CÔNG BỐ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HOÁ

Danh mục này được liệt kê theo phân nhóm 8 số. Trong trường hợp phân nhóm 8 số được chia thành các phân nhóm 10 số thì toàn bộ các phân nhóm 10 số này phải thực theo lộ trình của phân nhóm 8 số.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ THƯƠNG MẠI

******

Số:   10/2007/QĐ-BTM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

******

Hà Nội, ngày  21 tháng  5  năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HOÁ

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn Nghị định thư về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo cam kết trong Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên như  sau:

a) Hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (chi tiết theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quyết định này).

b) Danh mục hàng hoá và lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu (chi tiết theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quyết định này).

c) Danh mục hàng hoá và lộ trình thực hiện quyền nhập khẩu (chi tiết theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Quyết định này).

d) Danh mục hàng hoá và lộ trình thực hiện quyền phân phối (chi tiết theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ,
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
–  UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
– Văn phòng Quốc hội,
– Văn phòng Chủ tịch nước,
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– BQL các KCN, KCX, KKT, KCNC;
– Các Sở Thương mại; Sở KH&ĐT;
– Cục kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
– Công báo; Website Chính phủ; Website BTM;
– Bộ trưởng và các Thứ trưởng BTM;
– Các đơn vị thuộc cơ quan BTM;
– Lưu: VT.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Danh Vĩnh

PHỤ LỤC SỐ 01:

HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
HÀNG HOÁ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10 /2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại)

STT

Các  hoạt động

Hình thức đầu tư  và lộ trình thực hiện

1

Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

 

Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư  trong nước.

2

Thực hiện quyền phân phối:

– Đại lý mua bán hàng hoá

– Bán buôn

– Bán lẻ

– Nhượng quyền thương mại

– Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư  nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, trong đó phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 01/01/2008 không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài.

– Được đầu tư  theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài kể từ ngày 01/01/2009.

Quyền phân phối gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất; việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự  ổn định của thị trường và quy mô địa lý).

3

Quảng cáo thương mại (trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá)

 

Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế liên doanh  hoặc theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đã được cấp phép kinh doanh quảng cáo thương mại.

Trong trường hợp đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế liên doanh, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ; kể từ ngày 01/01/2009, không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài.

4

Giám định thương mại (không bao gồm hoạt động kiểm định phương tiện vận tải) Được đầu tư theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.

Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng

Hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện công bố trên đây cũng áp dụng cho các tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đã thành lập nay đề nghị bổ sung hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.

 

PHỤ LỤC SỐ 02:

DANH MỤC

HÀNG HOÁ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUYỀN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10 /2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại)

I. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

1. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hoá và mã số HS trong Biểu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu.

2. Danh mục này được liệt kê theo phân nhóm 8 số. Trong trường hợp phân nhóm 8 số được chia thành các phân nhóm 10 số thì toàn bộ các phân nhóm 10 số này phải thực theo lộ trình của phân nhóm 8 số.

II. DANH MỤC

A. HÀNG HOÁ KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN XUẤT KHẨU

Mã hàng

Mô tả hàng hoá

Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô
2709.00. 10 – Dầu mỏ dạng thô
2709.00. 20 – Condensate
2709.00. 90 – Loại khác

B. HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU THEO LỘ TRÌNH

Mã hàng

Mô tả hàng hoá

Lộ trình

Lúa gạo

01/01/2011

1006.10.10 – – Để làm giống

1006.10.90 – – Loại khác
1006.20.10 – – Gạo Thai Hom Mali
1006.20.90 – – Loại khác
1006.30.11 – – – Nguyên hạt
1006.30.12 – – – Không quá 5% tấm
1006.30.13 – – – Trên 5% đến 10% tấm
1006.30.14 – – – Trên 10% đến 25% tấm
1006.30.19 – – – Loại khác
1006.30.20 – – Gạo làm chín sơ
1006.30.30 – – Gạo nếp
1006.30.40 – – Gạo Basmati
1006.30.50 – – Gạo Thai Hom Mali
1006.30.61 – – – Nguyên hạt
1006.30.62 – – – Không quá 5% tấm
1006.30.63 – – – Trên 5% đến 10% tấm
1006.30.64 – – – Trên 10% đến 25% tấm
1006.30.69 – – – Loại khác
1006.40.00 – Tấm

PHỤ LỤC SỐ 03:

DANH MỤC

HÀNG HOÁ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUYỀN NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10 /2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại)

I. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

1. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hoá và mã số HS trong Biểu thuế nhập khẩu.

2. Danh mục này được liệt kê theo phân nhóm 8 số. Trong trường hợp phân nhóm 8 số được chia thành các phân nhóm 10 số thì toàn bộ các phân nhóm 10 số này phải thực theo lộ trình của phân nhóm 8 số.

3. Để tránh ban hành danh mục quá dài, phần mô tả mặt hàng trong một số trường hợp được rút gọn so với mô tả mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu. Khi thực hiện cần căn cứ vào lời văn mô tả mặt hàng của Biểu thuế Nhập khẩu.

II. DANH MỤC

A. HÀNG HOÁ KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN NHẬP KHẨU

Mã hàng

Mô tả hàng hoá

Xì gà, xì  gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá

hoặc từ các chất thay thế lá thuốc lá.

2402.10.00 – Xì gà, xì gà xén hai đầu và xì gà nhỏ, làm từ thuốc lá lá
2402.20.10 – – Thuốc lá Bi-đi (Beedies)
2402.20.90 – – Loại khác
2402.90.10 – Xì gà, xì gà xén hai đầu và xì gà nhỏ, làm từ chất thay thế lá thuốc lá
2402.90.20 – – Thuốc lá điếu làm từ chất thay thế lá thuốc lá

Thuốc lá lá đã chế biến và các chất thay thế thuốc lá lá đã chế biến khác; thuốc lá “thuần nhất” hoặc thuốc lá “hoàn nguyên”; chiết xuất và tinh chất thuốc lá

2403.10.11 – – – Thuốc lá lá đã được phối trộn
2403.10.19 – – – Loại khác
2403.10.21 – – – Thuốc lá lá đã được  phối trộn
2403.10.29 – – – Loại khác
2403.10.90 – – Loại khác
2403.91.00 – – Thuốc lá “thuần nhất” hoặc “hoàn nguyên”
2403.99.10 – – – Chiết xuất và tinh chất thuốc lá lá
2403.99.30 – – – Nguyên liệu thay thế lá thuốc lá đã chế biến
2403.99.40 – – – Thuốc lá bột để hít
2403.99.50 – – – Thuốc lá lá không dùng để hút, kể cả thuốc lá lá để nhai hoặc ngậm
2403.99.60 – – – Ang Hoon
2403.99.90 – – – Loại khác

Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, trừ dầu thô; …

2710. 11.11 – – – Xăng động cơ có pha trì, loại cao cấp
2710. 11.12 – – – Xăng động cơ không pha chì, loại cao cấp
2710. 11.13 – – – Xăng động cơ có pha chì, loại thông dụng
2710. 11.14 – – – Xăng động cơ không pha chì, loại thông dụng
2710. 11.15 – – – Xăng động cơ khác, có pha chì
2710. 11.16 – – – Xăng động cơ khác, không pha chì
2710. 11.17 – – – Xăng máy bay
2710. 11.18 – – – Tetrapropylene
2710. 11.21 – – – Dung môi trắng
2710. 11.22 – – – Dung môi có hàm lượng chất thơm thấp, dưới 1%
2710. 11.23 – – – Dung môi khác
2710. 11.24 – – – Naphtha, reformate hoặc các chế phẩm khác để pha chế xăng
2710. 11.25 – – – Dầu nhẹ khác
2710. 11.29 – – – Loại khác
2710. 19.11 – – – – Dầu hoả thắp sáng
2710. 19.12 – – – – Dầu hoả khác, kể cả dầu hoá hơi
2710. 19.13 – – – – Nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy từ 23 độ C trở lên
2710. 19.14 – – – – Nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không (nhiên liệu phản lực) có độ chớp cháy dưới 23 độ C
2710. 19.15 – – – – Paraffin mạch thẳng
2710. 19.19 – – – – Dầu trung khác và các chế phẩm
2710. 19.21 – – – – Dầu thô đã tách phần nhẹ
2710. 19.22 – – – – Dầu nguyên liệu để sản xuất muội than
2710. 19.23 – – – – Dầu gốc để pha chế dầu nhờn
2710. 19.24 – – – – Dầu bôi trơn dùng cho động cơ máy bay
2710. 19.25 – – – – Dầu bôi trơn khác
2710. 19.26 – – – – Mỡ bôi trơn
2710. 19.27 – – – – Dầu dùng trong bộ hãm thuỷ lực (dầu phanh)
2710. 19.28 – – – – Dầu biến thế hoặc dầu dùng cho bộ phận ngắt mạch
2710. 19.31 – – – – Nhiên liệu diesel dùng cho động cơ tốc độ cao
2710. 19.32 – – – – Nhiên liệu diesel khác
2710. 19.33 – – – – Nhiên liệu đốt khác
2710. 19.39 – – – – Loại khác
2710. 91.00 – – Chứa biphenyl đã polyco hoá (PCBs), terphenyl đã polyco hoá (PCTs) hoặcbiphenyl đã polybrom hoá (PBBs)
2710. 99.00 – – Loại khác

Báo, tạp chí chuyên ngành và các xuất bản phẩm định kỳ, có hoặc không có minh họa tranh ảnh hoặc chứa nội dung quảng cáo

4902. 10.00 – Phát hành ít nhất 4 lần trong một tuần
4902. 90.11 – – – Về khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế
4902. 90.19 – – – Loại khác
4902. 90.21 – – – Về khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế
4902. 90.29 – – – Loại khác
4902. 90.91 – – – Về khoa học, kỹ thuật hoặc kinh tế
4902. 90.99 – – – Loại khác

Đĩa, băng và các phương tiện lưu trữ thông tin đã ghi âm thanh hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, kể cả khuôn và vật chủ (gốc) để sản xuất băng, đĩa…

8524. 39.20 – – – Loại dùng để sản xuất phim điện ảnh
8524. 39.90 – – – Loại khác
8524. 51.10 – – – Băng video
8524. 51.20 – – – Băng máy tính
8524. 51.30 – – – Loại dùng cho phim điện ảnh
8524. 51.90 – – – Loại khác
8524. 52.10 – – – Băng video
8524. 52.20 – – – Băng máy tính
8524. 52.30 – – – Loại dùng cho phim điện ảnh
8524. 52.90 – – – Loại khác
8524. 53.10 – – – Băng video
8524. 53.20 – – – Băng máy tính
8524. 53.30 – – – Loại dùng cho phim điện ảnh
8524. 53.90 – – – Loại khác
8524. 60.00 – Thẻ có dải từ
8524. 99.10 – – – Băng video
8524. 99.30 – – – Loại dùng cho phim điện ảnh
8524. 99.90 – – – Loại khác

Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tầu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tầu bay trong quỹ đạo và phương tiện đẩy để phóng tầu vũ trụ

8802.11.00 – – Trọng lượng không tải không quá 2000kg
8802.12.00 – – Trọng lượng không tải trên 2000kg
8802.20.10 – – Máy bay
8802.20.90 – – Loại khác
8802.30.10 – – Máy bay
8802.30.90 – – Loại khác
8802.40.10 – – Máy bay
8802.40.90 – – Loại khác
8802.60.00 – Tầu vũ trụ (kể cả vệ tinh), tầu bay trong quỹ đạo và phương tiện đẩy để phóng tầu vũ trụ
Các bộ phận của các mặt hàng thuộc nhóm 88.01 hoặc 88.02
8803.10.10 – – Của trực thăng hoặc máy bay
8803.10.90 – – Loại khác
8803.20.10 – – Của trực thăng, máy bay, khí cầu, tầu lượn hoặc diều
8803.20.90 – – Loại khác
8803.30.00 – Các bộ phận khác của máy bay hoặc trực thăng
8803.90.10 – – Bộ phận của vệ tinh viễn thông [ITA/2]
8803.90.20 – – Của khí cầu, tầu lượn hoặc diều
8803.90.90 – – Loại khác

B. HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO LỘ TRÌNH

Mã hàng

Mô tả hàng hoá

Lộ trình

Dược phẩm

Thuốc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 3002, 3005 hoặc 3006)  gồm từ hai thành phần trở lên đã pha trộn với nhau…

01/01/2009

3003.10.10 – – Chứa amoxicillin (INN) hoặc muối của nó
3003.10.20 – – Chứa ampicillin (INN) hoặc muối của nó
3003.10.90 – – Loại khác
3003.20.00 – Chứa các chất kháng sinh khác
3003.31.00 – – Chứa insulin
3003.39.00 – – Loại khác
3003.40.10 – – Thuốc điều trị bệnh sốt rét
3003.40 90 – – Loại khác
3003.90.10 – – Chứa vitamin
3003.90.20 – – Chứa chất làm giảm đau hoặc hạ sốt, có hoặc không chứa chất kháng histamin
3003.90.30 – – Chế phẩm khác để điều trị ho và cảm lạnh, có hoặc không chứa chất kháng histamin
3003.90.40 – – Thuốc điều trị bệnh sốt rét
3003.90.90 – – Loại khác

Thuốc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 3002, 3005 hoặc 3006)…

01/01/2009

3004.10.11 – – – Chứa penicillin G hoặc muối của nó (trừ penicillin G benzathin)
3004.10.12 – – – Chứa các phenoxymethyl penicillin hoặc muối của nó
3004.10.13 – – – Chứa ampicillin hoặc muối của nó, dạng uống
3004.10.14 – – – Chứa moxycillin hoặc muối của nó, dạng uống
3004.10.19 – – – Loại khác
3004.10.21 – – – Dạng mỡ
3004.10.29 – – – Loại khác
3004.20.11 – – – Dạng uống
3004.20.12 – – – Dạng mỡ
3004.20.19 – – – Loại khác
3004.20.21 – – – Dạng uống
3004.20.22 – – – Dạng mỡ
3004.20.29 – – – Loại khác
3004.20.31 – – – Dạng uống
3004.20.32 – – – Dạng mỡ
3004.20.39 – – – Loại khác
3004.20.41 – – – Chứa gentamycines hoặc các dẫn xuất  của chúng, dạng tiêm
3004.20 42 – – – Chứa lincomycins hoặc các dẫn xuất của chúng, dạng uống
3004.20.43 – – – Dạng mỡ
3004.20.49 – – – Loại khác
3004.20.51 – – – Dạng uống
3004.20.52 – – – Dạng mỡ
3004.20.59 – – – Loại khác
3004.20.60 – – Chứa isoniazid, pyrazinamid hoặc các dẫn xuất của chúng, dạng uống
3004.20.90 – – Loại khác
3004.31.00 – – Chứa insulin
3004.32.10 – – – Chứa hydrocortisone sodium succinate
3004.32.20 – – – Chứa dexamethasone hoặc các dẫn xuất của nó
3004.32.30 – – – Chứa fluocinolone acetonide
3004.32.90 – – – Loại khác
3004.39.10 – – – Chứa adrenaline
3004.39.90 – – – Loại khác
3004.40.10 – – Chứa morphine hoặc các dẫn xuất của nó, dạng tiêm
3004.40.20 – – Chứa quinine hydrochloride hoặc dihydrochloride, dạng tiêm
3004.40.30 – – Chứa quinine sulphate hoặc bisulphate, dạng uống
3004.40.40 – – Chứa quinine hoặc các muối của nó và thuốc điều trị sốt rét, trừ hàng hoá thuộc các phân nhóm từ  3004.10 tới 30
3004.40.50 – – Chứa papaverine hoặc berberine
3004.40.60 – – Chứa theophylline
3004.40.70 – – Chứa atropin sulphate
3004.40.90 – – Loại khác
3004.50.10 – – Xi rô và các dung dịch vitamin dạng giọt, dùng cho trẻ em
3004.50.20 – – Chứa vitamin A, trừ hàng hoá thuộc mã số  3004.50.10 và 3004.50.79
3004.50.30 – – Chứa vitamin B1, B2, B6 hoặc B12 , trừ hàng hoá thuộc mã số 3004.50.10, 3004.50.71 và 3004.50.79
3004.50.40 – – Chứa vitamin C, trừ hàng hoá thuộc mã số  3004.50.10 và 3004.50.79
3004.50.50 – – Chứa vitamin PP, trừ hàng hoá thuộc mã số  3004.50.10 và 3004.50.79
3004.50.60 – – Chứa các vitamin khác, trừ hàng hoá thuộc mã số 3004.50.10 và 3004.50.79
3004.50. 71 – – – Chứa vitamin nhóm B-complex
3004.50.79 – – – Loại khác
3004.50.90 – – Loại khác
3004.90.10 – – Thuốc đặc hiệu để chữa ung thư, AIDS hoặc các bệnh khó chữa khác
3004.90.21 – – – Dịch truyền sodium chloride
3004.90.22 – – – Dịch truyền glucose  5%
3004.90.23 – – – Dịch truyền glucose 30%
3004.90.29 – – – Loại khác
3004.90.30 – – Thuốc sát khuẩn, sát trùng
3004.90.41 – – – Chứa procaine hydrochloride
3004.90.49 – – – Loại khác
3004.90.51 – – – Chứa acetylsalicylic acid, paracetamol hoặc dipyrone (INN)
3004.90.52 – – – Chứa chlorpheniramine maleate
3004.90.53 – – – Chứa diclofenac
3004.90.54 – – – Dầu, cao xoa giảm đau, dạng đặc hoặc lỏng
3004.90.59 – – – Loại khác
3004.90.61 – – – Chứa artemisinin, artesunate hoặc chloroquine (INN)
3004.90.62 – – – Chứa primaquine
3004.90.69 – – – Loại khác
3004.90.71 – – – Chứa piperazine hoặc mebendazole (INN)
3004.90.72 – – – Chứa dichlorophen (INN)
3004.90.79 – – – Loại khác
3004.90.80 – – Thuốc dùng chưa bệnh ung thư hoặc tim mạch bằng cách truyền, hấp thụ qua da (TTS)
3004.90.91 – – – Chứa sulpiride (INN), cimetidine (INN), ranitidine (INN), nhôm hydroxid hoặc ma-gie hydroxide hoặc oresol
3004.90.92 – – – Chứa piroxicam (INN) hoặc ibuprofen (INN)
3004.90.93 – – – Chứa phenobarbital, diazepam, chlorpromazine
3004.90.94 – – – Chứa salbutamol (INN)
3004.90.95 – – – Nước vô trùng để xông, loại dược phẩm
3004.90.96 – – – Chứa o-methoxyphenyl glyceryl ether (Guaifenesin)
3004.90.97 – – – Thuốc nhỏ mũi chứa naphazoline, xylometazoline hoặc oxymetazoline
3004.90.98 – – – Sorbitol
3004.90.99 – – – Loại khác

