Trợ cấp BNN hàng tháng:

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

7. Tuất hàng tháng:

+ Trong đó: do NSNN bảo đảm

       

Tổng cộng

       

 

Người lập biểu

(Ký tên)

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

Căn cứ  Nghị định số 133 /2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động (sau đây gọi là Nghị định số 133/2007/NĐ-CP);

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

 

BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI

Số: 23/2007/TT-BLĐTBXH

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 23  tháng 10 năm 2007

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động

của Hội đồng trọng tài lao động

__________________

 

Căn cứ  Nghị định số 133 /2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động (sau đây gọi là Nghị định số 133/2007/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 quy định Danh mục doanh nghiệp không được đình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở doanh nghiệp không được đình công ( sau đây gọi tắt là Nghị định số 122/2007/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức, hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động như sau:

I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

1. Nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài lao động

 

a) Hoà giải các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động;

 

b) Giải quyết tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công quy định tại Nghị định số 122/2007/NĐ-CP.

 

2. Quyền hạn của Hội đồng trọng tài lao động

 

a) Tìm hiểu vụ việc, gặp gỡ các bên tranh chấp, những người có liên quan, những người làm chứng;

b) Thu thập tài liệu chứng cứ, yêu cầu các bên tranh chấp và những người có liên quan  cung cấp đầy đủ các tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp;

 

c) Yêu cầu các bên tranh chấp tới phiên họp hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp do  Hội đồng trọng tài lao động triệu tập;

 

d) Đưa ra phương án hoà giải để hai bên tranh chấp cùng xem xét, thương lượng;

 

đ)  Lập biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành;

 

e) Ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công;

 

g)  Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoà giải các tranh chấp lao động cho Hội đồng hoà giải cơ sở và hoà giải viên lao động tại địa phương.

 

h) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động được hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 5, Điều 11 của Nghị định số 133/2007/NĐ-CP. Các thành viên Hội đồng trọng tài lao động khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm trong những ngày thực hiện công tác hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động, kể cả những ngày nghiên cứu hồ sơ, gặp gỡ hai bên tranh chấp lao động để thu thập tài liệu, chứng cứ được hưởng chế độ  bồi dưỡng tương đương với chế độ bồi dưỡng phiên toà áp dụng đối với Hội thẩm nhân dân theo Quyết định số 241/2006/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng phiên toà.

 

3. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động

a) Điều hành mọi hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, chủ trì các cuộc hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động;

 

b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động;

 

c) Ký biên bản, Quyết định giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động;

 

d) Ký ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;

 

đ) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động;

 

g) Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.

 

4. Nhiệm vụ của Thư ký Hội đồng trọng tài lao động

a) Thường trực của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện các công việc hành chính, tổ chức đảm bảo cho  hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;

 

b) Tiếp nhận hồ sơ và tìm hiểu vụ việc tranh chấp lao động;

 

c) Thu thập chứng cứ tài liệu có liên quan;

 

d) Chuẩn bị  các cuộc họp của Hội đồng trọng tài lao động;

 

đ) Tiến hành các thủ tục và lập biên bản tại phiên hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động.

 

5. Nhiệm vụ của các thành viên khác trong Hội đồng trọng tài lao động

a) Tìm hiểu, nghiên cứu các vụ tranh chấp lao động tập thể để góp ý, đề xuất phương án hoà giải, giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động;

 

b) Dự các phiên hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài lao động;

c) Thực hiện các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động.

 

II.TỔ CHỨC HỘI  ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

1. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động

 

Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại khoản 3, Điều 164 của Bộ luật Lao động là ba (3) năm.

 

Ngoài các cuộc họp để giải quyết các vụ tranh chấp lao động theo đơn yêu cầu của các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài lao động có thể họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, họp thường kỳ 6 tháng một lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm  để đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

2. Thành phần của Hội đồng trọng tài lao động

Số lượng thành viên và thành phần của Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại  Khoản 4, Điều 11 của Nghị định số 133/2007/NĐ-CP. Nay hướng dẫn điểm d và điểm đ của Khoản 4 Điều 11 Nghị định 133/NĐ-CP như sau:

 

a) Trường hợp một thành viên đại diện của người sử dụng lao động địa phương theo quy định tại điểm d, Khoản 4, Điều 11 của Nghị định 133/2007/NĐ-CP là Chi nhánh hoặcVăn phòng đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh.

 

b) Trường hợp  một hoặc một số thành viên là luật gia  hoặc người có kinh nghiệm  trong lĩnh vực quan hệ lao động ở địa phương, có uy tín và công tâm theo quy định tại điểm đ, Khoản 4, Điều 11 của Nghị định số 133/2007/NĐ-CP do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội lựa chọn để trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở giới thiệu của một trong các cơ quan, tổ chức: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội Luật gia, Liên đoàn lao động, Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh.

 

c) Ngoài số thành viên chính thức, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động và Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoặc Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh,  mỗi cơ quan, tổ chức cử  một thành viên dự khuyết để thay thế khi thành viên chính thức vắng mặt hoặc phải thay đổi theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Thành viên dự khuyết của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội là Lãnh đạo cấp Sở để thay thế cho Chủ tịch Hội đồng khi phải vắng mặt.

 

d) Căn cứ đề nghị của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định miễn nhiệm thành viên của Hội đồng trọng tài lao động trong trường hợp không đảm nhiệm được nhiệm vụ được giao (Quyết định miễn nhiệm theo mẫu số 2 kèm theo Thông tư này).

3. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động

 

Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội gửi văn bản đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan cử thành viên tham gia Hội đồng trọng tài lao động.

Căn cứ danh sách giới thiệu của các cơ quan, tổ chức, Giám đốc sở Lao động- Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động (theo mẫu số 1 kèm theo Thông tư này).

III. THỦ TỤC HOÀ GIẢI, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

 

  1. 1. Nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

 

Thư ký của Hội đồng trọng tài lao động nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động phải vào sổ, ghi rõ ngày tháng nhận đơn và nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu có liên quan. Đề xuất phương án hoà giải, giải quyết với Hội đồng trọng tài lao động chậm nhất hai (2) ngày sau khi nhận đơn, thư ký Hội đồng trọng tài lao động phải gửi đến các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động:

 

a) Giấy triệu tập họp Hội đồng trọng tài lao động;

b) Đơn yêu cầu giải quyết (theo mẫu số 3 kèm theo Thông tư này);

c) Các chứng cứ, tài liệu có liên quan;

d) Danh sách thành viên Hội đồng trọng tài lao động tham gia hoà giải, giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.

Trường hợp một hoặc cả hai bên tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên  của Hội đồng trọng tài lao động vì cho rằng thành viên đó không bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp ( người thân thích hoặc người có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp với một bên tranh chấp) thì phải có đơn gửi Hội đồng trọng tài lao động ít nhất ba (3) ngày trước khi tiến hành phiên họp. Việc thay thế thành viên trong từng phiên họp hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động tập thể do Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định.