Các mặt hàng dược phẩm ghi trong chú giải 4 của chương 30

01/01/2009

3006.10.00 – Chỉ catgut vô trùng, chỉ phẫu thuật vô trùng tương tự…
3006.20.00 – Chất thử nhóm máu
3006.30.10 – – Bari sulfate (dạng uống)
3006.30.20 – – Các thuốc thử nguồn gốc vi khuẩn để chẩn đoán sinh học trong thú y
3006.30.30 – – Các thuốc thử chẩn đoán vi sinh khác
3006.30.90 – – Loại khác
3006.40.10 – – Xi măng hàn răng và các chất hàn răng khác
3006.40.20 – – Xi măng gắn xương
3006.50.00 – Hộp và bộ dụng cụ cấp cứu
3006.60.00 – Các chế phẩm hoá học dùng để tránh thai…
3006.70.00 – Các chế phẩm gel được sản xuất để dùng cho người hoặc thuốc thú y như chất bôi trơn cho các bộ phận của cơ thể…
3006.80.00 – Phế thải dược phẩm
Phim

Phim điện ảnh đã phơi sáng và đã tráng…

01/01/2009

3706.10.10 – – Phim thời sự, phim du lịch, phim kỹ thuật và phim khoa học
3706.10.20 – – Loại chỉ có duy nhất rãnh tiếng
3706.10.91 – – – Có ảnh được chụp ở nước ngoài
3706.10.99 – – – Loại khác
3706.90.10 – – Phim thời sự, phim du lịch, phim kỹ thuật và phim khoa học
3706.90.20 – – Loại chỉ có duy nhất rãnh tiếng
3706.90.90 – – Loại khác
Các loại lịch, bưu thiếp và tem thư chưa sử dụng …

Các loại tem thư, tem thuế, hoặc tem tương tự hiện hành…

01/01/2009

4907.00.10 – Giấy bạc (tiền giấy), được đấu thầu hợp pháp
4907.00.20 – Tem thư chưa dùng
4907.00.30 – Tem thuế hoặc các loại tem tương tự
4907.00.40 – Chứng khoán, cổ phiếu hoặc chứng chỉ trái phiếu…
4907.00.90 – Loại khác

Bưu thiếp in hoặc bưu ảnh, các loại thiếp chúc mừng in sẵn…

01/01/2009

4909.00.00 Bưu thiếp in hoặc bưu ảnh, các loại thiếp chúc mừng in sẵn…
Các loại lịch in, lịch bloc

01/01/2009

4910.00.00 Các loại lịch in, kể cả lịch bloc
Các ấn phẩm khác, kể cả tranh và ảnh in

01/01/2009

4911.10.00 – Các ấn phẩm quảng cáo thương mại, các catalog thương mại…
4911.91.10 – – – Biểu đồ và sơ đồ hướng dẫn giải phẫu động vật hoặc thực vật…
4911.91.20 – – – Tranh ảnh và sơ đồ treo tường dùng cho mục đích hướng dẫn…
4911.91.90 – – – Loại khác
4911.99.10 – – – Thẻ in sẵn cho đồ trang sức hoặc các đồ tư trang nhỏ…
4911.99.20 – – – Nhãn tự dính đã được in để báo nguy hiểm gây nổ
4911.99.90 – – – Loại khác
Máy in công nghiệp
Máy, thiết bị và dụng cụ…

01/01/2009

8442.10.10 – – Hoạt động bằng điện
8442.10.20 – – Hoạt động không bằng điện
8442.20.10 – – Hoạt động bằng điện
8442.20.20 – – Hoạt động không bằng điện
8442.30.11 – – – Khuôn dập và khuôn cối
8442.30.12 – – – Thiết bị dùng cho máy đúc mẫu chữ
8442.30.19 – – – Loại khác
8442.30.21 – – – Khuôn dập và khuôn cối
8442.30.22 – – – Thiết bị dùng cho máy đúc mẫu chữ
8442.30.29 – – – Loại khác
8442.40.10 – – Của máy, dụng cụ, thiết bị hoạt động bằng điện
8442.40.21 – – – Của máy đúc chữ hoặc máy chế bản
8442.40.29 – – – Loại khác
8442.50.10 – – Mẫu chữ in các loại
8442.50.90 – – Loại khác

Máy in sử dụng các bộ phận như mẫu chữ, mẫu in, bát chữ…

01/01/2009

8443.11.10 – – Hoạt động bằng điện
8443.11.20 – – Hoạt động không bằng điện
8443.12.10 – – Hoạt động bằng điện
8443.12.20 – – Hoạt động không bằng điện
8443.19.10 – – Hoạt động bằng điện
8443.19.20 – – Hoạt động không bằng điện
8443.21.10 – – Hoạt động bằng điện
8443.21.20 – – Hoạt động không bằng điện
8443.29.10 – – Hoạt động bằng điện
8443.29.20 – – Hoạt động không bằng điện
8443.30.10 – – Hoạt động bằng điện
8443.30.20 – – Hoạt động không bằng điện
8443.40.10 – – Hoạt động bằng điện
8443.40.20 – – Hoạt động không bằng điện
8443.59.10 – – – Máy in ép trục
8443.59.20 – – – Máy in kiểu màn hình dùng để sản xuất  PCB/PWBs [ITA/2 (AS2)]
8443.59.90 – – – Loại khác
8443.60.10 – – Hoạt động bằng điện
8443.60.20 – – Hoạt động không bằng điện
8443.90.10 – – của máy in kiểu màn hình dùng để sản xuất  PCB/PWBs [ITA/2 (AS2)]
8443.90.20 – – Loại khác, của máy không hoạt động bằng điện
8443.90.90 – – Loại khác
Các loại máy móc khác

Thiết bị truyền dẫn dùng cho điện thoại vô tuyến (radio)…

01/01/2009

8525.10.10 – – Dùng cho phát thanh vô tuyến
8525.10.21 – – – Bộ điều khiển nối video
8525.10.22 – – – Hệ thống giám sát trung tâm
8525.10.23 – – – Hệ thống giám sát từ xa
8525.10.29 – – – Loại khác
8525.10.30 – – Thiết bị nén dữ liệu
8525.30.90 – – Loại khác
8525.40.20 – – Camera khác ghi hình ảnh nền
8525.40.30 – – Camera số
8525.40.40 – – Camera ghi hình khác

Rađa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến…

01/01/2009

8526.10.90 – – Loại khác
8526.91.90 – –  Loại khác
8526.92.00 – – Thiết bị điều khiển từ xa bằng vô tuyến

PHỤ LỤC SỐ 04:

DANH MỤC

HÀNG HOÁ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN QUYỀN PHÂN PHỐI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10 /2007/QĐ-BTM ngày 21 tháng 5 năm 2007 của Bộ Thương mại)

I. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG

1. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hoá và mã số HS trong Biểu thuế nhập khẩu.

2. Danh mục này được liệt kê theo nhóm 4 số. Trong trường hợp nhóm 4 số được phân thành các phân nhóm 10 số thì toàn bộ các phân nhóm 10 số này phải thực theo lộ trình của nhóm 4 số.

3. Để tránh ban hành danh mục quá dài, phần mô tả mặt hàng trong một số trường hợp được rút gọn so với mô tả mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu. Khi thực hiện cần căn cứ vào lời văn mô tả mặt hàng của Biểu thuế Nhập khẩu.

II. DANH MỤC

A. HÀNG HOÁ KHÔNG ĐƯỢC QUYỀN PHÂN PHỐI

Mã hàng

Mô tả hàng hoá

Lúa gạo

1006

Lúa gạo
Đường mía, đường củ cải

1701

Đường mía, đường củ cải thuộc nhóm 1701
Thuốc lá và xì gà

2402

Xì gà, xì  gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá hoặc

từ các chất thay thế lá thuốc lá

2403

Thuốc lá lá đã chế biến và các chất thay thế thuốc lá lá đã chế biến khác; thuốc lá “thuần nhất” hoặc thuốc lá “hoàn nguyên”; chiết xuất và tinh chất thuốc lá
Dầu thô và dầu đã qua chế biến

2709

Dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô

2710

Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bitum…

Dược phẩm (Không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới              dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột)

3001

Các tuyến và các bộ phận phủ tạng khác dùng để chữa bệnh, ở dạng khô…

3002

Máu người; máu động vật đã điều chế dùng cho chữa bệnh, phòng bệnh…

3003

Thuốc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 3002, 3005, hoặc 3006)…

3004

Thuốc (trừ các mặt hàng thuộc nhóm 3002, 3005, hoặc 3006)…

3006

Các mặt hàng dược phẩm ghi trong chú giải 4 của chương 30 Biểu thuế nhập khẩu
Thuốc nổ

3601

Bột nổ đẩy

3602

Thuốc nổ đã điều chế, trừ bột nổ đẩy

3603

Ngòi an toàn; ngòi nổ; nụ xoè hoặc kíp nổ; bộ phận đánh lửa; kíp nổ điện
Sách, báo và tạp chí

4901

Các loại sách in, sách gấp, sách mỏng và các ấn phẩn tương tự, dạng tờ đơn hoặc

không phải dạng tờ đơn

4902

Báo, tạp chí chuyên ngành và các xuất bản phẩm định kỳ, có hoặc không có minh họa tranh ảnh hoặc chứa nội dung quảng cáo

4903

Sách, tranh ảnh, sách vẽ hoặc sách tô màu cho trẻ em
Kim loại quý và đá quý

7102

Kim cương đã hoặc chưa được gia công nhưng chưa được gắn hoặc nạm dát

7103

Đá quý (trừ kim cương), đá bán quý, đã hoặc chưa được gia công hoặc phân loại nhưng chưa xâu chuỗi, chưa gắn hoặc nạm dát; đá quý (trừ kim cương)…

7104

Đá quý hoặc đá bán quý tổng hợp hoặc tái tạo, đã hoặc chưa gia công hoặc phân loại

nhưng chưa xâu thành chuỗi, chưa gắn hoặc nạm dát…

7106

Bạc (kể cả bạc được mạ vàng hoặc bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc ở dạng bột

7108

Vàng (kể cả vàng mạ bạch kim) chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm hoặc dạng bột

7110

Bạch kim, chưa gia công hoặc ở dạng bán thành phẩm, hoặc dạng bột

7111

Chỉ bao gồm bạc hoặc vàng, dát phủ bạch kim, chưa gia công quá mức bán thành phẩm thuộc nhóm 7111

7118

Tiền kim loại
Vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu

8524

Đĩa, băng và các phương tiện lưu trữ thông tin đã ghi âm thanh hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, kể cả khuôn và vật chủ (gốc) để sản xuất băng, đĩa, trừ các sản phẩm thuộc Chương 37 Biểu thuế nhập khẩu

B. HÀNG HOÁ PHÂN PHỐI THEO LỘ TRÌNH

Mã hàng

Mô tả

Lộ trình

Rượu

01/01/2010

2204

Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 2009  

 

 

 

2205

Rượu vermourth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm

2206

Đồ uống đã lên men khác (ví dụ: vang táo, vang lê, vang  mật ong); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn

2207

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn tính theo thể tích từ 80% trở lên; cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng độ.

2208

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác
Xi măng và clinke

01/01/2010

2523

Xi măng portland, xi măng nhôm, xi măng xỉ (xốp)  
Phân bón

01/01/2010

3102

Phân khoáng hoặc phân hoá học, có chứa nitơ  

3103

Phân khoáng hoặc phân hoá học, có chứa phosphat

3104

Phân khoáng hoặc phân hoá học có chứa kali

3105

Phân khoáng hoặc phân hoá học, có chứa hai hoặc ba nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và kali; phân bón khác
Lốp

01/01/2010

4011 10 00 00

– Lốp sử dụng cho xe ôtô con…  

4011 20 10 00

— Lốp xe buýt, xe tải có chiều rộng 450 mm

4011 40 00 00

– Lốp dùng cho xe môtô
Giấy

01/01/2010

4801

Giấy in báo, dạng cuộn hoặc tờ  

4802

Giấy và bìa giấy không tráng, dùng để in, viết…

4804

Giấy và các tông kraft không tráng, ở dạng cuộn hoặc tờ

4807

Giấy và bìa hỗn hợp…

4810

Giấy và bìa đã tráng…

4820

Quyển  sổ đăng ký, số sách kế toán, vở bài tập…

4823

Giấy bìa, giấy nỉ xenlulo và giấy nỉ mỏng…
Sắt thép

01/01/2010

7208

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7209

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên, được cán nguội (ép nguội)…

7210

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600 mm trở lên đã phủ, mạ hoặc tráng.

7211

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng dưới 600 mm đã phủ, mạ hoặc tráng.

7212

Các sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ hoặc tráng

7213

Sắt và thép không hợp kim dạng thanh và que, dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng

7214

Sắt và, thép không hợp kim dạng  thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng kể cả công đoạn xoắn sau khi cán

7215

Sắt hoặc thép không hợp kim ở dạng thỏi, thanh khác

7216

Sắt thép không hợp kim ở dạng góc, khuôn, hình

7217

Dây sắt hoặc thép không hợp kim
Thiết bị nghe nhìn

01/01/2010

8517

Thiết bị điện dùng cho điện thoại hữu tuyến…  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8519

Máy quay đĩa, máy hát, máy cát-sét và các loại máy tái tạo âm thanh khác không lắp kèm thiết bị ghi âm

8520

Máy ghi băng từ và các loại máy ghi âm khác, có hoặc không gắn kèm thiết bị tái tạo  âm thanh

8521

Máy thu ghi hoặc tái tạo  video, có hoặc không gắn bộ phận thu tín hiệu video

8525

Thiết bị truyền dẫn dùng cho điện thoại vô tuyến (radio)…

8526

Rada, các thiết bị dẫn đườn bằng sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển từ xa bằng  vô tuyến

8527

Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo, vô tuyến…

8528

Máy thu dùng trong truyền hình có hoặc không gắn với máy thu thanh vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh…

8529

Các bộ phận chuyên dùng hoặc chủ yếu dùng cho các thiết bị thuộc nhóm 85.25 đến 85.28

Máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy

01/01/2009

8701

Máy kéo  

 

8702

Xe ô tô chở 10 người trở lên, kể cả lái xe

8703

Xe ô tô và các loại xe cộ khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02)…

8704

Xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa

8705

Xe chuyên dùng có động cơ…

8709

Xe vận chuyển, loại tự hành…

8711

Mô tô (kể cả mopeds)…

8716

Rơmooc và bán rơmooc; xe khác không truyền động cơ khí…

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2006/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2006

Bộ Thương mại là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi (sửa đổi, bổ sung sau đây gọi chung là điều chỉnh) Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là Chi nhánh).

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 11 /2006/TT-BTM

Hà Nội, ngày  28  tháng  9  năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2006/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 7 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 72/2006/NĐ-CP);
Bộ Thương mại hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện, thông báo hoạt động, báo cáo hoạt động, chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là cơ quan cấp Giấy phép)

a) Bộ Thương mại là cơ quan cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi (sửa đổi, bổ sung sau đây gọi chung là điều chỉnh) Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là Chi nhánh).

b) Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) là cơ quan cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện) trong phạm vi quản lý của địa phương.

2. Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép

a) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

b) Xem xét việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

c) Thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

d) Thực hiện đầy đủ chế độ lưu trữ hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ.

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức, hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật các vi phạm của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

e) Bộ Thương mại có trách nhiệm công khai thông tin về Văn phòng đại diện, Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trên trang web của Bộ Thương mại: http://www.mot.gov.vn; triển khai xây dựng, phần mềm quản lý Văn phòng đại diện, Chi nhánh và hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý, cập nhật thông tin về Văn phòng đại diện cho các Sở Thương mại.

g) Các Sở Thương mại có trách nhiệm cập nhật thông tin về việc cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện  của thương nhân nước ngoài tại địa phương một tháng một lần theo phần mềm quản lý thông tin đã được Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện và tổng hợp báo cáo định kỳ về Bộ Thương mại theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

3. Điều kiện chung về hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập của Văn phòng đại diện, Chi nhánh

a) Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận đối với hồ sơ Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Bản sao các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hay xác nhận đối với hồ sơ Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

II. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH, GIA HẠN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, trong đó:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh thực hiện theo Mẫu MĐ-1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tài liệu khác có giá trị tương đương theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP bao gồm: văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, trong đó đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép thực hiện theo Mẫu MĐ-2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 12 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, trong đó đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thực hiện theo Mẫu MĐ-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP

a)  Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, trong đó đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thực hiện theo Mẫu MĐ-3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh ghi trên Giấy phép cấp lại giữ nguyên như nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi  nhánh ghi trên Giấy phép đã được cấp, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d khoản này.

c) Thời hạn của Giấy phép cấp lại cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

d) Trong trường hợp Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại và du lịch theo Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã được cấp  theo Nghị định 45/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam thì cơ quan cấp Giấy phép theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục I Thông tư này chỉ thực hiện cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện phù hợp với các quy định của Điều 16 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và cấp lại Giấy phép thành lập Chi nhánh phù hợp với các quy định tại khoản 2 Điều 2 và Điều 17 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

Các nội dung hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Văn phòng đại diện, Chi nhánh quy định trong Giấy phép đã được cấp theo Nghị định 45/2000/NĐ-CP vẫn tiếp tục còn hiệu lực; trường hợp có các văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực du lịch thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật đó.

5. Hồ sơ gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, trong đó:

a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thực hiện theo Mẫu MĐ-4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tài liệu khác có giá trị tương đương theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP bao gồm: văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.

6. Hồ sơ gia hạn và điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

Trong trường hợp thương nhân nước ngoài đề nghị gia hạn đồng thời với việc điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại Việt Nam, hồ sơ đề nghị gia hạn và điều chỉnh thực hiện như đối với trường hợp gia hạn. Đơn đề nghị gia hạn và điều chỉnh Giấy phép thực hiện theo Mẫu MĐ-5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH, GIA HẠN GIẤY PHÉP THÀNH  LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH

1. Tiếp nhận hồ sơ

a) Thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo hướng dẫn chi tiết tại Mục II Thông tư này đến cơ quan cấp Giấy phép quy định tại khoản 1 Mục I.

b) Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận hồ sơ của thương nhân nước ngoài và ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận được lập thành 03 bản theo Mẫu hướng dẫn tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản giao cho thương nhân nước ngoài hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài, 01 bản lưu tại bộ phận văn thư tiếp nhận hồ sơ, 01 bản giao cho bộ phận trực tiếp xử lý hồ sơ kèm theo hồ sơ của thương nhân.

c) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

d) Việc nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ qua mạng thông tin điện tử được thực hiện theo quy định của cơ quan cấp Giấy phép, nhưng phải bảo đảm thời hạn theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

2. Thẩm định hồ sơ

a) Cơ quan cấp Giấy phép thực hiện việc thẩm định hồ sơ theo thời hạn quy định cụ thể tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP trên cơ sở hồ sơ nhận được và các quy định pháp luật. Thời hạn thẩm định hồ sơ được tính từ thời điểm cơ quan cấp Giấy phép nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 1 Mục này.

b) Kết quả thẩm định nội dung hồ sơ của thương nhân là cơ sở để cơ quan cấp Giấy phép quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép.

3. Mẫu và số Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

a) Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thực hiện theo Mẫu GP-1 Phụ lục II, Giấy phép thành lập Chi nhánh thực hiện theo Mẫu GP-2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Cách ghi chi tiết nội dung Giấy phép thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Số Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm mã số tỉnh và mã số thứ tự của Văn phòng đại diện. Các mã số được viết cách nhau bằng dấu gạch ngang, trong đó:

– Mã số tỉnh bao gồm 2 ký tự (hướng dẫn tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này);

– Mã số thứ tự của Văn phòng đại diện bao gồm 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.

Ví dụ: Số Giấy phép trên Giấy phép cấp cho Văn phòng đại diện thứ 10 tại Hà Nội được ghi như sau: 01- 000010

c) Số Giấy phép thành lập Chi nhánh bao gồm mã số thứ tự của Chi nhánh: 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.

d) Số Giấy phép ghi trên Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã điều chỉnh, cấp lại và gia hạn là số ghi trên Giấy phép đã cấp trước đó.

4. Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh

a) Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được cơ quan cấp Giấy phép trao trực tiếp cho người đứng đầu Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc đại diện được uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài và người nhận Giấy phép phải ký nhận vào Sổ đăng ký theo quy định của cơ quan cấp Giấy phép.

b) Trong trường hợp điều chỉnh, cấp lại (trừ trường hợp cấp lại do Giấy phép bị tiêu huỷ hoặc mất quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP) cơ quan cấp Giấy phép thu hồi lại Giấy phép đã cấp. Bìa Giấy phép vẫn giữ nguyên, chỉ thu hồi, thay đổi trang ruột Giấy phép.

c) Cơ quan cấp Giấy phép thực hiện thu lệ phí cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép trước khi cấp Giấy phép cho thương nhân và theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

IV. THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG ĐỊNH KỲ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH

1. Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh đến cơ quan cấp Giấy phép

a) Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh đến cơ quan cấp Giấy phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP thực hiện theo Mẫu (tại Phụ lục III) ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận thông báo của thương nhân nước ngoài theo hướng dẫn tại điểm a khoản này và ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận được lập thành 03 bản theo Mẫu (tại Phụ lục VI) ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản giao cho thương nhân nước ngoài hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài, 01 bản lưu tại bộ phận văn thư, 01 bản giao cho bộ phận trực tiếp xử lý hồ sơ kèm theo hồ sơ của thương nhân.

c) Cơ quan cấp Giấp phép sau khi nhận được thông báo hướng dẫn tại điểm b khoản này có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của thông báo và các giấy tờ kèm theo trong thời hạn 03 ngày làm việc và thông báo bằng văn bản đến Văn phòng đại diện, Chi nhánh yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong trường hợp thông báo hoặc các giấy tờ kèm theo chưa hợp lệ.

d) Sau khi hoàn thành thủ tục cấp lại Giấy phép hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, Văn phòng đại diện phải thực hiện thủ tục thông báo theo các hướng dẫn tại điểm a, b, c khoản này.

2. Chế độ báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh

a) Báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm của Văn phòng đại diện thực hiện theo Mẫu BC-1 Phụ lục IV, Chi nhánh thực hiện theo Mẫu BC-2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được thực hiện đầy đủ, chính xác, trung thực và nộp đúng thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

b) Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, nếu có sự thay đổi về nhân sự được tuyển dụng làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có sự thay đổi, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải gửi báo cáo kèm theo bản sao những tài liệu có liên quan đến cơ quan cấp Giấy phép.

V. CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH

1. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 22 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP

a) Thông báo dự kiến chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP thực hiện theo Mẫu TB-1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về dự kiến chấm dứt hoạt động cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh để làm cơ sở cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoàn thành các nghĩa vụ liên quan.

b) Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, Văn phòng đại diện, Chi nhánh thông báo đến cơ quan cấp Giấy phép theo Mẫu TB-2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận thông báo của thương nhân nước ngoài theo hướng dẫn tại điểm b khoản này và ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận được lập thành 03 bản theo Mẫu (tại Phụ lục VI) ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản giao cho thương nhân nước ngoài hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài, 01 bản lưu tại bộ phận văn thư, 01 bản giao cho bộ phận trực tiếp xử lý hồ sơ kèm theo hồ sơ của thương nhân.

d) Cơ quan cấp Giấp phép sau khi nhận được thông báo theo hướng dẫn tại điểm b khoản này có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của thông báo và các giấy tờ kèm theo trong thời hạn 03 ngày làm việc và thông báo bằng văn bản đến Văn phòng đại diện, Chi nhánh về việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong trường hợp thông báo hoặc các giấy tờ kèm theo chưa hợp lệ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo và các giấy tờ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép thẩm định việc hoàn thành các nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh và làm thủ tục xoá tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong Sổ đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

2. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 22 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP

a) Quyết định không gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đồng thời là quyết định chấm dứt hoạt động, trong đó phải nêu rõ lý do không gia hạn, lý do thu hồi và thời điểm chấm dứt hoạt động.

b) Cơ quan cấp Giấp phép phải công bố về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP.

c) Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, Văn phòng đại diện, Chi nhánh thông báo đến cơ quan cấp Giấy phép theo Mẫu TB-2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận thông báo của thương nhân nước ngoài được hướng dẫn tại điểm b khoản này và ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận được lập thành 03 bản theo Mẫu (tại Phụ lục VI) ban hành kèm theo Thông tư này: 01 bản giao cho thương nhân nước ngoài hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài, 01 bản lưu tại bộ phận văn thư, 01 bản giao cho bộ phận trực tiếp xử lý hồ sơ kèm theo hồ sơ của thương nhân.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thực hiện việc cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư này.

2. Vụ Thương mại điện tử, Bộ Thương mại chịu trách nhiệm triển khai xây dựng, thực hiện phần mềm quản lý thông tin về Văn phòng đại diện, Chi nhánh và phối hợp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư trong việc cập nhật, công khai số liệu thống kê và các thông tin có liên quan trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Văn phòng đại diện, Chi nhánh trên trang web của Bộ Thương mại: http://www.mot.gov.vn; thiết lập kênh thông tin và hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý, cập nhật thông tin về Văn phòng đại diện cho các Sở Thương mại.

3. Các Sở Thương mại thực hiện các nhiệm vụ được giao trong phạm vi chức năng của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Điều 26 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư này.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế các nội dung liên quan đến Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài (không bao gồm doanh nghiệp du lịch nước ngoài) trong Thông tư liên tịch số 20/2000/TTLT-BTM-TCDL ngày 20 tháng 10 năm 2000 của Bộ Thương mại và Tổng Cục du lịch.

5. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương phản ánh về Bộ Thương mại để kịp thời xử lý./.

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Hội đồng dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– Ban quản lý Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế các tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung ương;
– Sở Thương mại, Sở Thương mại – du lịch các tỉnh, thành phố  trực thuộc Trung ương;
– Công báo; Website Chính phủ;
– Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Thương mại;
– Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Lưu: VT, KHĐT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Danh Vĩnh

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 08 NĂM 2005

Đối tượng đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam muốn được tổ chức bán hàng đa cấp sau thời điểm Nghị định số 110/2005/NĐ-CP  ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực thi hành.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 19/2005/TT-BTM

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2005

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 08 NĂM 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại,
Căn cứ Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp,
Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP như sau:

1. Đối tượng đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Đối tượng đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tại Việt Nam muốn được tổ chức bán hàng đa cấp sau thời điểm Nghị định số 110/2005/NĐ-CP  ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp có hiệu lực thi hành.

2. Cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp là Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại Du lịch nơi doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đăng ký kinh doanh.

3. Trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

a) Niêm yết công khai các hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thời gian và các thủ tục hành chính cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại trụ sở;

b) Cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khi hồ sơ của doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP;

c) Đảm bảo thời gian xét cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP và các hướng dẫn tại Thông tư này;

d) Thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

đ) Báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại về việc cấp mới, cấp bổ sung, cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP;

e) Sau khi cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, chủ trì phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức bán hàng đa cấp theo Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đã cấp; phát hiện và có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, hồ sơ đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

4. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bao gồm các giấy tờ tại Điều 15 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP.

b) Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thực hiện theo mẫu MĐ-1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Những người đứng đầu doanh nghiệp quy định tại khoản 5 Điều 15 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

5. Nội dung cơ bản của Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp mẫu

a) Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chÝnh, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

b) Họ và tên, hộ khẩu thường trú (hoặc đăng ký lưu trú đối với người nước ngoài) nơi đăng ký tạm trú, số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu đối với người nước ngoài) của người tham gia; số giấy phép lao động của người tham gia là người nước ngoàic) Nguồn gốc, chủng loại, chất lượng, giá cả, công dụng và cách thức sử dụng của hàng hoá được bán, giá bán lại hàng hoá, các điều kiện và phạm vi bảo hành đối với hàng hoá (nếu có);

d) Cách thức tính tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế mà người tham gia nhận được từ việc tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp nhận;

đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bao gồm cả ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia;

e) Các trường hợp chấm dứt và thanh lý hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

6. Trình tự cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

a) Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

– Cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận hồ sơ làm thành 02 bản theo mẫu MTB-1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 01 bản giao cho doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

– Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ về yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ theo mẫu MTB-2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

– Doanh nghiệp có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ và cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trả lời đề nghị đó của doanh nghiệp.

– Trong trường hợp không phải bổ sung hồ sơ, thời hạn thẩm định hồ sơ được tính kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

b) Thẩm định hồ sơ để quyết định việc cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trên cơ sở hồ sơ đã nhận được và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thẩm định hồ sơ để quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

– Trường hợp từ chối cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

c) Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

– Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được ghi theo mẫu MG-1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

– Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được lập thành 02 bản chính, 01 bản cấp cho doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và 01 bản lưu ở cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

– Cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp ghi số Giấy đăng ký theo quy định như sau:

+ Mã số tỉnh: 2 ký tự (quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

+ Mã loại hình doanh nghiệp: 01 là doanh nghiệp tư nhân, 02 là công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên, 03 là công ty cổ phần, 04 là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, 05 là công ty hợp danh, 06 là hợp tác xã, 07 là doanh nghiệp liên doanh, 08 là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, 09 là doanh nghiệp nhà nước.

+ Mã số thứ tự của doanh nghiệp: 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.

+ Các mã số được viết cách nhau bằng dấu gạch ngang.

Ví dụ về ghi số Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp: Doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh tại Hà Nội, được ghi số Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp như sau:

01-01-000002 (Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cấp cho doanh nghiệp tư nhân thứ 2 tại Hà Nội).

d)  Thu lệ phí cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Trước khi giao Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thu lệ phí cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

7. Cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

a) Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu MĐ-2 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản chính Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Các tài liệu liên quan đến những nội dung thay đổi của Chương trình bán hàng.

b) Trình tự cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6 của Thông tư này.

Cơ quan cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp chỉ ghi nội dung đăng ký bổ sung và xác nhận vào Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đã cấp cho doanh nghiệp.

8. Cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

a) Cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp trong trường hợp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bị mất

– Khi mất Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải khai báo ngay với cơ quan Công an cấp xã nơi mất Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và thông báo cho cơ quan đã cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

– Sau thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày khai báo với cơ quan Công an, doanh nghiệp phải đề nghị cơ quan đã cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp.

– Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu MĐ-3 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Xác nhận của cơ quan Công an cấp xã về việc doanh nghiệp đã khai báo mất Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

b) Cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp trong trường hợp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bị rách, nát

– Trường hợp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bị rách, nát, doanh nghiệp có quyền đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

– Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu MĐ-3 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Bản chính Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bị rách, nát.

c) Trình tự cấp lại trong trường hợp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bị mất hoặc bị rách, nát

– Khi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp trong các trường hợp nêu tại các điểm a và b khoản này, cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp phải ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận hồ sơ làm thành 02 bản theo mẫu MTB-1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 01 bản giao cho doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp theo mẫu MG-1 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Số Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được cấp lại là số ghi trong Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đã mất, hoặc bị rách, nát. Trong Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp phải ghi rõ lần cấp lại.

– Trước khi giao Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thu lệ phí cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

d. Cấp lại trong trường hợp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng

– Cơ quan cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp không xem xét hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đối với trường hợp doanh nghiệp đã bị thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi hoặc quyết định tước quyền sử dụng.