2. Trình tự, thủ tục hoà giải tranh chấp lao động tập thể  của Hội đồng trọng tài lao động đối với doanh nghiệp được đình công

a) Tại phiên họp Hội đồng trọng tài lao động, thư ký Hội đồng trọng tài lao động kiểm tra sự có mặt của hai bên tranh chấp lao động, đại diện có thẩm  quyền của hai bên tranh chấp. Trường hợp các bên tranh chấp lao động không có mặt mà uỷ quyền cho người khác làm đại diện thì phải kiểm tra giấy uỷ quyền. Nếu một trong hai bên tranh chấp vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động hoãn phiên họp. Trường hợp đã được triệu tập đến lần thứ hai sau hai (2) ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động quyết định hoãn phiên họp lần thứ nhất mà một trong hai bên tranh chấp vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động vẫn họp và lập biên bản hoà giải không thành có chữ ký của bên tranh chấp có mặt, của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

 

b) Khi hai bên tranh chấp lao động có mặt đầy đủ tại phiên họp thì Hội đồng trọng tài lao động tiến hành theo trình tự sau:

 

– Tuyên bố lý do của phiên họp;

– Giới thiệu các thành phần tham gia phiên họp;

– Bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày;

– Bên được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động trình bày;

– Thư ký Hội đồng trọng tài lao động trình bày các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được và đưa ra phương án hoà giải để các thành viên hội đồng tham gia ý kiến và thống nhất theo nguyên tắc đa số. bằng cách bỏ phiếu kín;

– Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hoà giải.

 

c) Trong trường hợp bên tranh chấp lao động tự hoà giải được hoặc nhất trí phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành (Theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư này) có chữ ký của hai bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động và gửi cho hai bên tranh chấp. Hai bên tranh chấp có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản hoà giải thành.

 

d) Trong trường hợp hai bên tranh chấp lao động không chấp nhận phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra hoặc đã được triệu tập đến lần thứ hai mà một trong hai bên vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành (Theo mẫu số 4 kèm theo Thông tư này), trong đó ghi rõ ý kiến của các bên; biên bản phải có chữ ký các bên tranh chấp, Chủ tịch, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

 

Biên bản phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn không quá một (1) ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản hoà giải.

 

3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công

Tối đa là năm (5) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Hội đồng trọng tài lao động phải tổ chức phiên họp để giải quyết.

 

a) Hội đồng trọng tài lao động tiến hành thủ tục  theo Khoản 1 và các điểm a,b Khoản 2 Mục III của Thông tư này.

 

b) Trong trường hợp hai bên tự  hoà giải được hoặc nhất trí phương án hoà giải do Hội đồng trọng tài lao động đưa ra thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành và ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động theo phương án hoà giải thành (theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư này).

 

c) Trong trường hợp hoà giải không thành thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành và ra quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động (theo mẫu số 5 kèm theo Thông tư này).

 

d) Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động được thảo luận và biểu quyết theo nguyên tắc đa số bằng cách bỏ phiếu kín. Nếu có trên 50% số phiếu của thành viên Hội đồng trọng tài lao động có mặt tán thành phương án giải quyết thì Quyết định đó có hiệu lực.

 

Trường hợp một bên tranh chấp hoặc cả hai bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng lao động thì có quyền yêu cầu Toà án nhân

 

dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động về giải quyết vụ tranh chấp được sao gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn không quá một (1) ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định.

4. Ngôn ngữ dùng trong quá trình hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tại Hội đồng trọng tài lao động

Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại Hội đồng trọng tài lao động là tiếng Việt. Trong trường hợp một hoặc hai bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí phiên dịch đáp ứng được yêu cầu để phục vụ quá trình hoà giải và giải quyết tranh chấp lao động.

 

IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1.Thông tư  này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

 

Bãi bỏ Thông tư số 02/LĐTBXH-TT ngày 08 tháng 1 năm 1997 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 774/TTg ngày 08/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

 

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập và chỉ đạo hoạt động Hội đồng trọng tài lao động theo hướng dẫn của Thông tư này.

 

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội để kịp thời  giải quyết./.

Nơi nhận: KT.BỘ TRƯỞNG

–   Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;                          THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC

–   Văn phòng Chính phủ;

–   Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

–   Văn phòng  Quốc hội ;

–   Văn phòng Chủ tịch Nước ;

–   Toà án Nhân dân tối cao;

–   Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;

–   Kiểm toán Nhà nước;

–   Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ;

–   Cơ quan Trung ương của các  tổ chức chính trị -Xã hội ;

–    HĐND,UBND các  tỉnh, thành phố trực thuộc TW;                           Huỳnh Thị Nhân

–   Sở LĐTBXH, Sở Tư pháp các tỉnh , thành phố trực thuộc TW;

–   Công báo; Website của Chính phủ;

–   Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp;

–   Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH ;

–   Lưu : VT, Vụ PC.

Mẫu số 1:

Ban hành kèm theo Thông tư số 23 / 2007/TT-BLĐTBXH

ngày 23.tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ):……………

___________

Số:        /QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

…………, ngày     tháng       năm 200

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Hội đồng Trọng tài lao động

____________________

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH (THÀNH PHỐ)……..

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân của Quốc hội , ngày 26 tháng 11 năm 2003;

 

Căn cứ Nghị định số 133/2007/NĐ- CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp;

 

Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;

 

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tại Công văn số ….. ngày     tháng     năm;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố          gồm các Ông/bà có tên sau:

 

1.Chủ tịch Hội đồng: Ông/ bà (ghi rõ họ và tên, chức danh, cơ quan, tổ chức).

 

2.Thư ký Hội đồng: Ông/ bà (ghi rõ họ và tên,  chức danh, cơ quan, tổ chức).

 

3.Thành viên Hội đồng:

 

–   Ông/ bà (ghi rõ họ và tên, chức danh, cơ quan, tổ chức).

–   Ông/ bà (ghi rõ họ và tên, chức danh, cơ quan, tổ chức).

Điều 2. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là ba (3) năm (từ ngày     tháng     năm 200    đến      ngày      tháng      năm 200   ).

 

Điều 3. Nhiệm vụ của Chủ tịch, Thư ký và các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007.

 

Điều 4. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày      tháng      năm 200…

 

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các Ông/Bà có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức  liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

– Như Điều 5;

– Các  cơ quan, tổ chức  có thành viên tham gia Hội đồng trọng tài lao động;

– LưuVT.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH(THÀNH PHỐ).

(ký tên và ghi rõ họ tên , đóng dấu)

 

 

 

 

 

Mẫu số 2:

Ban hành kèm theo Thông tư số 23 /2007/TT-LĐTBXH

ngày 23 tháng 10.năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN

( TỈNH, THÀNH PHỐ)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦA NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….,ngày        tháng         năm 200

Số:……/QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH

Về việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng trọng tài lao động

_______________________

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH(THÀNH PHỐ)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội;

 

Căn cứ Nghị định số 133/2007/NĐ- CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp;

 

Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;

 

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tại Công văn số       ngày       tháng      năm;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Miễn nhiệm  chức danh…………đối với Ông/bà ( ghi rõ Họ tên)

Kể từ ngày…………..tháng………….năm………

đã được bổ nhiệm theo Quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động số…

Hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức………………………………………….

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi  hành kể từ ngày ký.