– Việc cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi hoặc bị tước quyền sử dụng Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được thực hiện như trường hợp cấp mới Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

9. Thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp

a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải cấp thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp cho người tham gia.

b) Thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp bao gồm những thông tin cơ bản sau đây:

– Tên doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

– Địa chỉ trụ sở chính và điện thoại của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

– Họ và tên, số chứng minh nhân dân (hoặc số hộ chiếu) của người tham gia;

– Số thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp;

– Ảnh của người tham gia cỡ 4cm x 6cm được chụp trong thời hạn không quá 06 tháng trước ngày ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;

– Ngày cấp thẻ, chữ ký và dấu của đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

– Quy định đối với người sử dụng thẻ.

c) Thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp được bố cục theo mẫu MT-1 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện đổi thẻ, cấp thẻ mới cho người tham gia trong các trường hợp sau:

– Thẻ bị rách nát hoặc bị mất;

– Có sự thay đổi một hoặc một số nội dung quy định tại điểm b khoản này.

đ) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thu hồi thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 110/2005/NĐ-CP.

10. Thông báo bán hàng đa cấp khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp phát triển mạng lưới bán hàng

a) Khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp phát triển mạng lưới bán hàng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà doanh nghiệp không đặt trụ sở chính, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại Du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó. Việc thông báo này được thực hiện theo mẫu Thông báo tổ chức bán hàng đa cấp (MTB-3) quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Sau khi nhận được thông báo bán hàng đa cấp của doanh nghiệp, Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.

11. Tổ chức thực hiện

a) Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch căn cứ vào quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thông tư này giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.

b) Định kỳ trước ngày 15 tháng 1 hàng năm, Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại về việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.

c) Trong trường hợp cần thiết, Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch có trách nhiệm báo cáo về những vấn đề có liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn theo yêu cầu của cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại.

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Thương mại để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Danh Vĩnh

PHỤ LỤC I

Mã số tỉnh

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 0 8 tháng 11 năm  2005
của Bộ ThươngMại
)

 

STT Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Mã số
1 Hà Nội 01
2 Hải Phòng 02
3 Hà Tây 03
4 Hải Dương 04
5 Hưng Yên 05
6 Hà Nam 06
7 Nam Định 07
8 Thái Bình 08
9 Ninh Bình 09
10 Hà Giang 10
11 Cao Bằng 11
12 Lào Cai 12
13 Bắc Cạn 13
14 Lạng Sơn 14
15 Tuyên Quang 15
16 Yên Bái 16
17 Thái Nguyên 17
18 Phú Thọ 18
19 Vĩnh Phúc 19
20 Bắc Giang 20
21 Bắc Ninh 21
22 Quảng Ninh 22
23 Lai Châu 23
24 Sơn La 24
25 Hoà Bình 25
26 Thanh Hoá 26
27 Nghệ An 27
28 Hà Tĩnh 28
29 Quảng Bình 29
30 Quảng Trị 30
31 Thừa Thiên Huế 31
32 Đà Nẵng 32
33 Quảng Nam 33
34 Quảng Ngãi 34
35 Bình Định 35
36 Phú Yên 36
37 Khánh Hoà 37
38 Kon Tum 38
39 Gia Lai 39
40 Đắc Lắc 40
41 Hồ Chí Minh 41
42 Lâm Đồng 42
43 Ninh Thuận 43
44 Bình Phước 44
45 Tây Ninh 45
46 Bình Dương 46
47 Đồng Nai 47
48 Bình Thuận 48
49 Bà Rỵa- Vũng Tàu 49
50 Long An 50
51 Đồng Tháp 51
52 An Giang 52
53 Tiền Giang 53
54 Vĩnh Long 54
55 Bến Tre 55
56 Kiên Giang 56
57 Cần Thơ 57
58 Trà Vinh 58
59 Sóc Trăng 59
60 Bạc Liêu 60
61 Cà Mau 61
62 Điện Biên 62
63 Đắc Nông 63
64 Hậu Giang 64

 

PHỤ LỤC II

CÁC MẪU GIẤY DÙNG TRONG CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2005/TT-BTM ngày 08 tháng 11 năm 2005
của Bộ Thương mại)

Mẫu MĐ-1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi: Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch…..

1. Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)……………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có):………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số: …………………………………………………………………………………………………………………..

Do:…………………………………………………………..Cấp ngày:………./…………/……………..

Vốn điều lệ:………………………………………………………………………………………………….

Ngành, nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ của trụ sở chính:………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………….Fax: ………………………………………………………..

Email (nếu có):……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ của (các) chi nhánh:…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ của (các) văn phòng đại diện:………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………………………………………….

Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:……………………………………………………….

Do:………………………………………………………………….Cấp ngày:………/………/………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú):……………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

đối với mặt hàng sau:

1. Tên mặt hàng viết bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa)……………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Tên mặt hàng viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

3. Tên mặt hàng viết tắt:…………………………………………………………………………………

4. Xuất xứ hàng hoá:……………………………………………………………………………………..

5. Loại mặt hàng:………………………………………………………………………………………….

Doanh nghiệp xin cam kết:

Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn đề nghị này và hồ sơ kèm theo.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

Kèm theo đơn:

– …………….

– …………….

– …………….

Mẫu MĐ-2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP BỔ SUNG GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC

BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi: Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch…..

1. Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có):………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:…………….……

Do:………………………………………………………………Cấp ngày:………./………./……………

Vốn điều lệ:………………………………………………………………………………………………….

Ngành, nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp số:………………………………………………………..

Do:………………………………………………………….Cấp ngày:………../………../…………….

Địa chỉ của trụ sở chính:………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:…………………………………Fax: …………………………………………………………

Email (nếu có):…………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ của (các) chi nhánh:…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ của (các) văn phòng đại diện:………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………………………………………….

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:……………………………………………………….

Do:………………………………………………………………….Cấp ngày:……../………/…………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú):………..……………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Đã có các thay đổi trong Chương trình bán hàng như sau:

……………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………..……………

Đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

đối với mặt hàng sau:

1. Tên mặt hàng viết bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa)……………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

2. Tên mặt hàng viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

3. Tên mặt hàng viết tắt:…………………………………………………………………………………

4. Xuất xứ hàng hoá:……………………………………………………………………………………..

5. Loại mặt hàng:………………………………………………………………………………………….

Doanh nghiệp xin cam kết:

Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn đề nghị này và hồ sơ kèm theo.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

Kèm theo đơn:

– Bản chính Giấy đăng ký

tổ chức bán hàng đa cấp;

– ……….

– ………….

Mẫu MĐ-3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC

BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi: Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch…..

1. Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có):………………………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:………….……..

Do:…………………………………………………………Cấp ngày:………../…………./…………….

Địa chỉ của trụ sở chính:……………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………..Fax: ………………………………………………………..

Email (nếu có):…………………………………………………………………….

2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………………………………………….

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:……………………………………………………….

Do:………………………………………………………………….Cấp ngày:……../………/…………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú):………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

3. Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp số:…………………………………………………….

Do:……………………………………………………………..Cấp ngày:………./…………/…………..

4. Nay đề nghị cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp vì lý do:

a. Bị mất                                                                           b. Bị rách, nát

5. Doanh nghiệp xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn đề nghị này và hồ sơ kèm theo.

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

Kèm theo đơn:

– …………….

– …………….

– ………….

Mẫu MG-1

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP

1. Kích thước: Bìa cứng cở giấy A3 gấp đôi.

2. Mầu sắc: Màu trắng chữ xanh.

3. Nội dung trình bày

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI/SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH

GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC

BÁN HÀNG ĐA CẤP

Số:………..

(Cấp lại lần….)

 

3.1 Trang 1:

3.2 Trang 2:

UBND tỉnh….

Sở Thương mại/sở thương mại du lịch

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Giấy ĐĂNG Ký tổ chức bán hàng đa cấp

Số:………………

Đăng ký lần đầu,                                           ngày …….. tháng …….. năm …..

Đăng ký bổ sung lân thứ: ….                         ngày …….. tháng …….. năm …..

Đăng ký bổ sung lân thứ: ….                         ngày …….. tháng …….. năm …..

Đăng ký bổ sung lân thứ: ….                         ngày …….. tháng …….. năm …..

I. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp:

1. Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có):………………………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:………….……..

Do:………………………………………………………Cấp ngày:…………./…………./……………..

Vốn điều lệ:………………………………………………………………………………………………..

Ngành, nghề kinh doanh:………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ của trụ sở chính:………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………..Fax: …………………………………………………………

Email (nếu có):…………………………………………………………………………………………

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:

Họ tên: (ghi bằng chữ in hoa)………………………………………………………………………..

Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:……………………………………………………..

Do:………………………………………………………………….Cấp ngày:……../…………/……….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú):………………………

…………………………………………………………….………………………………………………..

3.3 Trang 3:

II. Mặt hàng được tổ chức bán hàng đa cấp

Tên mặt hàng viết bằng tiếng Việt: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tên mặt hàng viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tên mặt hàng viết tắt:…………………………………………………………………………………….

Xuất xứ hàng hoá:…………………………………………………………………………………………

Loại mặt hàng:……………………………………………………………………………………………..

Giám đốc

(Ký tên và đóng dấu)

3.4 Trang 4:

ĐĂNG KÝ BỔ SUNG GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC

BÁN HÀNG ĐA CẤP

Lần đăng ký bổ sung

Nội dung đăng ký bổ sung

Xác nhận của Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch

1

2

……

Mẫu MTB-1

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI/SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH

Số:…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

….., ngày……. tháng…… năm……..

 

GIẤY BIÊN NHẬN

 

Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch:…………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………. Fax: …………………………………………………

Email: ……………………………………… Website: ………………………………………………….

Ngày……. tháng……… năm ……… đã nhận của ông/bà ……………………………………….

là: ………………………………………………………………………………………………………………

Các giấy tờ về việc đề nghị cấp/bổ sung/cấp lại Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, bao gồm:……………………………………………………………….………

………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày hẹn giải quyết: ………./………../………….

Giám đốc

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu MTB-2

 

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI/SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH

Số:…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày……. tháng…….. năm……

 

THÔNG BÁO YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP/BỔ SUNG GIẤY ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi:……………………………………

Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch:…………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở: ………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………….. Fax: …………………………………………………..

Email: ……………………………………… Website: …………………………………………………..

Sau khi xem xét hồ sơ đã nhận ngày…….. tháng……… năm………..của ông/bà: ……………………………………… là …………………………………………………………………….

về việc đề nghị cấp/bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch đề nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ và hướng sửa đổi, bổ sung như sau:

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Giám đốc

(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

MẪU THÔNG BÁO TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ THẺ THÀNH VIÊN MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG ĐA CẤP

(ban hành kèm theo Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 8  tháng 11 năm 2005
của Bộ Thương mại)

Mẫu MTB-3

TÊN DOANH NGHIỆP

Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

……, ngày ……. tháng ……. năm…….

THÔNG BÁO TỔ CHỨC BÁN HÀNG ĐA CẤP

Kính gửi: Sở Thương mại/Sở Thương mại Du lịch…..

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp:

Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):……………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có):…………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư) số:………….……..

Do:………………………………………………………………Cấp ngày:………../………./………….

Địa chỉ của trụ sở chính:………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………..Fax: ………………………………………………………….

Email (nếu có):…………………………………………………………………………………………….

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán hàng đa cấp:

Họ tên: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………

Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số:………………………………………………………

Do:………………………………………………………………..Cấp ngày:……../…………/………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc nơi đăng ký lưu trú):..……..……………….

………………………………………………………………………………………………………………..

3. Tổ chức bán hàng đa cấp theo Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp số:………………………………………..Do:………………………………………………………………..Cấp ngày:………../………./…………

 

Kèm theo thông báo:

 Bản sao Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp;

– Chương trình bán hàng;

– Danh sách người tham gia bán hàng đa cấp;

– …………

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

 

Mẫu MT-1

THẺ THÀNH VIÊN MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG ĐA CẤP

TÊN DOANH NGHIỆP BÁN HÀNG ĐA CẤP

Địa chỉ trụ sở chính : …..

Điện thoại:….

THẺ THÀNH VIÊN MẠNG LƯỚI

BÁN HÀNG ĐA CẤP

   
   

 

Ảnh 4x 6cm  (Đóng dấu của doanh nghiệp bán hàng đa cấp)

 

Cấp cho: Ông/Bà … (họ và tên người sử dụng thẻ)

Số CMND/Hộ chiếu: … cấp ngày … tại …

Số thẻ: ……..

 

 

 

2. Mặt sau:

QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG THẺ

1. Người sử dụng thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp phải xuất trình thẻ trước khi thực hiện giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng.

2. Người sử dụng thẻ có trách nhiệm thực hiện bán hàng đa cấp đúng mặt hàng đã quy định và tuân thủ Quy tắc hoạt động, Chương trình bán hàng của … (doanh nghiệp bán hàng đa cấp).

3. Người sử dụng thẻ có trách nhiệm cung cấp bằng văn bản tới người mua hàng các thông tin của…(doanh nghiệp bán hàng đa cấp) về loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hoá.

4. Người sử dụng thẻ không được yêu cầu người có ý định tham gia bán hàng đa cấp mua một lượng hàng nhất định hoặc nộp bất kỳ một khoản tiền nào.

5. Người sử dụng thẻ không được cho người khác thuê, mượn thẻ này.

….., ngày … tháng …. năm ..…

(Chữ ký của người đại diện doanh nghiệp và

Đóng dấu doanh nghiệp)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ ASEAN

Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D (trong Thông tư này gọi tắt là C/O) là hàng hoá có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và được Tổ chức cấp C/O Mẫu D cấp C/O.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

Số: 21/2010/TT-BCT

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2010

 

THÔNG TƯ

THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ ASEAN

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á;
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D

Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D (trong Thông tư này gọi tắt là C/O) là hàng hoá có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và được Tổ chức cấp C/O Mẫu D cấp C/O.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN là Hiệp định được ký ngày 26 tháng 02 năm 2009 tại Hội nghị cấp cao lần thứ 14, tại Cha-am, Thái Lan giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (trong Thông tư này gọi tắt là Hiệp định ATIGA).

2. Tổ chức cấp C/O Mẫu D của Việt Nam (trong Thông tư này gọi tắt là Tổ chức cấp C/O) là các tổ chức được quy định tại Phụ lục 13.

3. Người đề nghị cấp C/O Mẫu D (trong Thông tư này gọi tắt là người đề nghị cấp C/O) bao gồm người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

4. Hệ thống eCOSys là hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Việt Nam có địa chỉ tại: http://www.ecosys.gov.vn.

Điều 3. Trách nhiệm của người đề nghị cấp C/O

Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:

1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;

2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;

3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;

5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);

6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;

7. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.

Điều 4. Trách nhiệm của Tổ chức cấp C/O

Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu;

2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O;

3. Xác minh thực tế xuất xứ của hàng hoá khi cần thiết;

4. Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ của Thông tư này và người đề nghị cấp C/O tuân thủ các quy định tại Điều 3;

5. Gửi mẫu chữ ký của những người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công Thương để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;

6. Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cấp C/O theo thẩm quyền;

7. Xác minh lại xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;

8. Trao đổi các thông tin có liên quan đến việc cấp C/O với các Tổ chức cấp C/O khác;

9. Thực hiện chế độ báo cáo, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ về xuất xứ và các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Công Thương.

Chương II

THỦ TỤC CẤP C/O

Điều 5. Đăng ký hồ sơ thương nhân

1. Người đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục 12);

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);

c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);

d) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục 11).

2. Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O. Hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.

3. Trong trường hợp muốn được cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng, người đề nghị cấp C/O phải gửi văn bản nêu rõ lý do không đề nghị cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó và phải đăng ký hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp C/O mới đó.

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp C/O

1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 10) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ như hướng dẫn tại Phụ lục 9;

b) Mẫu C/O (Phụ lục 8) đã được khai hoàn chỉnh;

c) Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan;

d) Hoá đơn thương mại;

đ) Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có;

Trong trường hợp chưa có Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.

2. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu (nếu có); hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước; mẫu nguyên liệu, phụ liệu hoặc mẫu hàng hoá xuất khẩu; bản mô tả quy trình sản xuất ra hàng hoá với chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và chi tiết mã HS của hàng hoá (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể); bản tính toán hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu.

3. Trường hợp các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ của khoản 1 và quy định tại khoản 2 là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của thương nhân, bản chính có thể được Tổ chức cấp C/O yêu cầu cung cấp để đối chiếu nếu thấy cần thiết.

4. Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ thống eCOSys cho thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để đối chiếu trước khi cấp C/O.

Điều 7. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp C/O

Khi người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng giấy biên nhận hoặc bằng hình thức văn bản khác cho người đề nghị cấp C/O về việc sẽ thực hiện một trong những hoạt động sau:

1. Cấp C/O theo quy định tại Điều 8;

2. Đề nghị bổ sung chứng từ theo quy định tại Điều 6;

3. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện một trong những trường hợp sau:

a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 5;

b) Hồ sơ đề nghị cấp C/O không chính xác, không đầy đủ như quy định tại Điều 6;

c) Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ theo quy định tại Điều 6;

d) Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;

đ) Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;

e) Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;

g) Có căn cứ hợp pháp chứng minh hàng hoá không có xuất xứ theo quy định của Thông tư này hoặc người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.

Điều 8. Cấp C/O

1. C/O phải được cấp trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này.

2. Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Cán bộ kiểm tra của Tổ chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu từ chối ký, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối đó và ký xác nhận vào biên bản.

Thời hạn xử lý việc cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.

3. Trong quá trình xem xét cấp C/O, nếu phát hiện hàng hoá không đáp ứng xuất xứ hoặc bộ hồ sơ bị thiếu, không hợp lệ, Tổ chức cấp C/O thông báo cho người đề nghị cấp C/O theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7.

4. Thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ trường hợp do lỗi của người xuất khẩu.

Điều 9. Thu hồi C/O đã cấp

Tổ chức cấp C/O sẽ thu hồi C/O đã cấp trong những trường hợp sau:

1. Người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O giả mạo chứng từ.

2. C/O được cấp không phù hợp các tiêu chuẩn xuất xứ.

Chương III

TỔ CHỨC QUẢN LÝ VIỆC CẤP C/O

Điều 10. Thẩm quyền ký C/O

Chỉ những người đã hoàn thành thủ tục đăng ký mẫu chữ ký với Bộ Công Thương và Bộ Công Thương đã gửi cho Ban Thư ký ASEAN để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu mới được quyền ký cấp C/O.

Điều 11. Cơ quan đầu mối

Vụ Xuất Nhập khẩu là cơ quan đầu mối trực thuộc Bộ Công Thương thực hiện những công việc sau:

1. Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc cấp C/O;

2. Thực hiện các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam với Ban Thư ký của ASEAN và chuyển mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của các nước thành viên thuộc Hiệp định ATIGA cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);

3. Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện C/O.

Điều 12. Chế độ báo cáo

1. Tổ chức cấp C/O phải thực hiện chế độ cập nhật số liệu cấp C/O qua hệ thống eCOSys hàng ngày với đầy đủ các thông tin cần phải khai báo theo quy định tại Đơn đề nghị cấp C/O.

2. Tổ chức cấp C/O chưa kết nối hệ thống eCOSys phải triển khai kết nối hệ thống eCOSys với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Công Thương. Trong thời gian chưa hoàn tất kết nối hệ thống eCOSys, Tổ chức cấp C/O phải thực hiện chế độ báo cáo tháng bằng văn bản và báo cáo qua thư điện tử (gửi bằng dữ liệu Excel). Báo cáo phải được gửi về Bộ Công Thương chậm nhất vào ngày mùng 5 tháng sau, tính theo dấu bưu điện hoặc tính theo ngày gửi thư điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 14.

3. Tổ chức cấp C/O vi phạm các quy định về chế độ báo cáo nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này đến lần thứ ba sẽ bị đình chỉ cấp C/O và công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Sau thời gian ít nhất là 6 tháng, Bộ Công Thương sẽ xem xét việc ủy quyền lại cho Tổ chức cấp C/O đã bị đình chỉ cấp C/O trên cơ sở đề nghị và giải trình của Tổ chức này.

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 01/2010/TT-BCT ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)./.

 

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng TW và Ban kinh tế TW;
– Viện KSND tối cao;
– Tòa án ND tối cao;
– Cơ quan TW của các Đoàn thể;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
– Công báo;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Công Thương;
– Các Sở Công Thương;
– Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc;
– Các Phòng QLXNK khu vực (18);
– Các Ban quản lý KCN, KCX, KKT (36);
– Vụ Pháp chế;
– Lưu: VT, XNK (10).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thành Biên

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 06/2008/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2008

Hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 06 là kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2005;

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

BỘ CÔNG TH­­­­ƯƠNG

Số:      15      /2008/TT- BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày    02     tháng   12   năm 2008

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP

ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại

__________________

 

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;

Căn cứ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;

Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 06), như sau:

I.  ÁP DỤNG MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

1. Hành vi vi phạm về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 06

a) Hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 06 là kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh thường xuyên sử dụng 10 lao động trở lên mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 170 Luật Doanh nghiệp năm 2005;

b) Các quy định xử phạt hành chính về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế quy định tại Điều 10 Nghị định số 06 cũng được áp dụng để xử phạt hành chính đối với vi phạm về Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của thương nhân là tổ chức kinh tế tại các tỉnh, thành phố. Tổ chức kinh tế thuộc phạm vi áp dụng của Điều này theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 06;

c) Quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với các đối tượng là hộ kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 88 nói trên và khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thì không xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 06.

2. Hành vi vi phạm về hàng hóa cấm kinh doanh quy định tại Điều 18 Nghị định số 06

a) Vi phạm hành chính bị xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 06 gồm các hành vi kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh và các hành vi cố ý vận chuyển, chứa chấp, cất giấu, giao nhận hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. Quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản này mà không phải là người kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh. Nếu các đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định số 06 là người kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh (chủ hàng) thì xử phạt hành chính theo quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 18 Nghị định số 06, không xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Nghị định số 06;

b) Hàng hóa cấm kinh doanh thuộc phạm vi áp dụng Điều 18 Nghị định số 06 là những hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại năm 2005 về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;

c) Trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh nói trên có một số loại hàng hóa như các chất ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, hóa chất độc, văn hóa phẩm đồi trụy Bộ Luật hình sự năm 1999 đã quy định xử lý bằng biện pháp hình sự, do vậy các trường hợp này phải chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;

d) Các hành vi vi phạm về hàng hóa cấm kinh doanh khác (ngoài những hàng hóa nói trên) có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107). Mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107 được áp dụng xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về hàng hóa cấm kinh doanh có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số 06. Nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 18 của Nghị định số 06 thì xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 7 Điều 18 Nghị định số 06. Ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền, hành vi vi phạm còn bị xử phạt theo các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 18 Nghị định số 06;

đ) Việc định giá hàng hóa cấm kinh doanh để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 8 Mục I Thông tư này.

3. Hành vi vi phạm về hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp quy định tại Điều 19 Nghị định số 06

Chỉ áp dụng Điều 19 Nghị định số 06 để xử phạt hành chính đối với hàng hóa là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh hoặc khi xảy ra tình trạng khẩn cấp do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố việc áp dụng các biện pháp thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân dân, pháp luật về thú y và pháp luật về kiểm dịch thực vật như quy định tại Điều 26 Luật Thương mại năm 2005.

4. Hành vi vi phạm về hàng hóa nhập lậu quy định tại Điều 22 Nghị định số 06

a) Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 06 gồm hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và các hành vi cố ý vận chuyển, chứa chấp, cất giấu, giao nhận hàng hóa nhập lậu. Quy định tại khoản 9 Điều 22 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với các đối tượng quy định tại khoản này mà không phải là người kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Nếu các đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 22 Nghị định số 06 là người kinh doanh hàng hóa nhập lậu (chủ hàng) thì xử phạt hành chính theo quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 22 Nghị định số 06, không xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 9 Điều 22 Nghị định số 06;

b) Đối với hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh thì áp dụng Điều 18 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 2 Mục I Thông tư này để xử phạt hành chính;

c) Trường hợp lô hàng nhập lậu vừa có hàng hóa thông thường vừa có hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu thì chỉ xử phạt về một hành vi vi phạm, nhưng khi tính mức phạt tiền phải xác định riêng giá trị của số hàng hóa cấm nhập khẩu để xử phạt gấp hai lần theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 22 Nghị định số 06, sau đó cộng số tiền phạt hàng hóa nhập lậu thông thường với số tiền phạt hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu lại thành mức tiền phạt chung của hành vi vi phạm. Nếu đối tượng vi phạm hành chính là người trực tiếp thực hiện hành vi nhập lậu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu qua biên giới thì áp dụng quy định tại Điều 33 Nghị định số 06 để xử phạt hành chính;

d) Việc định giá hàng hóa nhập lậu để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 8 Mục I Thông tư này;

đ) Các hành vi vi phạm về hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107. Mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107 được áp dụng xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 06. Nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 22 Nghị định số 06 thì xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định số 06. Ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền, hành vi vi phạm còn bị xử phạt theo các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 22 Nghị định số 06.

5. Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa quy định tại Điều 23 Nghị định số 06

a) Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06 gồm các hành vi kinh doanh hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa. Mỗi hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa đều bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06. Trường hợp trên một hàng hóa hoặc lô hàng có những vi phạm về nhãn hàng hóa khác nhau thì mỗi vi phạm đều bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 06;

b) Giá trị hàng hóa vi phạm quy định tại Điều 23 Nghị định số 06 là giá trị của hàng hóa vi phạm về nhãn. Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều đơn vị hàng hóa có cùng vi phạm về nhãn hàng hóa thì giá trị hàng hóa vi phạm là giá trị của số hàng hóa có cùng vi phạm về nhãn hàng hóa;

c) Việc định giá hàng hóa vi phạm về nhãn để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 8 Mục I Thông tư này;

d) Các vi phạm về nhãn hàng hóa có giá trị từ trên 100.000.000 đồng trở lên thì xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 107. Mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 107 được áp dụng xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa có giá trị từ trên 100.000.000 đồng trở lên là các mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền quy định tại các điểm g khoản 1, điểm g khoản 2, điểm g khoản 3 và điểm g khoản 4 Điều 23 Nghị định số 06. Nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 23 Nghị định số 06 thì xử phạt gấp hai lần các mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất nói trên. Ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền, hành vi vi phạm còn bị xử phạt theo các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 06;

đ) Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa thì áp dụng các khung phạt tiền quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, diểm g khoản 4 Điều 23 Nghị định số 06 để xử phạt hành chính như quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 107;

e) Khi xử phạt hành chính đối với các vi phạm về nhãn hàng hóa, ngoài hình thức phạt tiền người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 06 nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra như quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 06.

6. Hành vi vi phạm về hàng giả và tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06

a) Hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06 là hành vi kinh doanh hàng giả và hành vi kinh doanh tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả. Hàng giả thuộc phạm vi áp dụng Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 06 là những hàng hóa quy định tại khoản 8 Điều 3 của Nghị định số 06. Nếu là hàng giả chất lượng, công dụng và giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm a và điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định số 06 thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 06. Nếu là  tem, nhãn bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm d khoản 8 Điều 3 Nghị định số 06 thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 06. Nếu giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại điểm c khoản 8 Điều 3 Nghị định số 06 thì áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan, lĩnh vực bảo hộ giống cây trồng để xử phạt hành chính;

b) Đối với các hành vi vi phạm về hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107. Mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 107 được áp dụng xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về hàng giả có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 06. Nếu hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định số 06 thì xử phạt gấp hai lần mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền cao nhất quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 06. Ngoài hình thức xử phạt chính bằng tiền, hành vi vi phạm còn bị xử phạt theo các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 9 Điều 24 Nghị định số 06;

c) Việc định giá hàng giả để xác định khung tiền phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại khoản 8 Mục I Thông tư này.

7. Áp dụng khung phạt tiền gấp hai lần, ba lần và bốn lần quy định tại một số điều của Nghị định số 06

a) Chỉ áp dụng các khung phạt tiền gấp hai lần, ba lần hoặc bốn lần để xử phạt hành chính đối với những trường hợp quy định tại các khoản 4 Điều 10, khoản 4 Điều 11, khoản 8 Điều 18, khoản 9 Điều 19, khoản 5 Điều 20, khoản 5 Điều 21, khoản 8 Điều 22, khoản 5 Điều 23, khoản 7 Điều 24, khoản 2 Điều 25, khoản 8 Điều 26, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 27, khoản 9 Điều 29, khoản 5 Điều 30 và khoản 5 Điều 45 Nghị định số 06. Khi áp dụng phải nhân số lần bị phạt tiền với mức tiền phạt tối thiểu, mức tiền phạt tối đa của khung phạt tiền được nhân lên để thành khung phạt tiền mới cao hơn;

b) Chỉ áp dụng một mức phạt tiền gấp hai lần đối với một trong các trường hợp xử phạt gấp hai lần quy định tại khoản 8 Điều 18, khoản 9 Điều 19, khoản 8 Điều 22, khoản 5 Điều 23, khoản 7 Điều 24, khoản 2 Điều 25, khoản 8 Điều 26 Nghị định số 06. Nếu hành vi vi phạm hành chính đồng thời thuộc cả hai trường hợp quy định xử phạt gấp hai lần thì cũng chỉ áp dụng một mức phạt tiền gấp hai lần;

c) Khi áp dụng khung phạt tiền gấp hai lần, ba lần hoặc bốn lần thì khung phạt tiền mới sẽ có mức tiền phạt tối đa cao hơn, nên trong các trường hợp này thẩm quyền xử phạt hành chính được xác định theo mức phạt tiền tối đa của khung phạt tiền mới.

8. Định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều 63 Nghị định số 06.

a) Chỉ áp dụng Điều 63 Nghị định số 06 đối với các vụ việc vi phạm có quy định mức phạt tiền theo giá trị hàng hóa vi phạm hoặc quy định hình thức xử phạt tịch thu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm;

b) Người có trách nhiệm định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 63 Nghị định số 06 là thủ trưởng các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 58, Điều 59 và Điều 60 Nghị định số 06 đã phát hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc đang thụ lý xử lý vụ việc vi phạm hành chính. Đối với cơ quan Quản lý thị trường các cấp thì Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thuộc Bộ Công Thương, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Đội trưởng Đội Quản lý thị trường thuộc Chi cục là người có trách nhiệm và thẩm quyền định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 06;

c) Việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nên người có trách nhiệm định giá không nhất thiết phải là người có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với vụ việc vi phạm ở mức đó. Nếu Đội Quản lý thị trường trực tiếp kiểm tra phát hiện vụ việc vi phạm hành chính thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có trách nhiệm tổ chức định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm để xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc đó. Sau khi tiến hành định giá, nếu thấy vụ việc không thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường phải chuyển hồ sơ vụ việc lên người có thẩm quyền xử phạt cấp trên theo quy định. Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt cấp trên thụ lý xử lý vụ việc vi phạm hành chính do Đội Quản lý thị trường chuyển lên, nếu xét thấy việc định giá của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường chưa đúng thì yêu cầu Đội Quản lý thị trường tổ chức định giá lại hoặc trực tiếp tổ chức định giá lại theo thẩm quyền của cấp mình;

d) Tùy theo loại hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm và thực tế vụ việc kiểm tra xử lý mà áp dụng các căn cứ định giá theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06.

Việc định giá trước hết phải căn cứ vào giá niêm yết, nếu không có giá niêm yết thì căn cứ giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hàng hóa hoặc tờ khai nhập khẩu hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 gồm cả tiền thuế các loại.

Trường hợp không có cả giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hàng hóa hoặc tờ khai nhập khẩu hàng hóa thì mới định giá theo giá thị trường tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06. Nếu định giá hàng hóa theo giá thị trường tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo giá thị trường thì phải tiến hành việc khảo giá thị trường và lập biên bản về việc khảo giá đó.

Căn cứ định giá theo giá thành của hàng hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với trường hợp hàng hóa còn trong kho của nhà sản xuất, chưa xuất bán ra thị trường lần nào, nếu hàng hóa đó đã từng được xuất bán trước đó thì định giá theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06.

Căn cứ định giá quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với hàng giả. Hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 là loại hàng hóa có thể thay thế trong tiêu dùng sử dụng và chỉ áp dụng trong trường hợp không có hàng thật để định giá.

Định giá theo giá trị thực tế còn lại của tang vật, phương tiện vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 chỉ áp dụng đối với việc định giá tang vật, phương tiện vi phạm và phải tiến hành giám định tang vật, phương tiện làm căn cứ cho việc định giá.

Trường hợp áp dụng các căn cứ định giá quy định tại khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 và hướng dẫn tại Thông tư này không phù hợp hoặc hàng hóa, tang vật, phương tiện khó xác định giá trị thì thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm định giá thành lập hội đồng định giá;

đ) Người được pháp luật giao quyền định giá chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, công minh, khách quan của việc định giá do mình tiến hành. Việc hiệp thương, trao đổi, xin ý kiến của chuyên gia, cơ quan chuyên môn, thành lập hội đồng định giá do người được pháp luật giao trách nhiệm định giá quyết định, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng về việc định giá đó;

e) Định giá là thủ tục hành chính bắt buộc khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy các căn cứ để định giá và các tài liệu liên quan đến việc định giá phải thể hiện trong hồ sơ xử lý vụ việc vi phạm hành chính.

Trường hợp định giá hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 thì giá trị hàng hóa và căn cứ định giá được ghi ngay vào các biên bản kiểm tra, biên bản khám, biên bản tạm giữ, biên bản vi phạm hành chính kèm theo các bản sao hợp đồng, hóa đơn mua bán, tờ khai nhập khẩu lưu trong hồ sơ vụ việc.