 

Điều 3 . Chánh Văn phòng UBND, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Ông/Bà có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức  liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

– Như Điều 3;

– Các cơ quan, tổ chức  có thành viên tham gia Hội đồng trọng tài lao động;

– LưuVT.

CHỦ TỊCH UBND TỈNH(THÀNH PHỐ).

(ký tên và ghi rõ họ tên , đóng dấu)

 

Mẫu số 3:

Ban hành kèm theo Thông tư  số 23 /2007/TT-BLĐTBXH

ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

TÊN DOANH NGHIỆP                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________

.                                                    …………., ngày           tháng            năm 200

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

HOÀ GIẢI, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ.

Kính gửi: Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố…

1. Họ tên, địa chỉ, chức danh của người làm đơn;

2. Nội dung, tình tiết vụ tranh chấp lao động tập thể;

3. Các yêu cầu, đề nghị Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh hoà giải, giải quyết.

( Gửi kèm các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp lao động, nếu có)

ĐẠI DIỆN TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG/

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên chức danh)

 

Mẫu số 4:

Ban hành kèm theo Thông tư  số 23 /2007/TT-BLĐTBXH

ngày 23 tháng 20 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

 

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ):……

HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

_____________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

…………., ngày         tháng          năm 200

BIÊN BẢN

HOÀ GIẢI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ

____________________

1.Ngày    tháng    năm, địa điểm tiến hành họp Hội đồng trọng tài lao động:

2.Họ tên những người tham dự

– Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động;

– Thư ký Hội đồng trọng tài lao động;

– Các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động;

– Đại diện hai bên tranh chấp lao động tập thể;

– Những người được Hội đồng trọng tài lao động mời tham dự phiên họp ( nếu có).

3.Nội dung yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể….

4. Ý kiến của những người tham dự:

– Ý kiến của các bên tranh chấp;

– Ý kiến của các thành viên Hội đồng trọng tài lao động;

– Ý kiến của những người được hội đồng trọng tài lao động mời;

5. Phương án hoà giải của Hội đồng trọng tài lao động.

Ý kiến của hai bên tranh chấp ( chấp nhận / không chấp nhận)

( Hai bên tranh chấp lao động tập thể có nghĩa vụ chấp hành các thoả thuận ghi trong biên bản này).

6. Quyết định giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động ( nếu phương án hoà giải hai bên không chấp nhận)

Ý kiến của hai bên tranh chấp ( chấp nhận/không chấp nhận)

 

7. Kết luận của Hội đồng trọng tài lao động.

Phiên họp hoà giải kết thúc vào hồi      giờ    ngày     tháng       năm ….

 

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác nhau như sau:……………………………………………………………………………

 

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI TM/ HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

CHỦ TỊCH

( Ghi rõ họ tên)                                                     (Ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HAI BÊN TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ

ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh)

ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh)

 

Mẫu số 5:

Ban hành kèm theo Thông tư  số 23 /2007/TT-BLĐTBXH

ngày 23  tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.

 

UBND TỈNH (THÀNH PHỐ):…….

HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

_______________

Số:………./QĐ-HĐTTLĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

…………, ngày     tháng       năm 200

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể

__________________

HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI  LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 122/2007/NĐ- CP của Chính phủ  ngày 27 tháng 7 năm 2007 quy định danh mục doanh nghiệp không được đình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở doanh nghiệp không được đình công;

 

Căn cứ Thông tư số 23/2007/BLĐTBXH-TT, ngày 23 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về Tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;

 

Căn cứ kết luận và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng trọng tài lao động tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể theo đơn yêu cầu ngày     tháng     năm 200   của đại diện ………………………………… ;

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quyết định giải quyết vụ tranh chấp lao động như sau:

1.

2.

3.

 

Điều 2. Quyết định này đã được công bố trước toàn thể những người có mặt tại cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động./.

TM/ HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

CHỦ TỊCH

(Ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Nơi nhận:

– Hai bên tranh chấp lao động;

– Chủ tịch UBND tỉnh;

– Toà án lao động;

– Lưu Hội đồng trọng tài lao động.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TRƯỜNG HỢP CUỘC ĐÌNH CÔNG BẤT HỢP PHÁP GÂY THIỆT HẠI CHO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Nghị định này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại và hình thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006 (sau đây viết tắt là Bộ luật Lao động).

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 11/2008/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về việc bồi thường thiệt hại

trong trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp

gây thiệt hại cho người sử dụng lao động

_________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ  Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại và hình thức bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong trường hợp cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006 (sau đây viết tắt là Bộ luật Lao động).

Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Lao động được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức công đoàn, đại diện tập thể lao động, người lao động tham gia đình công gây thiệt hại cho người sử dụng lao động trong cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động.

Điều 3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại phải được bồi thường đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu.

2. Mức bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại vật chất thực tế.

3. Tôn trọng, khuyến khích quyền tự định đoạt của các bên.

4.  Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, người lao động để duy trì và phát triển quan hệ lao động tại doanh nghiệp.

5. Việc bồi thường được thực hiện bằng tiền, hiện vật hoặc bằng việc thực hiện một công việc.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Điều 4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Tổ chức công đoàn cơ sở đã lãnh đạo cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp, gây thiệt hại cho người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp cuộc đình công do đại diện tập thể lao động lãnh đạo bị Toà án tuyên bố là bất hợp pháp, gây thiệt hại thì những người được cử làm đại diện cho tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công phải chịu trách nhiệm cá nhân theo phần trong việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

Điều 5. Yêu cầu bồi thường thiệt hại

1. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu tổ chức công đoàn quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này hoặc đại diện tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này phải bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra. Thời hạn yêu cầu là một năm, kể từ ngày quyết định của Toà án về tính bất hợp pháp của cuộc đình công có hiệu lực.

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại được thể hiện bằng văn bản, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Giá trị thiệt hại và các bằng chứng chứng minh giá trị thiệt hại;

b) Mức yêu cầu bồi thường;

c) Phương thức bồi thường;

d) Thời hạn thực hiện việc bồi thường.

3. Văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại và các tài liệu liên quan được gửi đến tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động đã lãnh đạo cuộc đình công, đồng thời gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra cuộc đình công.

Điều 6. Xác định thiệt hại để bồi thường

Thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm tài sản của doanh nghiệp bị thiệt hại trực tiếp do việc ngừng sản xuất, kinh doanh vì lý do đình công. Trong trường hợp hai bên không nhất trí về giá trị thiệt hại thì có quyền yêu cầu tổ chức trung gian xác định giá trị thiệt hại. Chi phí xác định giá trị thiệt hại do bên yêu cầu thanh toán.

Điều 7. Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại

Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại được tính trên cơ sở xác định thiệt hại theo quy định tại Điều 6 Nghị định này. Mức bồi thường thiệt hại tối đa không vượt quá ba (03) tháng tiền lương, tiền công liền kề trước ngày đình công diễn ra theo hợp đồng lao động của những người lao động tham gia đình công.

Điều 8. Thương lượng mức bồi thường thiệt hại tại doanh nghiệp

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bồi thường thiệt hại, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động tiến hành thương lượng về vấn đề bồi thường thiệt hại.

2. Yêu cầu tiến hành thương lượng được lập bằng văn bản nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành thương lượng và được gửi cho người sử dụng lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động cấp tỉnh.

3. Trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ khi nhận được yêu cầu tiến hành thương lượng, người sử dụng lao động phải tổ chức tiến hành phiên họp để thương lượng với đại diện Ban Chấp hành Công đoàn hoặc đại diện tập thể lao động. Trường hợp chưa thể tổ chức thương lượng được, người sử dụng lao động phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và có trách nhiệm xác định thời gian cho cuộc thương lượng tiếp theo.

4. Hai bên có quyền mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về lao động, tổ chức công đoàn địa phương, đại diện người sử dụng lao động ở địa phương tham gia phiên họp thương lượng. Toàn bộ nội dung của phiên họp thương lượng phải được lập biên bản.

5. Trong trường hợp, hai bên nhất trí về mức bồi thường, cách thức bồi thường thiệt hại thì có trách nhiệm chấp hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Biên bản phiên họp thương lượng là cơ sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại.

Điều 9. Khởi kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại

Người sử dụng lao động có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra cuộc đình công đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp:

1. Phía đại diện người lao động từ chối thương lượng;

2. Việc thương lượng không đạt kết quả;

3. Bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không thực hiện đúng thỏa thuận cam kết về bồi thường thiệt hại.

Điều 10. Thực hiện bồi thường thiệt hại

1. Trường hợp tổ chức công đoàn cơ sở đã lãnh đạo cuộc đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động thì nguồn kinh phí bồi thường được lấy từ tài sản của tổ chức công đoàn cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

2. Trường hợp đại diện tập thể lao động lãnh đạo đình công bị Toà án nhân dân tuyên bố là bất hợp pháp thì đại diện tập thể lao động và những người lao động tham gia đình công phải chịu trách nhiệm theo phần đối với thiệt hại đã gây ra cho người sử dụng lao động.

Đối với người lao động tham gia đình công, việc bồi thường thiệt hại được khấu trừ dần vào tiền lương, tiền công hàng tháng của người đó. Mức khấu trừ tối đa của một lần là không quá 30% tiền lương, tiền công tháng theo hợp đồng lao động của người lao động.

Trường hợp người lao động chấm dứt quan hệ lao động trước khi hoàn thành nghĩa vụ bồi thường, phần bồi thường còn lại được tính là khoản nợ của người lao động đối với người sử dụng lao động.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 12. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;                                    Đã ký

– HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;                                                             Nguyễn Tấn Dũng

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Ngân hàng Chính sách Xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, VX (5b). A.

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Nghị định này quy định việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động và việc sử dụng giấy phép lao động; trách nhiệm của người nước ngoài, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

CHÍNH PHỦ

_____

Số: 34/2008/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________________________

Hà Nội, ngày 25  tháng 3 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định việc tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động và việc sử dụng giấy phép lao động; trách nhiệm của người nước ngoài, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước trong việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có sử dụng người nước ngoài, cụ thể như sau:

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau:

a) Thực hiện hợp đồng lao động;

b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có hiện diện thương mại tại Việt Nam;

c) Thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế;

d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

đ) Chào bán dịch vụ;

e) Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng người nước ngoài, bao gồm:

a) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;

b) Các nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) nước ngoài nhận thầu tại Việt Nam;

c) Văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế;

d) Các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; tổ chức phi chính phủ;

đ) Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

e) Các cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập;

g) Văn phòng dự án nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam;

h) Văn phòng điều hành của bên hợp danh nước ngoài theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam;

i) Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

k) Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Các doanh nghiệp, tổ chức nói trên sau đây gọi chung là người sử dụng lao động.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam.

2. Nhà quản lý, Giám đốc điều hành là những người nước ngoài trực tiếp quản lý doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, chỉ chịu sự giám sát hoặc chỉ đạo chung từ hội đồng quản trị hoặc các cổ đông của doanh nghiệp hoặc cấp tương đương; quản lý doanh nghiệp bao gồm việc chỉ đạo doanh nghiệp đó hoặc một phòng, ban hoặc một đơn vị trực thuộc của hiện diện thương mại, giám sát và kiểm soát công việc của các nhân viên chuyên môn, nhân viên quản lý hoặc nhân viên giám sát khác, có quyền thuê và sa thải hoặc kiến nghị thuê, sa thải hoặc các hoạt động về nhân sự khác. Các nhà quản lý, giám đốc điều hành này không trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của hiện diện thương mại.

3. Chuyên gia là người nước ngoài có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao về dịch vụ, thiết bị nghiên cứu, kỹ thuật hay quản lý (bao gồm kỹ sư hoặc người có trình độ tương đương kỹ sư trở lên; nghệ nhân những ngành nghề truyền thống) và người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, kinh doanh và những công việc quản lý.

4. Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Bao gồm nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia nêu trên của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

5. Người nước ngoài chào bán dịch vụ là những người không sống tại Việt Nam và không nhận thù lao từ bất cứ nguồn nào tại Việt Nam, tham gia vào các hoạt động liên quan đến việc đại diện cho một nhà cung cấp dịch vụ để đàm phán tiêu thụ dịch vụ của nhà cung cấp đó, với điều kiện: không được bán trực tiếp dịch vụ đó cho công chúng và người chào bán không trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ.

6. Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng là người nước ngoài làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam. Những người này đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 (hai) năm và phải đáp ứng các điều kiện đối với “chuyên gia” như khoản 3 Điều 2 nêu trên.

7. Đối tác phía Việt Nam, bao gồm:

a) Đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam có ký hợp đồng với phía đối tác nước ngoài để phía nước ngoài cung cấp dịch vụ, chào bán dịch vụ và thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế.

b) Đại diện của các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

8. Hiện diện thương mại là người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài.

Chương II

TUYỂN DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

Điều 3. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau

1. Đủ 18 tuổi trở lên;

2. Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

3. Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 của Nghị định này;

Đối với người nước ngoài xin vào hành nghề y, dược tư nhân, trực tiếp khám, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về hành nghề y, dược tư nhân hoặc về giáo dục, dạy nghề.

4. Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

5. Có giấy phép lao động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

Điều 4. Tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng lao động

1. Người sử dụng lao động được tuyển người nước ngoài khi người nước ngoài đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để làm công việc quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài: Người nước ngoài nộp 02 (hai) bộ hồ sơ cho người sử dụng lao động, một bộ do người sử dụng lao động quản lý và một bộ hồ sơ để người sử dụng lao động làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động. Mỗi bộ hồ sơ gồm có:

a) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài cư trú ở nước ngoài trước khi đến Việt Nam cấp. Trường hợp người nước ngoài hiện đã cư trú tại Việt Nam từ đủ 06 tháng trở lên thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp của Việt Nam nơi người nước ngoài đang cư trú cấp;

c) Bản lý lịch tự thuật của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

d) Giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam;

đ) Bản sao chứng nhận về trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao của người nước ngoài. Đối với người nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý mà không có chứng chỉ, bằng công nhận thì phải có bản xác nhận ít nhất 05 (năm) kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận;

e) 03 (ba) ảnh mầu (kích thước 3cm x 4cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 (sáu) tháng tính từ thời điểm người nước ngoài nộp hồ sơ.

3. Các giấy tờ quy định trong hồ sơ nêu trên do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

a) Trước khi tuyển lao động ít nhất 30 (ba mươi) ngày, người sử dụng lao động phải thông báo nhu cầu tuyển lao động trên báo Trung ương hoặc địa phương (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử) về các nội dung: số lượng người cần tuyển, công việc, trình độ chuyên môn, mức lương, điều kiện làm việc và một số yêu cầu cần thiết khác nếu người sử dụng lao động cần.

Trường hợp người sử dụng lao động tuyển người nước ngoài thông qua tổ chức giới thiệu việc làm thì không phải thông báo nhu cầu tuyển lao động trên báo Trung ương hoặc địa phương theo quy định nêu trên.

b) Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài vào Việt Nam làm việc; Người nước ngoài phải nghiên cứu đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp, đồng thời phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này.

c) Người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động nêu tại khoản 2 Điều này cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài khi hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ theo quy định tại Nghị định này và phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

d) Khi được cấp giấy phép lao động, người nước ngoài và người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam; người sử dụng lao động có trách nhiệm gửi bản sao hợp đồng lao động đã giao kết tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài đó. Nội dung trong hợp đồng lao động không được trái với nội dung đã ghi trong giấy phép lao động đã được cấp.

Điều 5. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hình thức di chuyển nội bộ doanh nghiệp

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

2. Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thì mỗi doanh nghiệp có hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam phải có ít nhất 20% tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép có tối thiểu 03 (ba) nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia không phải là người Việt Nam.

3. Đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam do người sử dụng lao động cung cấp.

4. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

5. Đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

Điều 6. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để thực hiện các loại hợp đồng (không phải hợp đồng lao động)

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này và kèm theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài về việc thỏa thuận người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

2. Đối tác phía Việt Nam phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài. Người nước ngoài phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

4. Đối tác phía Việt Nam phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

Điều 7. Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để chào bán dịch vụ

Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải thông báo trước ít nhất 07 (bảy) ngày khi người nước ngoài đến chào bán dịch vụ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài dự kiến đến chào bán dịch vụ với nội dung: Họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc cụ thể của người nước ngoài.

Điều 8. Người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 của Nghị định này phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

2. Người nước ngoài phải có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài tại Việt Nam.

3. Người nước ngoài phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

4. Đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này trước khi người nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.

Điều 9. Cấp giấy phép lao động

1. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng;

b) Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

c) Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

d) Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

đ) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;

e) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này;

g) Luật sư nước ngoài đã được Bộ Tư pháp cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Đối với người nước ngoài tuyển dụng theo hình thức hợp đồng lao động thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này.

c) Đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ doanh nghiệp thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và kèm theo văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam.

d) Đối với người nước ngoài quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải có các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và kèm theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.

đ) Đối với người nước ngoài quy định tại điểm e khoản 1 Điều 1 của Nghị định này thì phải có các giấy tờ theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ giao kết hoặc thời hạn của phía nước ngoài cử người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không theo hợp đồng lao động thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài. Đối với người nước ngoài đại diện cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời hạn của giấy phép lao động đối với các trường hợp nêu trên tối đa không quá 36 (ba mươi sáu) tháng.

5. Trình tự cấp giấy phép lao động:

a) Trước thời hạn ít nhất 20 (hai mươi) ngày, kể từ ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam, đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc.

Trường hợp người nước ngoài không làm việc thường xuyên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đóng trụ sở chính của người sử dụng lao động.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy pháp lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

c) Đối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép đó đang còn hiệu lực nếu có nhu cầu giao kết thêm hợp đồng lao động với người sử dụng lao động khác thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, đ khoản 2 Điều 4 và điểm a khoản 3 Điều 9 của Nghị định này và bản sao giấy phép lao động đang còn hiệu lực.

6. Đối với người nước ngoài vào Việt Nam làm việc không phải cấp giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thì người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài, gửi kèm theo các giấy tờ của người nước ngoài quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 4 của Nghị định này và phải đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3 của Nghị định này. Đối với các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thì thời hạn báo cáo danh sách trích ngang về người nước ngoài trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc.

Điều 10 Gia hạn giấy phép lao động

1. Các trường hợp được gia hạn giấy phép lao động:

a) Người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được và người nước ngoài đó không bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 84 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.

b) Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này mà các công việc đòi hỏi quá 36 (ba mươi sáu) tháng.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động:

a) Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm:

– Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài;

– Bản sao hợp đồng lao động (có xác nhận của người sử dụng lao động);

– Giấy phép lao động đã được cấp.

b) Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định này, bao gồm:

– Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;

– Giấy phép lao động đã được cấp.

3. Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động:

Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.

Thời hạn gia hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng.

4. Trình tự gia hạn giấy phép lao động:

a) Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Cấp lại giấy phép lao động

1. Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động:

a) Giấy phép lao động bị mất;

b) Giấy phép lao động bị hỏng.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, bao gồm:

a) Đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người nước ngoài theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong đó phải giải trình rõ lý do bị mất hoặc bị hỏng;

b) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

c) Giấy phép lao động đã được cấp bị hỏng.

3. Nội dung giấy phép lao động được cấp lại: Giấy phép lao động được cấp lại cho người nước ngoài đảm bảo đúng các nội dung như giấy phép lao động đã được cấp.

4. Trình tự cấp lại giấy phép lao động:

a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày người nước ngoài phát hiện giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng thì người nước ngoài có trách nhiệm báo cáo người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày giấy phép lao động bị mất hoặc bị hỏng, người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động đó;

b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ Sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực hoặc vô hiệu

1. Giấy phép lao động hết thời hạn.

2. Chấm dứt hợp đồng lao động.

3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

4. Hợp đồng kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.

5. Văn bản của phía nước ngoài cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thông báo thôi cử người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

6. Giấy phép lao động bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi do vi phạm pháp luật Việt Nam.

7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.

8. Người nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Toà án.

Điều 13. Sử dụng giấy phép lao động

1. Người nước ngoài có trách nhiệm giữ giấy phép lao động đã được cấp khi giấy phép đang còn hiệu lực.

2. Người nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi người nước ngoài đến làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không phải tỉnh, thành phố mà người nước ngoài làm việc thường xuyên) từ 10 (mười) ngày liên tục trở lên hoặc 30 (ba mươi) ngày cộng dồn trong 01 (một) năm thì người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam hoặc đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về người nước ngoài đến làm việc và kèm theo bản chụp giấy phép lao động đã được cấp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài đến làm việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này.

2. Người sử dụng lao động và cá nhân có hành vi vi phạm Bộ luật Lao động, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mà chưa được cấp giấy phép lao động thì phải làm thủ tục để đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này. Sau 06 (sáu) tháng làm việc tại Việt Nam nếu người lao động nước ngoài không có giấy phép lao động thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Bộ Công an ra quyết định trục xuất khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định này về trình tự hợp pháp hoá lãnh sự, lý lịch tư pháp, thẻ tạm trú, thường trú, cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Hướng dẫn mẫu, nội dung và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sức khoẻ, thời hạn sử dụng giấy chứng nhận sức khoẻ của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Điều 17. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thu lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt. Nam theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động và hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

2. Thực hiện cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này.

3. Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn quản lý.

4. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này.

Điều 19. Trách nhiệm của người sử dụng lao động, đối tác phía Việt Nam và tổ chức phi chính phủ nước ngoài

1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động Việt Nam và các quy định pháp luật khác có liên quan của Việt Nam.

2. Làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và nộp lệ phí cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã giao kết với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Quản lý hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đồng thời phải bổ sung các giấy tờ liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Quản lý người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.

6. Báo cáo tình hình người sử dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Đối với người nước ngoài tại Việt Nam bao gồm học sinh, sinh viên, phu nhân, phu quân, người giúp việc gia đình và người nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này có nhu cầu làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam thì không phải làm hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng người nước ngoài thuộc đối tượng nêu trên phải thực hiện việc báo cáo trước 07 (bảy) ngày (kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc) với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi người nước ngoài thường xuyên làm việc danh sách trích ngang về người nước ngoài, với nội dung: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc, công việc đảm nhận của người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định này thay thế Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sổ điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và bãi bỏ các quy định trái với các quy định tại Nghị định này.

Đối với những người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì giấy phép lao động đó vẫn còn hiệu lực và không phải đổi giấy phép lao động mới.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh,  thành phố trực thuộc Trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Ngân hàng Chính sách Xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, VX (5b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG DO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH

Điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

CHÍNH PHỦ

_______

Số: 83/2008/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________________________

Hà Nội, ngày  31  tháng 7  năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

Điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội

đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương

do người sử dụng lao động quyết định

_____________

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Điều 2. Đối tượng áp dụng là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

 

Điều 3. Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được quy định như sau:

1. Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố hàng năm và được xác định bằng biểu thức sau:

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

– t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

– Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng một.

2. Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 có mức điều chỉnh chung và bằng mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

Điều 4. Kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại Điều 2 Nghị định này do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm.

Điều 5.

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định cụ thể mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính về mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở quy định tại Điều 3 Nghị định này.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các quy định tại Nghị định này.

Điều 6.

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01  năm 2007.

Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;                                          Đã ký

– Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;                                                                         Nguyễn Tấn Dũng

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– BQL KKTCKQT Bờ Y;

– Ngân hàng Chính sách Xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, KGVX (5b). A.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC SỞ HỮU 100% VỐN ĐIỀU LỆ

Thành viên Hội đồng thành viên (đối với công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên) hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty); Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

CHÍNH PHỦ

________

Số: 86/2007/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_____________________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

Quy định quản lý lao động và tiền lương trong công ty trách nhiệm

hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ

_________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 28 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng, bao gồm:

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. Thành viên Hội đồng thành viên (đối với công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên) hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty); Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng).

Điều 3. Xếp lương và phụ cấp lương

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng được xếp lương, phụ cấp lương theo các thang lương, bảng lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, trong đó: Kiểm soát viên chuyên trách xếp lương chuyên môn và hưởng phụ cấp chức vụ tương đương Trưởng phòng công ty, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách và Kiểm soát viên không chuyên trách hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Điều 4. Quản lý lao động và tiền lương đối với Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

1. Về quản lý lao động

a) Căn cứ vào khối lượng, chất lượng, yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, hàng năm công ty xác định kế hoạch sử dụng lao động và đăng ký với chủ sở hữu trước khi thực hiện;

b) Công ty trực tiếp tuyển dụng lao động theo quy chế tuyển dụng của công ty và ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động;

c) Hàng năm, công ty có trách nhiệm đánh giá kế hoạch sử dụng lao động và giải quyết chế độ đối với lao động không có việc làm theo quy định của pháp luật lao động.

2. Về quản lý tiền lương

a) Công ty được áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn so với mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định để làm cơ sở tính đơn giá tiền lương, nhưng phải bảo đảm đủ các điều kiện:

– Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân;

– Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

b) Đơn giá tiền lương do công ty xây dựng dựa trên cơ sở định mức lao động tiên tiến, các thông số tiền lương phù hợp với các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và phải có ý kiến của chủ sở hữu trước khi thực hiện;

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xếp hạng đặc biệt, Tập đoàn kinh tế thì đơn giá tiền lương đăng ký với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

c) Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh, năng suất lao động, lợi nhuận thực hiện và trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương của công ty.

3. Về tiền thưởng

a) Quỹ tiền thưởng từ quỹ khen thưởng của công ty được xác định theo quy định của Chính phủ;

b) Tiền thưởng của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người lao động được thực hiện theo quy chế thưởng của công ty.

Điều 5. Quản lý tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Kiểm soát viên

1. Về quản lý tiền lương

a) Tiền lương và phụ cấp của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên được trả căn cứ vào việc thực hiện lợi nhuận và năng suất lao động của công ty theo nguyên tắc: lợi nhuận và năng suất lao động tăng thì tiền lương, phụ cấp tăng, lợi nhuận và năng suất lao động giảm thì tiền lương, phụ cấp giảm, nhưng thấp nhất bằng mức lương tính trên cơ sở hệ số lương theo hạng công ty được xếp, phụ cấp lương (nếu có) và mức lương tối thiểu chung;

b) Quỹ tiền lương của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên (kể cả phụ cấp trách nhiệm công việc của thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không chuyên trách và Kiểm soát viên không chuyên trách) xác định theo năm, hàng tháng được tạm ứng tối đa bằng 80% quỹ tiền lương kế hoạch, phần còn lại thanh toán vào cuối năm theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Quỹ tiền lương này không nằm trong đơn giá tiền lương của công ty nhưng được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty;

c) Quỹ tiền lương kế hoạch của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên được tính trên cơ sở hệ số lương, các khoản phụ cấp lương (nếu có), mức lương tối thiểu tính đơn giá tiền lương và hệ số điều chỉnh tăng thêm do công ty lựa chọn không quá 2 lần quỹ tiền lương kế hoạch, nhưng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định này;

Trường hợp công ty thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh lỗ hoặc không lãi thì quỹ tiền lương kế hoạch chỉ được tính trên cơ sở hệ số lương theo hạng công ty được xếp, các khoản phụ cấp lương (nếu có) và mức lương tối thiểu.

d) Quỹ tiền lương kế hoạch do công ty xây dựng, trình chủ sở hữu thẩm định trước khi thực hiện. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xếp hạng đặc biệt, Tập đoàn kinh tế thì quỹ tiền lương kế hoạch đăng ký với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

đ) Quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo mức độ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận và năng suất lao động. Công ty thực hiện trả lương cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên theo quy chế trả lương của công ty.

2. Về tiền thưởng

a) Quỹ tiền thưởng hàng năm của thành viên  Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, bao gồm: quỹ tiền thưởng Ban Quản lý điều hành của công ty theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và quỹ tiền thưởng từ quỹ khen thưởng của công ty theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này;

b) Quỹ tiền thưởng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, hàng năm được trích tối đa không quá 60% để thưởng cuối năm. Phần tiền thưởng còn lại dùng để thưởng sau khi kết thúc nhiệm kỳ;

c) Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, nếu tổng lợi nhuận thực hiện không thấp hơn tổng lợi nhuận kế hoạch của cả nhiệm kỳ thì các thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc được hưởng phần tiền thưởng còn lại; nếu tổng lợi nhuận thực hiện thấp hơn tổng lợi nhuận kế hoạch của cả nhiệm kỳ thì cứ giảm 1% tổng lợi nhuận thực hiện, phải giảm trừ 1% phần tiền thưởng còn lại;

d) Tiền thưởng của thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc được thực hiện theo quy chế thưởng của công ty.