Trường hợp định giá hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 phải lập biên bản khảo giá hoặc xác định giá và lưu trong hồ sơ vụ việc.

Nếu định giá theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 63 Nghị định số 06 phải có văn bản giám định tang vật, phương tiện và biên bản định giá tang vật, phương tiện lưu trong hồ sơ vụ việc.

Trường hợp phải thành lập hội đồng định giá để tiến hành định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện theo quy định tại khoản 4 Điều 63 Nghị định số 06 thì phải có quyết định thành lập hội đồng và biên bản định giá của hội đồng theo đúng thẩm quyền và thủ tục lưu trong hồ sơ vụ việc.

II. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

2. Trong quá trình thực hiện Nghị định số 06 và hướng dẫn tại Thông tư này nếu có vướng mắc thì đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ảnh ngay với Bộ Công Thương để kịp thời giải đáp hướng dẫn./.

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư TW Đảng;

– Thủ tướng, các  Phó Thủ tướng CP;

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

– Văn phòng TW Đảng;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Văn phòng Quốc hội;

– Tòa án nhân dân tố cao;

– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

– HĐND, UBND các tỉnh,

thành phố trực thuộc TW;

– Các Sở Công Thương;

– Các đơn vị thuộc Bộ;

– Phòng Thương mại và Công nghiệp VN;

– Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;

– Công báo Văn phòng Chính phủ;

– Website Chính phủ;

– Website Bộ Công Thương;

– Kiểm toán Nhà nước;

– Lưu: VT, QLTT, PC.

BỘ TRƯỞNG

Vũ Huy Hoàng

 

 

 

 

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/2007/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 02 NĂM 2007

Nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP có quyền đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

BỘ THƯƠNG MẠI

Số: 09/2007/TT-BTM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày  17 tháng 7 năm 2007

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/2007/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 02 NĂM 2007 QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 tháng 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 như  sau:

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

Nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP có quyền đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (sau đây gọi tắt là Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM).

2. Thực hiện quyền xuất khẩu

2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu, thực hiện quyền xuất khẩu như sau:

a) Được xuất khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu (Mục I Phụ lục số 01 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP), không thuộc danh mục hàng tạm ngừng xuất khẩu (nếu có) và các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu (khoản A Mục II Phụ lục số 02 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM).

b) Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình (khoản B Mục II Phụ lục số 02 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện xuất khẩu theo lộ trình đã quy định.

c) Được trực tiếp mua hàng hoá của thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối hàng hoá đó để xuất khẩu.

d) Được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền xuất khẩu không được lập cơ sở để thu mua hàng xuất khẩu.

3. Thực hiện quyền nhập khẩu

3.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, thực hiện quyền nhập khẩu như sau:

a) Được nhập khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu (Mục II Phụ lục số 01 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP), không thuộc danh mục hàng tạm ngừng nhập khẩu (nếu có) và các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu (Khoản A Mục II Phụ lục số 03 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM).

b) Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình (khoản B Mục II Phụ lục số 03 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện nhập khẩu theo lộ trình đã quy định.

c) Được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối nhóm hàng đó. Thương nhân  này do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự lựa chọn và đăng ký với cơ quan cấp phép có thẩm quyền. Mỗi nhóm hàng bao gồm các mặt hàng thuộc một Chương của Biểu thuế nhập khẩu.

3.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu không được lập cơ sở để phân phối hàng nhập khẩu.

4. Thực hiện quyền phân phối

4.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối, thực hiện quyền phân phối như sau:

a) Được thực hiện bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại, đại lý mua bán hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa không được quyền phân phối (khoản A Mục II Phụ lục số 04 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM).

b) Đối với các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa phân phối theo lộ trình (khoản B Mục II Phụ lục số 04 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại, đại lý mua bán hàng hóa theo lộ trình đã quy định.

4.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép hoạt động bán buôn, bán lẻ thực hiện bán buôn, bán lẻ theo đúng quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 1 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép lập cơ sở bán lẻ (bao gồm cả cơ sở bán lẻ thứ nhất) không được thực hiện bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ đã được cấp phép.

4.3. Lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

a) Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố đó.

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất nhưng chưa được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP phải làm thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Mục II Thông tư này.

II. CẤP GIẤY PHÉP ĐỂ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HÓA

1. Trường hợp chỉ đầu tư để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

a) Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam chỉ để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam chỉ bổ sung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu phải làm thủ tục bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư.

Hồ sơ bao gồm:

– Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động;

– Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

b) Cơ quan cấp phép có thẩm quyền căn cứ vào quy định tại Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM để cấp hoặc bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư, không cần chấp thuận của Bộ Thương mại.

2. Trường hợp lần đầu đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

a) Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Hồ sơ bao gồm:

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;

– Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động;

– Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.

b) Cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại.

3. Trường hợp bổ sung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư đề nghị bổ sung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh.

a) Cấp Giấy phép kinh doanh

– Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thực hiện theo Mẫu MĐ1 ban hành kèm theo Thông tư  này;

+ Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động;

+ Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.

– Cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh theo Mẫu GP1 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại.

b) Sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh

– Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh thực hiện theo Mẫu MĐ2 ban hành kèm theo Thông tư  này;

+ Bản sao Giấy phép kinh doanh đã được cấp.

– Cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh mới với nội dung đã được sửa đổi, bổ sung đồng thời thu hồi lại Giấy phép kinh doanh đã cấp. Trường hợp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh liên quan đến nội dung kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, cơ quan cấp phép có thẩm quyền thực hiện sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại.

c) Cấp lại Giấy phép kinh doanh

– Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo Mẫu MĐ3 ban hành kèm theo Thông tư  này;

+ Văn vản xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy phép kinh doanh hoặc bản giải trình lý do bị rách, nát, cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác.

– Cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp lại bản mới Giấy phép kinh doanh với nội dung đúng như nội dung Giấy phép kinh doanh đã cấp.

4. Trường hợp lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất phải làm thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

a) Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

– Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thực hiện theo Mẫu MĐ4 ban hành kèm theo Thông tư  này;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép kinh doanh gắn với việc lập cơ sở bán lẻ thứ nhất.

– Cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo Mẫu GP2 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại.

b) Sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

– Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thực hiện theo Mẫu MĐ5 ban hành kèm theo Thông tư  này;

+ Bản sao Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đề nghị được sửa đổi, bổ sung.

– Cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ mới với nội dung đã được sửa đổi, bổ sung đồng thời thu hồi lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã cấp. Trường hợp sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ liên quan đến nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ, Cơ quan cấp phép có thẩm quyền thực hiện sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại.

c) Cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Việc cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thực hiện như quy định đối với việc cấp lại Giấy phép kinh doanh hướng dẫn tại điểm c khoản 3 Mục II Thông tư này.

d) Cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất đã thành lập theo quy định của pháp luật nhưng chưa được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP

– Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thực hiện theo Mẫu MĐ4 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Báo cáo tình hình đầu tư, tình hình hoạt động của cơ sở bán lẻ đề nghị được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;

+ Bản sao Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.

– Cơ quan cấp phép có thẩm quyền cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo Mẫu GP2 ban hành kèm theo Thông tư này.

III. THU HỒI GIẤY PHÉP KINH DOANH, GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Cơ quan cấp phép có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong các trường hợp sau:

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá có hành vi vi phạm quy định của pháp luật theo đó phải thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

2. Dự án đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Cơ quan cấp phép có thẩm quyền thu hồi Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.

IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính, chế độ báo cáo thống kê theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Định kỳ hàng quý, trước ngày 15 của tháng đầu tiên Quý kế tiếp, cơ quan cấp phép có thẩm quyền tổng hợp, báo cáo Bộ Thương mại về tình hình cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các Giấy phép đã cấp cho các dự án đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá và các kiến nghị, đề xuất theo Mẫu BC hướng dẫn tại Thông tư này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thực hiện sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân có liên quan khẩn trương phản ánh về Bộ Thương mại để kịp thời xử lý./.


Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội;
– TANDTC; VKSNDTC; Kiểm toán Nhà nước;
– BQL KCN, KCX, KCNC, KKT
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo; Website Bộ TM
– Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch;
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
– Các đơn vị trực thuộc Bộ TM;
– Lưu: VT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Danh Vĩnh

 

Mẫu MĐ-1: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh
TÊN DOANH NGHIỆP                          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH

Kính gửi: (Cơ quan cấp phép có thẩm quyền)

1. Tên doanh nghiệp(viết bằng chữ in hoa):…………………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư số…………do…………..cấp ngày…………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)…. Điện thoại:…………….Fax:…………Email: ………………Website (nếu có);………………………….

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………………Nam/Nữ:…..

Chức danh:………………………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp………………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)……………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh với nội dung sau:

I. ………

II. …………

(Ghi các hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007. Trường hợp có đề nghị lập cơ sở bán lẻ thứ nhất thì ghi thêm nội dung sau:

III. Lập cơ sở bán lẻ:

1. Tên cơ sở bán lẻ (ghi bằng chữ in hoa)……………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ:(ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)…………………

Điện thoại:……………………….. Fax:………….. Email: ………………Website (nếu có):…………………..

3. Người đứng đầu cơ sở bán lẻ:

Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa)………………………………………………………………………………..Nam/Nữ

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp…………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)……………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………………………

4. Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ: …………………………………………………………….)

Tôi và các thành viên cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.

……, ngày…… tháng……. năm…….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tài liệu kèm theo:

1………..

2…………

 

Mẫu MĐ-2: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh

 

 

 

TÊN  DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP KINH DOANH

(thay đổi lần thứ……)

Kính gửi: (Cơ quan cấp phép có thẩm quyền)

1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):……………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư số…………do…………..cấp ngày…………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)…. Điện thoại:……………………………………….Fax:……………………………………………….

Email: ……………………………………………Website (nếu có): ……………………………….

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………………..Nam/Nữ…….

Chức danh:………………………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp………………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)……………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh với nội dung sau:

1. Nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung (ghi nội dung cần sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 10  Nghị định số 23/2007/NĐ-CP)

2. Lý do sửa đổi, bổ sung

……………………………………………………………………………………………………………………………

3. Nội dung đề nghị được cấp phép sau khi sửa đổi, bổ sung: (ghi toàn bộ và đầy đủ nội dung kinh doanh đề nghị được cấp phép sau khi sửa đổi, bổ sung)

Tôi và các thành viên cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh.

……, ngày…… tháng……. năm…….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tài liệu kèm theo:

1………..

2……….

 

Mẫu MĐ-3: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh/ Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

 

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH/GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ SỐ….

Kính gửi: (Cơ quan cấp phép có thẩm quyền)

1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):……………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư số…………do…………..cấp ngày…………………………………..

Giấy phép kinh doanh số…………………do…………………cấp ngày………………………………………………..

(trong trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh)

Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số ………………..do…………………………cấp ngày………………………………….. (trong trường hợp đề nghị cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ)

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)….

Điện thoại:…………………….Fax:……………………Email:………………Website (nếu có):….

 

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức:

Họ và tên:………………………………………………………………………………………………………….Nam/Nữ:….

Chức danh:………………………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp………………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)……………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………….

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số…với lý do sau:

1.……………………….

2………………………..

 

Tôi và các thành viên cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh/Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

……, ngày…… tháng……. năm…….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tài liệu kèm theo:

1………..

2……….

…………

Mẫu MĐ-4: Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Kính gửi: (Cơ quan cấp phép có thẩm quyền)

1. Tên doanh nghiệp(viết bằng chữ in hoa):…………………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư số…………do…………..cấp ngày…………………………………..

Giấy phép kinh doanh số…………………do…………………cấp ngày……………………………………..(nếu có)

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố) Điện thoại:………………….Fax:……………Email: ……………………Website (nếu có):………..

2. Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:……………………..Nam/Nữ……………….

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp………………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………………………………………………………………..

3. Tổng số cơ sở bán lẻ đã được thành lập trên phạm vi toàn quốc: (liệt kê toàn bộ các cơ sở bán lẻ đã được thành lập lần lượt theo thứ tự thời gian trong đó nêu rõ: số thứ tự, số Giấy phép, ngày tháng cấp phép, địa chỉ của từng cơ sở bán lẻ đã được cấp phép)

Đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ với nội dung sau:

1. Tên cơ sở bán lẻ (ghi bằng chữ in hoa)……………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ:(ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)……………….

Điệnthoại:……………………….. Fax: Email:………………………………………………………………………………

3. Người đứng đầu cơ sở bán lẻ:

Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa)………………………………………………………………………….Nam/Nữ…..

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp……………………………………..

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)……………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………………………

4. Số thứ tự của cơ sở bán lẻ đề nghị được thành lập (ghi rõ số thứ tự của cơ sở bán lẻ đề nghị được thành lập. Số thứ tự này là số thứ tự liền kề với số thứ tự của cơ sở bán lẻ mà  doanh nghiệp đã được cấp phép thành lập ngay trước đó, tính trên phạm vi toàn quốc).

5. Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ: ……………………………………………………………..

Tôi và các thành viên cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

……, ngày…… tháng……. năm…….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tài liệu kèm theo:

1………..

2…………

Mẫu MĐ-5: Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNGGIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ SỐ…..

(thay đổi lần thứ…..)

Kính gửi: (Cơ quan cấp phép có thẩm quyền)

1. Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):……………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư số…………do…………..cấp ngày…………………………………..

Giấy phép kinh doanh số…………………do…………………cấp ngày……………………………………..(nếu có)

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)….

Điện thoại:…………Fax:………………Email: …………..Website (nếu có): ………………………………

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức:

Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………………..Nam/Nữ….

Chức danh:………………………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp………………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)……………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:……………………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ số ………….

với nội dung sau:

1. Nội dung sửa đổi, bổ sung:

– Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính; tên địa chỉ của cơ sở bán lẻ: (ghi đầy đủ tên trụ sở mới; số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở mới).

– Trường hợp thay đổi họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu cơ sở bán lẻ (ghi cụ thể các thông tin liên quan về nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung)

– Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ (ghi các nội dung đề nghị được sửa đổi, bổ sung)

2. Lý do sửa đổi, bổ sung:

……………………………………………………………………………………………………….

3. Nội dung đề nghị được cấp phép sau khi sửa đổi, bổ sung: (ghi toàn bộ và đầy đủ nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ đề nghị được cấp phép sau khi sửa đổi, bổ sung).

Tôi và các thành viên cam kết: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

……, ngày…… tháng……. năm…….

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Tài liệu kèm theo:

1………..

2………..

Mẫu GP-1. Giấy phép kinh doanh

 

CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

______________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa điểm, ngày…tháng…năm……

GIẤY PHÉP KINH DOANH

Số:…….

Cấp  lần đầu:                                                ngày …tháng … năm…

Cấp thay đổi lần thứ …:                                 ngày …tháng …năm…

Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):……………………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư số………………….do……..cấp ngày……………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố).

Đã đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam với nội dung sau:

I. Nội dung kinh doanh:

(Cơ quan cấp phép có thẩm quyền ghi các hoạt đông kinh doanh được phép thực hiện)

II. Cơ sở bán lẻ thứ nhất:

(Trong trường hợp Giấy phép kinh doanh không gắn với việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ quan cấp phép có thẩm quyền ghi rõ nội dung phần này: không thành lập. Trong trường hợp Giấy phép kinh doanh gắn với việc lập cơ sở bán lẻ thứ nhất, cơ quan cấp phép có thẩm quyền ghi đầy đủ nội dung phần này như sau:

1. Tên cơ sở bán lẻ (ghi bằng chữ in hoa)……………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)

Điện thoại: …………………….  Fax: ………………………………….Email………………………………………………

3. Người đứng đầu cơ sở bán lẻ:

Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………….Nam/Nữ:…

Sinh ngày ……tháng………………..năm……………..quốc tịch…………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp………………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)……………………………………………………………………………………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)

Chỗ ở hiện nay: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)

4. Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ: ……………………………………………………………………………….)

III. Giấy phép này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày được cấp đến hết ngày ….tháng….năm………..

IV. Giấy phép này được lập thành 02 (hai) bản gốc: 01 bản cấp cho doanh nghiệp và 01 bản lưu tại ….(tên Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh)./.

THỦ TRƯỞNG

CƠ QUAN CẤP PHÉP CÓ THẨM QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Cách ghi số Giấy phép kinh doanh:

– Số Giấy phép bao gồm: số Giấy phép đầu tư hoặc số Giấy chứng nhận đầu tư  và “- KD”.

– Ví dụ: doanh nghiệp có số Giấy chứng nhận đầu tư là  411002200001; đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh thì số Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là: 4110022000001 – KD )

Mẫu GP-2. Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

______________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa điểm, ngày…tháng…năm…

GIẤY PHÉP LẬP CƠ SỞ BÁN LẺ

Số:……………..