3. Chế độ trách nhiệm gắn với tiền lương, tiền thưởng

a) Thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty thì được hưởng tiền lương, tiền thưởng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Khi thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc để xảy ra một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được nâng bậc lương hoặc phải hạ bậc lương, không được hưởng lương theo hệ số điều chỉnh, không được thưởng:

– Để công ty lỗ, để mất vốn nhà nước;

– Để công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;

– Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ;

– Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở công ty hoặc để công ty xây dựng đơn giá tiền lương không đúng quy định của pháp luật về lao động;

– Để xảy ra sai phạm về quản lý vốn, quản lý tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định;

– Để lỗ 2 năm liên tiếp hoặc không đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn 2 năm liên tiếp hoặc lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được (trừ trường hợp đặc biệt nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, kinh doanh; đầu tư mới).

Điều 6. Trách nhiệm của công ty:

1. Xây dựng kế hoạch lợi nhuận làm cơ sở để xác định đơn giá tiền lương, quỹ tiền lương.

2. Quý I hàng năm, xây dựng đơn giá tiền lương và báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định; xây dựng, trình chủ sở hữu thẩm định quỹ tiền lương của các thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên.

3. Xác định quỹ tiền lương thực hiện, quỹ tiền thưởng của công ty; xây dựng quy chế trả lương, tiền thưởng theo quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công bằng, minh bạch, khuyến khích những người lao động đóng góp tài năng, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty.

4. Quý I hàng năm, báo cáo chủ sở hữu tình hình thực hiện tiền lương và thu nhập năm trước liền kề của công ty.

 

Điều 7. Trách nhiệm của chủ sở hữu:

1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách lao động, tiền lương của các công ty thuộc quyền quản lý.

2. Đầu quý I hằng năm, tiếp nhận, xem xét và có ý kiến về đơn giá tiền lương của công ty; thẩm định quỹ tiền lương kế hoạch, quyết định tạm ứng tiền lương, tiền thưởng và quyết định việc hoàn trả phần tiền lương, tiền thưởng hưởng quá mức quy định của Nhà nước đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc và Kiểm soát viên.

3. Quý II hằng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện lao động và tiền lương năm trước của các công ty thuộc quyền quản lý.

Điều 8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 9. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức là chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nêu tại Điều 1 Nghị định này chịu trách nhiệm thi hành Nghị  định này./.

 

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;

– Văn phòng Quốc hội;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, VX (5b). A.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũngđãký

 

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 153 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP

Nghị định quy định việc chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

 

CHÍNH PHỦ

________

Số: 96/2006/NĐ-CP

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________________________

Hà Nội, ngày 14  tháng  9  năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

Hướng dẫn thi hành Điều 153 Bộ luật Lao động về

Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

_______

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;

Căn cứ Điều 153 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;

Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định quy định việc chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức công đoàn, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nơi chưa thành lập được tổ chức công đoàn.

Điều 3. Chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp được thành lập, chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành (bao gồm Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở khác… sau đây gọi là công đoàn cấp trên) có trách nhiệm thành lập tổ chức công đoàn cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.

2. Sau thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời để đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.

3. Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản, có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

4. Thời gian hoạt động và việc kéo dài thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 4. Điều kiện, thẩm quyền và trình tự chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời

1. Doanh nghiệp sau sáu tháng đi vào hoạt động nhưng chưa thành lập được tổ chức công đoàn thì được chỉ định thành lập Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.

2. Công đoàn cấp trên theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định này có thẩm quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.

3. Công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động trong doanh nghiệp gia nhập tổ chức công đoàn; ra quyết định kết nạp đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời trong số những đoàn viên được kết nạp.

Chương II

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH

CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP

Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời

1. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn, pháp luật về lao động, các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tuyên truyền về tổ chức công đoàn, vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và kết nạp đoàn viên, đề nghị thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khi đủ điều kiện.

3. Tham gia với người sử dụng lao động đề ra các biện pháp nhằm phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp; đảm bảo việc làm, chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động.

4. Thực hiện thu, chi và quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Điều 6. Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn lâm thời

1. Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết công đoàn cấp trên cử và chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.

2. Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoặc người được Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời ủy quyền được dự và tham gia ý kiến trong các cuộc họp của doanh nghiệp bàn về những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Có quyền bảo lưu ý kiến trong các trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

3. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là cán bộ do công đoàn cấp trên cử làm chuyên trách thì được hưởng lương và các khoản phụ cấp do quỹ công đoàn trả; được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong doanh nghiệp theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể; được đảm bảo các điều kiện hoạt động công đoàn theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC,

TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước

Chính quyền các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về lao động và các ngành liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.

Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn lâm thời.

2. Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền công đoàn của người lao động và điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền phát triển đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.

2. Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoạt động. Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời giải quyết các vấn đề trong quan hệ lao động. Mời đại diện Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tham dự các cuộc họp có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại doanh nghiệp.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn các cấp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng – đã ký

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– Học viện Hành chính Quốc gia;

– VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, Vụ III (5b). XH   (315b)

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QUY ĐỊNH DANH MỤC DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG VÀ VIỆC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CỦA TẬP THỂ LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG

Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (sau đây gọi tắt là Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở) ở doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

CHÍNH PHỦ

__________

Số: 122/2007/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________________________________________

Hà Nội, ngày  27  tháng  7  năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

Quy định Danh mục doanh nghiệp không được đình công

và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động

ở doanh nghiệp không được đình công

______

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

 

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định Danh mục doanh nghiệp không được đình công và việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở doanh nghiệp không được đình công.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (sau đây gọi tắt là Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở) ở doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công.

Điều 3. Danh mục doanh nghiệp không được đình công

1. Các doanh nghiệp không được đình công gồm doanh nghiệp sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích và doanh nghiệp có vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân (Danh mục được ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Danh mục doanh nghiệp an ninh, quốc phòng không được đình công do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục doanh nghiệp không được đình công theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 4. Việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động

1. Người sử dụng lao động phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế do doanh nghiệp xây dựng theo quy định của pháp luật về lao động; chủ động giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

2. Định kỳ 6 tháng một lần, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghe ý kiến của người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp không được đình công để kịp thời giải quyết yêu cầu chính đáng của tập thể lao động.

3. Khi có yêu cầu của tập thể lao động, người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở để giải quyết. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu mà các bên không giải quyết được thì người sử dụng lao động phải báo cáo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phải báo cáo với tổ chức công đoàn cấp trên trực tiếp để phối hợp giải quyết.

4. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn và cơ quan có liên quan để giải quyết.

Trường hợp không giải quyết được hoặc vượt quá thẩm quyền thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phối hợp với Bộ, ngành có liên quan giải quyết.

Điều 5. Việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể

1. Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể tại doanh nghiệp không được đình công thì mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

2. Trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Hội đồng trọng tài lao động phải tiến hành hòa giải và giải quyết.

Trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ Nghị định số 51/CP ngày 29 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở doanh nghiệp không được đình công; Nghị định số 67/2002/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung danh mục doanh nghiệp không được đình công ban hành kèm theo Nghị định số 51/CP ngày 29 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nơi nhận:

 Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

– HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;                            Nguyễn Tấn Dũngđã ký

– Văn phòng Quốc hội;

– Toà án nhân dân tối cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán Nhà nước;

– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

– Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;

– VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: Văn thư, VX (5b). A.

 

CHÍNH PHỦ

______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________________________________________

 

DANH MỤC

Doanh nghiệp không được đình công

(Ban hành kèm theo Nghị định số 122/2007/NĐ-CP

ngày  27  tháng 7  năm 2007 của Chính phủ)

_____

I.

CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1.

– Các công ty thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi, Hòa Bình, Ialy, Trị An

– Các công ty Nhiệt điện Uông Bí, Bà Rịa

– Công ty TNHH một thành viên Nhiệt điện Thủ Đức, Phú Mỹ

– Công ty Cơ điện Thủ Đức

– Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại

2.

– Các Công ty Điện lực 1, 2 và 3

– Các Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng; các tỉnh Đồng Nai, Ninh Bình, Hải Dương

3.

Các Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3 và 4

4.

Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia

5.

Công ty Chế biến và Kinh doanh các sản phẩm khí

6.

Xí nghiệp liên doanh VIETSOPETRO

II.

CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

1.

Các nhà ga thuộc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội, Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, Công ty Vận tải hàng hóa đường sắt

2.

– Công ty Quản lý đường sắt

– Công ty Thông tin tín hiệu đường sắt

3.

Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam

4.

Các Cụm cảng Hàng không miền Bắc, miền Trung và miền Nam

5.

Công ty Cung ứng xăng dầu hàng không

6.

– Các Công ty Hoa tiêu I, II, III, IV và V

– Công ty cổ phần Hoa tiêu hàng hải – TKV

– Xí nghiệp Hoa tiêu Vũng Tàu

7.

Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải I và II

8.

Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam

9.

Xí nghiệp liên hợp trục vớt cứu hộ

 

 

III.

CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH DỊCH VỤ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

1.

Công ty Viễn thông liên tỉnh

2.

Công ty Viễn thông quốc tế

3.

Công ty Phát hành báo chí Trung ương

4.

Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế

5.

Cục Bưu điện Trung ương

6.

Các Công ty Cung cấp hạ tầng mạng thuộc Công ty Thông tin viễn thông điện lực, Tổng công ty Viễn thông quân đội, Tập đoàn Viễn thông Việt Nam

IV.

CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP

1.

Công ty TNHH nhà nước một thành viên khai thác công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng – Tây Ninh

2.

Công ty TNHH nhà nước một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

3.

Công ty TNHH nhà nước một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Nam Hà

V.

CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ ĐÔ THỊ HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC THÀNH PHỐ LOẠI ĐẶC BIỆT, LOẠI I VÀ LOẠI II

1.

Thành phố Hà Nội

– Công ty TNHH nhà nước một thành viên môi trường đô thị Hà Nội

– Công ty TNHH nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội

– Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội

– Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội

2.

Thành phố Hồ Chí Minh

– Công ty Môi trường đô thị

– Công ty Thoát nước đô thị
– Các Công ty cổ phần Cấp nước Bến Thành, Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Đức, Nhà Bè, Phú Hoà Tân; các Nhà máy nước Thủ Đức, Tân Hiệp; Xí nghiệp Cấp nước Trung An; Xí nghiệp Truyền dẫn nước sạch; Chi nhánh cấp nước Tân Hoà.

– Các Công ty Dịch vụ công ích các quận 3, 4, 6, 7, 8, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Chánh, các huyện Nhà Bè, Hóc Môn;

– Công ty Công trình công cộng quận 1; Công ty Quản lý và Phát triển nhà quận 2; Công ty Giao thông Công chánh quận 5; Công ty Quản              lý và Phát triển đô thị quận 9; Công ty Dịch vụ – đầu tư và quản lý             nhà quận 10; Xí nghiệp công trình giao thông đô thị và Quản lý nhà quận 12; Công ty Công trình giao thông đô thị và quản lý nhà Thủ Đức; Công ty Dịch vụ giao thông đô thị Tân Bình; Công ty Công trình Đô thị quận Phú Nhuận; Xí nghiệp Công trình công cộng Củ Chi; Công ty Công ích huyện Cần Giờ.

 

 

3

Thành phố Hải Phòng
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước Hải Phòng
– Công ty Công trình công cộng và Xây dựng Hải Phòng
– Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng
– Công ty Thoát nước Hải Phòng
– Công ty Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch

4

Thành phố Đà Nẵng
– Công ty Cấp nước Đà Nẵng
– Công ty Môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng

5

Thành phố Cần Thơ
– Công ty Công trình đô thị thành phố Cần Thơ
– Công ty trách nhiệm hữu hạn Cấp thoát nước Cần Thơ
– Công ty cổ phần Cấp thoát nước Thốt Nốt
– Công ty cổ phần Cấp thoát nước Ô Môn
– Công ty cổ phần Cấp thoát nước Trà Nóc
– Công ty cổ phần Xây dựng cấp thoát nước
– Xí nghiệp Thoát nước

6

Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
– Công ty cổ phần Môi trường – Dịch vụ đô thị Việt Trì
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ

7

Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên
– Nhà máy nước Thịnh Đức Nam
– Nhà máy nước Thịnh Đức Bắc

8

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
– Công ty Thi công cấp nước Quảng Ninh
– Công ty Môi trường đô thị Hạ Long
– Công ty Cổ phần phát triển Công nghiệp

 

 

9

Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
– Công ty Môi trường Nam Định
– Công ty Cấp nước Nam Định

10

Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước Thanh Hoá
– Công ty Môi trường và Công trình đô thị

11

Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
– Công ty Cổ phần cấp nước Nghệ An
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Vinh

12

Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Xây dựng và cấp nước Thừa Thiên Huế
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Môi trường và Công trình đô thị Huế

13

Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
– Công ty Cấp thoát nước Bình Định
– Công ty Môi trường Quy Nhơn

14

Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
– Công ty Cấp thoát nước Khánh Hoà
– Công ty Môi trường đô thị Nha Trang

15

Thành phố Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk
– Công ty Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường
– Công ty trách nhiệm hữu hạn Môi trường Đông Phương

16

Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
– Công ty Quản lý công trình đô thị Đà Lạt
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cấp thoát nước Lâm Đồng

17

Thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Xây dựng cấp nước Đồng Nai
– Công ty Dịch vụ môi trường đô thị Biên Hoà

18

Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
– Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Cấp nước Bà Rịa – Vũng Tàu
– Công ty Công trình đô thị Vũng Tàu
– Công ty Thoát nước đô thị

19

Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
– Công ty Cấp thoát nước Tiền Giang
– Công ty Công trình đô thị thành phố Mỹ Tho

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.