Cấp  lần đầu:                                                ngày …tháng … năm…

Cấp thay đổi lần thứ …..:                              ngày …tháng …năm…

Tên doanh nghiệp (viết bằng chữ in hoa):……………………………………………………………………………….

Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư  số………………….do…………..cấp ngày…………………………

Giấy phép kinh doanh số…………………………..do………..cấp ngày…………………………………(nếu có)….

Địa chỉ trụ sở chính: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Đã đăng ký thành lập cơ sở bán lẻ với nội dung sau:

1. Tên cơ sở bán lẻ (ghi bằng chữ in hoa)……………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)

Điện thoại: …………………….  Fax: ………………………………….Email………………………………………………

3. Người đứng đầu cơ sở bán lẻ:

Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa)………………………………………………..Nam/Nữ……………………………

Sinh ngày …  .tháng….     năm……………..Quốc tịch: …………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số:…………….ngày cấp…………………cơ quan cấp………………………………………

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND) (ghi rõ tên loại giấy, số, nơi cấp, ngày cấp)……………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)

Chỗ ở hiện nay: (ghi đầy đủ số nhà/ đường, phố/ xã, phường/ quận, huyện/ tỉnh, thành phố)

4. Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ:

(Cơ quan cấp phép có thẩm quyền ghi nội dung hoạt động được phép thực hiện)

5. Giấy phép này có hiệu lực thực hiện kể từ ngày được cấp đến hết ngày ….tháng….năm…………..

6. Giấy phép này được lập thành 02 (hai) bản gốc: 01 bản cấp cho doanh nghiệp và 01 bản lưu tại…. (tên Cơ quan cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ).

THỦ TRƯỞNG

CƠ QUAN CẤP PHÉP CÓ THẨM QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Cách ghi số Giấy phép lập cơ sở bán lẻ:

– Số Giấy phép bao gồm:  số Giấy phép đầu tư hoặc số Giấy chứng nhận đầu tư  và “- BL”  và số thứ tự cơ sở bán lẻ đề nghị được thành lập được nêu tại Đơn đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp.

– Ví dụ: Doanh nghiệp có số Giấy chứng nhận đầu tư là: 4110022000001 đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ thứ ba tính trên phạm vi toàn quốc thì số Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp sẽ là: 4110022000001 – BL03 )

Mẫu BC. Mẫu báo cáo của cơ quan cấp phép

CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________________

Địa điểm, ngày…tháng…năm…

 

Kính gửi: Bộ Thương mại

TÌNH HÌNH CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THU HỒI GIẤY PHÉP CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN MUA BÁN HÀNG HOÁ

(Từ ngày…..tháng…năm đến ngày….tháng….năm)

1/ Tình hình cấp Giấy phép

Lĩnh vực

Tên doanh nghiệp

Vốn đầu tư

Quốc tịch bên nước ngoài

Xuất khẩu, nhập khẩu      

Phân phối

– Bán buôn

– Bán lẻ

– Cơ sở bán lẻ

     

Các dịch vụ khác:

– Giám định thương  mại

– ……

     

2/ Tình hình sửa đổi, bổ sung Giấy phép

Lĩnh vực

Tên doanh nghiệp

Vốn đầu tư

Quốc tịch bên nước ngoài

Nội dung sửa đổi, bổ sung

Xuất khẩu, nhập khẩu        

Phân phối

– Bán buôn

– …………….

       

Các dịch vụ khác:

– Giám định thương mại

– ……

       

3/ Tình hình thu hồi Giấy phép

Lĩnh vực

Tên doanh nghiệp

Vốn đầu tư

Quốc tịch bên nước ngoài

Lý do thu hồi

Xuất khẩu, nhập khẩu        

Phân phối

– Bán buôn

– …………….

 

 

     
       

4/ Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đã được cấp phép

5/ Đề xuất và kiến nghị

THỦ TRƯỞNG

Người lập báo cáo: ………                               CƠ QUAN CẤP PHÉP CÓ THẨM QUYỀN

Điện thoại liên hệ: ………                                             (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Các tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 91, Điều 103, Điều 131 Luật Thương mại khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67 

CHÍNH PHỦ

***

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*******

Số: 37/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại; quảng cáo thương mại; hội chợ, triển lãm thương mại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân trực tiếp thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ xúc tiến thương mại.

2. Các tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 91, Điều 103, Điều 131 Luật Thương mại khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này.

3. Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Thương mại được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Nghị định này như thương nhân, trừ các hoạt động được quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 34 và Điều 36 Nghị định này.

Điều 3. Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại được quy định tại Luật Thương mại và Nghị định này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch (sau đây gọi chung là Sở thương mại) thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

KHUYẾN MẠI

Mục 1:NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI, HẠN MỨC TỐI ĐA GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ DÙNG ĐỂ KHUYẾN MẠI VÀ MỨC GIẢM GIÁ TỐI ĐA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐƯỢC KHUYẾN MẠI

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại

1. Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.

2. Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.

3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).

4. Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

5. Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.

6. Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

7. Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông) để khuyến mại.

Điều 5. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại

1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá trị của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định này.

2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Điều 7 Nghị định này.

3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại phải bỏ ra để có được hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.

Điều 6. Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

Mục 2:CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI

Điều 7. Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền

1. Hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán, cung ứng trên thị trường.

2. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu, khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.

3. Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch vụ mẫu.

Điều 8. Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền; không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không tiền, không kèm theo việc mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa, tặng cho khách hàng, dịch vụ không thu tiền và phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó.

Điều 9. Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó

1. Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này.

2. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.

3. Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

4. Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày.

5. Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

Điều 10. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ

1. Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ kèm theo hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng là phiếu để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của chính thương nhân đó hoặc để mua hàng hóa, nhận cung ứng dịch vụ của thương nhân, tổ chức khác.

2. Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được tặng kèm theo một đơn vị hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trong thời gian khuyến mại phải tuân thủ quy định hạn mức tối đa về giá trị vật chất dùng để khuyến mại quy định tại Điều 5 Nghị định này.

3. Nội dung của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật Thương mại.

Điều 11. Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố

1. Nội dung của phiếu dự thi phải bao gồm các thông tin liên quan được quy định tại Điều 97 Luật thương mại.

2. Nội dung của chương trình thi không được trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

3. Việc tổ chức thi và mở thưởng phải được tổ chức công khai, có sự chứng kiến của đại diện khách hàng và phải được thông báo cho Sở Thương mại nơi tổ chức thi, mở thưởng.

4. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tổ chức thi và trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng mà thương nhân đã công bố.

Điều 12. Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi

1. Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng. Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 triệu đồng trở lên, thương nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

2. Trong trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hóa, thương nhân thực hiện khuyến mại phải thông báo về thời gian và địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hóa cho cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này.

3. Chương trình khuyến mại mang tính may rủi có phát hành vé số dự thưởng phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả xổ số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng;

b) Vé số dự thưởng phải in đủ các nội dung về số lượng vé số phát hành, số lượng giải thưởng, giá trị từng loại giải thưởng, địa điểm phát thưởng, thời gian, địa điểm mở thưởng và các nội dung liên quan quy định tại Điều 97 Luật Thương mại;

c) Việc mở thưởng chỉ áp dụng cho các vé số đã được phát hành.

4. Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 180 (một trăm tám mươi) ngày trong một năm, một chương trình khuyến mại không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày.

5. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng, giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được trích nộp 50% giá trị đã công bố vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 96 Luật Thương mại.

6. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể việc thực hiện khoản 5 Điều này.

Điều 13. Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên

1. Thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ quy định về thông báo các thông tin liên quan tại Điều 97 Luật Thương mại; có trách nhiệm xác nhận kịp thời, chính xác sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên.

2. Thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Ghi rõ tên của thẻ hoặc phiếu;

b) Điều kiện và cách thức ghi nhận sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên, việc mua hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Trong trường hợp không thể ghi đầy đủ các nội dung nêu tại điểm này thì phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các nội dung đó cho khách hàng khi khách hàng bắt đầu tham gia vào chương trình;

c) Các nội dung liên quan được quy định tại Điều 97 của Luật Thương mại.

Điều 14. Khuyến mại hàng hóa, dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác

Đối với chương trình khuyến mại mà hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được mua, bán hoặc cung ứng qua internet và các phương tiện điện tử khác, thương nhân thực hiện khuyến mại phải tuân thủ các quy định về khuyến mại của Luật Thương mại và Nghị định này.

Mục 3:TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI

Điều 15. Thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại

1. Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Mục 2 Chương này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.

2. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm:

a) Tên chương trình khuyến mại;

b) Địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;

c) Hình thức khuyến mại;

d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại;

đ) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình khuyến mại;

e) Khách hàng của chương trình khuyến mại;

g) Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại.

3. Đối với hình thức khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố quy định tại Điều 11 Nghị định này, trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm:

a) Gửi báo cáo bằng văn bản đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại về kết quả trúng thưởng;

b) Thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.

Điều 16. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi

1. Chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi quy định tại Điều 12 Nghị định này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền sau đây:

a) Sở Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Bộ Thương mại đối với chương trình khuyến mại thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại, bao gồm: tên chương trình khuyến mại; địa bàn khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại;

b) Thể lệ chương trình khuyến mại;

c) Mẫu vé số dự thưởng đối với chương trình khuyến mại có phát hành về số dự thưởng;

d) Hình ảnh hàng hóa khuyến mại và hàng hóa dùng để khuyến mại;

đ) Mẫu bằng chứng trúng thưởng (nếu có);

e) Bản sao giấy xác nhận về chất lượng của hàng hóa khuyến mại, hàng hóa dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Văn bản xác nhận việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên chương trình khuyến mại;

b) Hình thức khuyến mại;

c) Tên, địa chỉ, số điện thoại của thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại;

d) Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;

đ) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; tổng giá trị giải thưởng;

e) Thời gian khuyến mại;

g) Địa bàn tổ chức khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại;

h) Xử lý giải thưởng tồn đọng;

i) Thể lệ chương trình khuyến mại;

k) Các nghĩa vụ khác của thương nhân thực hiện khuyến mại.

5. Trường hợp Bộ Thương mại là cơ quan xác nhận việc thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện chương trình khuyến mại kèm theo bản sao văn bản xác nhận của Bộ Thương mại trước khi thực hiện chương trình khuyến mại.

6. Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày hết thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải có văn bản báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này về kết quả chương trình khuyến mại và việc xử lý 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng (nếu có).

Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có trách nhiệm thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trình khuyến mại và tại các địa điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại.

Điều 17. Trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện các chương trình khuyến mại bằng hình thức khác

1. Các chương trình khuyến mại ngoài các hình thức quy định tại Mục 2 Chương này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.

2. Hồ sơ đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thực hiện chương trình khuyến mại hợp lệ, Bộ Thương mại xem xét, xác nhận bằng văn bản việc đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại của thương nhân; trong trường hợp không xác nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho Sở Thương mại nơi thực hiện khuyến mại kèm theo bản sao văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại.

5. Trong vòng 45 (bốn mươi lăm) ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn trao giải thưởng của chương trình khuyến mại, thương nhân thực hiện khuyến mại phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả chương trình khuyến mại.

Điều 18. Công bố kết quả và trao thưởng chương trình khuyến mại

Trong trường hợp chương trình khuyến mại có trao giải thưởng, thời hạn công bố kết quả và trao giải thưởng không được vượt quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc chương trình khuyến mại.

Điều 19. Chấm dứt thực hiện chương trình khuyến mại

Thương nhân thực hiện khuyến mại không được chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp quy định dưới đây:

1. Trong trường hợp bất khả kháng, thương nhân có thể chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn nhưng phải thông báo công khai tới khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.

2. Trường hợp thương nhân bị cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền buộc đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

Điều 20. Đình chỉ thực hiện chương trình khuyến mại

1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền có quyền đình chỉ việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần chương trình khuyến mại của thương nhân nếu phát hiện có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm các quy định tại Điều 100 Luật Thương mại và Điều 4 Nghị định này;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung trong thể lệ chương trình khuyến mại đã đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền.

2. Thương nhân có chương trình khuyến mại bị đình chỉ có nghĩa vụ công bố công khai việc chấm dứt chương trình khuyến mại và thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng đã tham gia chương trình khuyến mại đó, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Thương nhân sử dụng hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng; rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên; thuốc chữa bệnh để khuyến mại dưới mọi hình thức, khi bị đình chỉ việc thực hiện chương trình khuyến mại phải chấm dứt toàn bộ việc thực hiện chương trình khuyến mại

Chương 3:

QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

Mục 1:NỘI DUNG CỦA SẢN PHẨM QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI

Điều 21. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động quảng cáo thương mại

1. Việc sử dụng sản phẩm quảng cáo thương mại có chứa đựng những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải được sự đồng ý của chủ sở hữu đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đó.

2. Thương nhân có quyền đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Sản phẩm quảng cáo thương mại có nội dung so sánh với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thương nhân có quyền so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong sản phẩm quảng cáo thương mại sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh.

Điều 23. Bảo vệ trẻ em trong hoạt động quảng cáo thương mại

1. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa là sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ em.

2. Không được lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm của trẻ em để đưa vào nội dung sản phẩm quảng cáo các thông tin sau đây:

a) Làm giảm niềm tin của trẻ em vào gia đình và xã hội;

b) Trực tiếp đề nghị, khuyến khích trẻ em yêu cầu cha mẹ hoặc người khác mua hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;

c) Thuyết phục trẻ em về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo sẽ có lợi thế hơn nhưng trẻ em không sử dụng hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo;

d) Tạo cho trẻ em suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

Điều 24. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến y tế

Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về y tế.

Điều 25. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng

Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan đến thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi, giống cây trồng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan và không được chứa đựng các nội dung sau:

1. Khẳng định về tính an toàn, tính không độc hại nhưng không có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Khẳng định về hiệu quả và tính năng của thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi, giống cây trồng nhưng không có cơ sở khoa học.

3. Sử dụng tiếng nói, chữ viết hoặc hình ảnh vi phạm quy trình và phương pháp sử dụng an toàn thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 26. Quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa

Ngoài những loại hàng hóa không thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về chất lượng hàng hóa, thương nhân chỉ được phép quảng cáo thương mại đối với hàng hóa thuộc diện phải áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật tương ứng sau khi hàng hóa đó được cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc được công bố tiêu chuẩn chất lượng.

Mục 2:TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢNG CÁO

Điều 27. Trách nhiệm đối với nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại

1. Thương nhân kinh doanh quảng cáo thương mại phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu nội dung sản phẩm quảng cáo của mình vi phạm các nội dung quảng cáo bị cấm tại Luật Thương mại và các nội dung về sản phẩm quảng cáo được quy định tại Nghị định này; phải chấp hành đúng các quy định về sử dụng phương tiện quảng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Người đứng đầu cơ quan quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền tin, báo điện tử và các loại xuất bản phẩm chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo thương mại được quảng cáo trên phương tiện quảng cáo mà mình quản lý.

Điều 28. Đình chỉ thực hiện quảng cáo thương mại

1. Cơ quan quản lý nhà nước về thương mại phối hợp với cơ quan cấp phép thực hiện quảng cáo đình chỉ quảng cáo thương mại trong trường hợp phát hiện nội dung sản phẩm quảng cáo thương mại vi phạm quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp quảng cáo thương mại bị đình chỉ, thương nhân có sản phẩm quảng cáo thương mại và cơ quan quản lý phương tiện quảng cáo có nghĩa vụ tuân thủ quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước nêu tại khoản 1 Điều này.

Chương 4:

HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Mục 1:HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU TẠI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Điều 29. Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

1. Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

2. Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

Điều 30. Trưng bày hàng gỉa, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật

1. Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được trưng bày để so sánh với hàng thật phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

3. Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi được trưng bày phải niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 31. Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại

1. Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có quyền chọn tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại.

2. Trường hợp tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại sử dụng những từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm thương mại thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký;

b) Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.

Điều 32. Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chơ; triển lãm thương mại

Việc cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 33. Tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mục 2:TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC, THAM GIA HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI

Điều 34. Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

1. Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải được đăng ký tại Sở Thương mại, nơi dự kiến tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trước ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triểm lãm.

2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức hội chợ, triển lãm. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thì Sở Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa bàn, Sở Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó.

4. Trường hợp việc hiệp thương quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Sở Thương mại quyết định xác nhận đăng ký cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại căn cứ vào các cơ sở sau đây:

a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tương tự đã thực hiện;

b) Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;

c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự;

d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.

5. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản báo cáo Sở Thương mại về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký tại Sở Thương mại.

Điều 35. Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Sở Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày, trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tùy thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.

2. Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, Sở Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

Điều 36. Tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

1. Việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải được đăng ký tại Bộ Thương mại trước ngày 01 tháng 10 năm trước của năm tổ chức.

2. Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức. Trong trường hợp không xác nhận việc đăng ký, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

3. Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên, chủ đề, thời gian, địa điểm ở nước ngoài, Bộ Thương mại tổ chức hiệp thương để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.

4. Trường hợp việc hiệp thương theo quy định tại khoản 3 Điều này không đạt kết quả, Bộ Thương mại quyết định xác nhận cho một thương nhân hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài dựa trên các cơ sở sau đây:

a) Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đã thực hiện;

b) Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài;

c) Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự ở nước ngoài;

d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.

5. Trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại về kết quả việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài theo những nội dung đã đăng ký tại Bộ Thương mại.

6. Thương nhân tự tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của mình không phải tuân thủ các quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.

Điều 37. Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

1. Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải gửi văn bản đến Bộ Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45 (bốn mươi lăm) ngày trước khi khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tùy thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.

2. Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, Bộ Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.

Điều 38. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại

Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này bao gồm:

1. Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, bao gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có); thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.

3. Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).

Chương 5:THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 39. Thanh tra, kiểm tra

1. Trong quá trình thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại độc lập phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động xúc tiến thương mại phải đảm bảo thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.

2. Cán bộ công chức nhà nước lợi dụng việc kiểm tra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động xúc tiến thương mại, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Xử lý vi phạm

Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại, cá nhân hoạt động thương mại có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của cán bộ, công chức nhà nước. Việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 43. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Học viện hành chính quốc gia;
– VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Website Chính phủ, Ban điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo,
– Lưu: VT, KTTH (5b). Trang 315.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch, Sở Du lịch Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan đăng ký) trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

BỘ THƯƠNG MẠI

******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*********

Số: 09  /2006/TT-BTM

Hà Nội, ngày    25  tháng   5    năm 2006

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 35/2006/NĐ-CP),
Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP như sau:

I. CƠ QUAN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1. Bộ Thương mại là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan đăng ký) trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

2. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch, Sở Du lịch Thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Thương mại) nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây gọi tắt là cơ quan đăng ký) trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

Các thương nhân quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP dự kiến nhượng quyền trong nước thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Sở Thương mại nơi thương nhân đặt trụ sở chính.

3. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký

a) Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc các hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thời gian và các thủ tục hành chính đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;

b) Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân khi hồ sơ của thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;

c) Đảm bảo thời gian đăng ký theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;

d) Thu, trích nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

đ) Đưa và cập nhật thông tin về tình hình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân lên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Thương mại trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày đăng ký, xoá đăng ký, chuyển đăng ký hoặc từ ngày nhận được thông báo của thương nhân về việc thay đổi thông tin đăng ký trong hoạt động nhượng quyền thương mại;

e) Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

g) Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhượng quyền thương mại theo thẩm quyền và thực hiện xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong những trường hợp được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP;

h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

II. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân dự kiến nhượng quyền, bao gồm cả dự kiến nhượng quyền ban đầu và dự kiến nhượng quyền thứ cấp, phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài; bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận trong trường hợp nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt nam;

d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

đ) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

3. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Sở Thương mại bao gồm:

a) Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-2 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

d) Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ;

đ) Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

4. Trong trường hợp giấy tờ tại điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2 và khoản 3 Mục này được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng bởi cơ quan công chứng trong nước. Trường hợp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài tại điểm c khoản 2 Mục này được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

a) Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cơ quan đăng ký phải ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 03 liên theo mẫu TB-1A, TB-1B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, 01 liên giao cho thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và 02 liên lưu tại cơ quan đăng ký;

b) Đối với hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản, theo mẫu TB-2A, TB-2B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Thời hạn xử lý hồ sơ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại  bổ sung hồ sơ đầy đủ;

c) Thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có quyền đề nghị cơ quan đăng ký giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Cơ quan đăng ký có trách nhiệm trả lời đề nghị đó của thương nhân.

6. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu S1, S2 và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản theo mẫu TB-3A, TB-3B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối theo mẫu TB-4A, TB-4B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Cơ quan đăng ký ghi mã số đăng ký trong Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn như sau:

+ Mã số hình thức nhượng quyền: NQR là nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, NQV là nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam, NQTN là nhượng quyền trong nước.

+ Mã số tỉnh: 2 ký tự theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Mã số thứ tự của doanh nghiệp: 6 ký tự, từ 000001 đến 999999.

+ Các mã số được viết cách nhau bằng dấu gạch ngang.

Ví dụ về ghi Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:

+ Công ty A (đăng ký kinh doanh tại Hà Nội) là thương nhân thứ 3 đăng ký hoạt động nhượng quyền trong nước được ghi mã số đăng ký như sau: NQTN-01-000003.

+ Công ty B (đăng ký kinh doanh tại tỉnh Bình Dương) là thương nhân đầu tiên đăng ký hoạt động nhượng quyền ra nước ngoài được ghi mã số đăng ký như sau: NQR-46-000001.

7. Thu lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại  của thương nhân, cơ quan đăng ký thu lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

8. Đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại

Trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước tại khoản 2 Mục I của Thông tư này chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh khác, thương nhân có trách nhiệm đăng ký lại hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan đăng ký nơi mình chuyển đến. Thủ tục đăng ký thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 của Mục này. Trong hồ sơ đăng ký phải có thêm thông báo chấp thuận đăng ký trước đây của cơ quan đăng ký nơi thương nhân đã đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại địa bàn mới, thương nhân có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký trước đây để ra thông báo chuyển đăng ký theo mẫu TB-6C tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

III. THÔNG BÁO THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1. Khi có thay đổi về thông tin đã đăng ký tại Phần A Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này và thông tin tại khoản 3 Điều 19 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thay đổi, thương nhân phải thông báo cho cơ quan đăng ký nơi mình đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại về những thay đổi đó theo mẫu TB-5 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và gửi kèm tài liệu liên quan về những thay đổi đó.

2. Cơ quan đăng ký bổ sung tài liệu vào hồ sơ đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân.

IV. XOÁ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xoá trong những trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.  Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân, cơ quan đăng ký có trách nhiệm công bố công khai tại trụ sở cơ quan việc xoá đăng ký theo mẫu TB-6A, TB-6B tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời cập nhật thông tin lên trang thông tin điện tử (website) của Bộ Thương mại.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Thương mại) có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại thuộc thẩm quyền của Bộ Thương mại theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Sở Thương mại căn cứ vào quy định của pháp luật và hướng dẫn của Thông tư này tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cho thương nhân trên địa bàn.

3. Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại) có trách nhiệm xây dựng trang thông tin điện tử (website), phần mềm quản lý thông tin về tình hình đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, hệ thống đăng ký trực tuyến hoạt động nhượng quyền thương mại để tiếp nhận hồ sơ đăng ký qua mạng, đồng thời hướng dẫn việc thực hiện cho Sở Thương mại và thương nhân.

4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Thương mại để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Nơi nhận:
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
– Công báo;
– Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch, Sở Du lịch Thương mại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– BTM: Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị trực thuộc Bộ Thương mại;
– Lưu: VT, KH-ĐT, PC (2).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Danh Vĩnh

PHỤ LỤC I

MÃ SỐ TỈNH

(Ban hành kèm theo Thông tư số  09 /2006/TT-BTM ngày  25  tháng  5  năm 2006
của Bộ Thương mại)

STT

Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Mã số

1

Hà Nội

01

2

Hải Phòng

02

3

Hà Tây

03

4

Hải Dương

04

5

Hưng Yên

05

6

Hà Nam

06

7

Nam Định

07

8

Thái Bình

08

9

Ninh Bình

09

10

Hà Giang

10

11

Cao Bằng

11

12

Lào Cai

12

13

Bắc Kạn

13

14

Lạng Sơn

14

15

Tuyên Quang

15

16

Yên Bái

16

17

Thái Nguyên

17

18

Phú Thọ

18

19

Vĩnh Phúc

19

20

Bắc Giang

20

21

Bắc Ninh

21

22

Quảng Ninh

22

23

Lai Châu

23

24

Sơn La

24

25

Hoà Bình

25

26

Thanh Hoá

26

27

Nghệ An

27

28

Hà Tĩnh

28

29

Quảng Bình

29

30

Quảng Trị

30

31

Thừa Thiên Huế

31

32

Đà Nẵng

32

33

Quảng Nam

33

34

Quảng Ngãi

34

35

Bình Định

35

36

Phú Yên

36

37

Khánh Hoà

37

38

Kon Tum

38

39

Gia Lai

39

40

Đăk Lăk

40

41

Thành phố Hồ Chí Minh

41

42

Lâm Đồng

42

43

Ninh Thuận

43

44

Bình Phước

44

45

Tây Ninh

45

46

Bình Dương

46

47

Đồng Nai

47

48

Bình Thuận

48

49

Bà Rịa- Vũng Tàu

49

50

Long An

50

51

Đồng Tháp

51

52

An Giang

52

53

Tiền Giang

53

54

Vĩnh Long

54

55

Bến Tre

55

56

Kiên Giang

56

57

Cần Thơ

57

58

Trà Vinh

58

59

Sóc Trăng

59

60

Bạc Liêu

60

61

Cà Mau

61

62

Điện Biên

62

63

Đăk Nông

63

64

Hậu Giang

64

PHỤ LỤC II

CÁC MẪU GIẤY DÙNG TRONG
VIỆC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số   09  /2006/TT-BTM ngày   25  tháng   5   năm 2006
của Bộ Thương mại)

Mẫu MĐ-1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi: Bộ Thương mại

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………

Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………………………….

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):…………………………………………………………………………………

[Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư][1] số:………………………………..

Do:…………………………………………………………..Cấp ngày:………./…………/……………………………

Quốc tịch của thương nhân:……………………………………………………………………….

Vốn điều lệ:………………………………………………………………………………………………………………..

Ngành, nghề kinh doanh:……………………………………………………………………………………………..

Lĩnh vực dự kiến nhượng quyền:…………………………………………………………………..

Hình thức nhượng quyền[2]:…………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ của trụ sở chính:……………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………….Fax: ……………………………………………………………………….

Email (nếu có):……………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ [Việt Nam ra nước ngoài/nước ngoài vào Việt Nam][3]

[Địa điểm nhượng quyền:……………………………………………………….][4]

Thương nhân xin cam kết: Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn này và hồ sơ kèm theo.

Kèm theo đơn:

– …………….;

– …………….;

Đại diện theo pháp luật của thương nhân

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu MĐ-2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi: Sở Thương mại[5]…..

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………

Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………………………….

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):………………………………………………………………………………..

[Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư][6] số:……………………………….

Do:…………………………………………………………..Cấp ngày:………./…………/…………………………..

Vốn điều lệ:……………………………………………………………………………………………………………….

Ngành, nghề kinh doanh:…………………………………………………………………………………………….

Lĩnh vực dự kiến nhượng quyền:………………………………………………………………….

Hình thức nhượng quyền[7]:…………………………………………………………………………………………

Địa chỉ của trụ sở chính:……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………….Fax: ………………………………………………………………………

Email (nếu có):……………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước.

Thương nhân xin cam kết: Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn này và hồ sơ kèm theo.

Kèm theo đơn:

– …………….;

-………….;

-………….;

Đại diện theo pháp luật của thương nhân

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu S1

SỔ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

(Trang bìa)

BỘ THƯƠNG MẠI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỔ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI[8]

(QUYỂN SỐ ….)

NĂM ….

(Trang tiếp theo)

I. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………

Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………………………….

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):…………………………………………………………………………………

[Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư][9] số:…………………………….

Do:………………………………………………………Cấp ngày:…………./…………./…………………………….

Quốc tịch của thương nhân:……………………………………………………………………….

Vốn điều lệ:……………………………………………………………………………………………………………….

Ngành, nghề kinh doanh:…………………………………………………………………………………………….

Lĩnh vực nhượng quyền:…………………………………………………………………………

Hình thức nhượng quyền[10]:…………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ của trụ sở chính:……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………..Fax: ……………………………………………………………………….

Email (nếu có):……………………………………………………………………………………………………….

Mã số đăng ký:……………………………………………………………………………….

[Địa điểm nhượng quyền thương mại:…………………………………………….][11]

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm …

VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Ký tên)

Ghi chú:

[Xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của [tên thương nhân], mã số đăng ký…………… với lý do…………………………………………………….][12]

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm …

VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Ký tên)

(Trang tiếp theo)

II. THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

STT

NỘI DUNG THAY ĐỔI[13]

NGÀY THÔNG BÁO[14]

1

2

3

Mẫu S2

SỔ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

(Trang bìa)

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI[15]

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________________

SỔ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI[16]

(QUYỂN SỐ ….)

NĂM ….

(Trang tiếp theo)

I. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………………

Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………………………….

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):…………………………………………………………………………………

[Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư][17] số:…………………………………

Do:………………………………………………………Cấp ngày:…………./…………./…………………………….

Vốn điều lệ:……………………………………………………………………………………………………………….

Ngành, nghề kinh doanh:…………………………………………………………………………………………….

Lĩnh vực nhượng quyền:………………………………………………………………………….

Hình thức nhượng quyền[18]:……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ của trụ sở chính:……………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………..Fax: ………………………………………………………………………..

Email (nếu có):………………………………………………………………………………………………………..

Mã số đăng ký:………………………………………………………………………………..

 

……ngày…..tháng…..năm …

GIÁM ĐỐC[19]

(Ký tên)

 

Ghi chú:

[Xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của [tên thương nhân], mã số đăng ký…………… với lý do………………………………………………………………

Hoặc

[Tên thương nhân], mã số đăng ký………………, đã chuyển đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sang [địa điểm nơi thương nhân chuyển đăng ký tới]][20]

 

……ngày…..tháng…..năm…

GIÁM ĐỐC2

(Ký tên)

 

(Trang tiếp theo)

II. THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

STT

NỘI DUNG THAY ĐỔI[21]

NGÀY THÔNG BÁO[22]

1

2

3

Mẫu TB-1A

BỘ THƯƠNG MẠI

Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…….tháng……năm…..

GIẤY BIÊN NHẬN

(Liên 1: Giao cho thương nhân

Liên 2: Lưu tại đơn vị tiếp nhận hồ sơ

Liên 3: Lưu tại đơn vị xử lý hồ sơ)

Bộ Thương mại đã nhận của:

[Tên thương nhân đăng ký]

Địa chỉ trụ sở chính:……………………………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………

hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, bao gồm:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày thông báo kết quả: ………./………../………….

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu treo)

Mẫu TB-1B

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI[23]

Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày……. tháng…… năm……..

GIẤY BIÊN NHẬN

(Liên 1: Giao cho thương nhân

Liên 2: Lưu tại đơn vị tiếp nhận hồ sơ

Liên 3: Lưu tại đơn vị xử lý hồ sơ)

Sở Thương mại[24]……………………………….đã nhận của:

[Tên thương nhân đăng ký]

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………………………………………………………

hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, bao gồm:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày thông báo kết quả: ………./………../………….

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu treo)

Mẫu TB-2A

BỘ THƯƠNG MẠI

Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…….tháng……năm…..

THÔNG BÁO

YÊU CẦU BỔ SUNG HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi:……………………………………

Sau khi xem xét hồ sơ đã nhận ngày…….. tháng……… năm………..của [tên thương nhân đăng ký] về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, Bộ Thương mại đề nghị bổ sung trong hồ sơ những tài liệu sau đây:……………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

với lý do …………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

-………….;

-………….;

– Lưu: VT, …

TL. BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-2B

UBND TỈNH……

SỞ THƯƠNG MẠI[25]

Số: ……

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày……tháng…… năm..

THÔNG BÁO

YÊU CẦU BỔ SUNG HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi:……………………………………

Sau khi xem xét hồ sơ đã nhận ngày…….. tháng……… năm………..của [tên thương nhân đăng ký] về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, Sở Thương mại[26] đề nghị bổ sung trong hồ sơ những tài liệu như sau:………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………..

với lý do …………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

-…………;

-…………;

– Lưu: VT,..

GIÁM ĐỐC[27]

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-3A

BỘ THƯƠNG MẠI

Số:…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày……. tháng…….. năm……

THÔNG BÁO

CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi:……………………………………

Sau khi xem xét hồ sơ đã nhận ngày…….. tháng……… năm………..của [tên thương nhân đăng ký] về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Bộ Thương mại thông báo:

Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của [tên thương nhân đăng ký] vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với mã số đăng ký là:…………………..

…………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận:

-…………..;

-…………..;

– Lưu VT, …

TL. BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-3B

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI[28]

Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày……. tháng…… năm……..

THÔNG BÁO

CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi:……………………………………

Sau khi xem xét hồ sơ đã nhận ngày…….. tháng……… năm………..của [tên thương nhân đăng ký] về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Sở Thương mại[29] thông báo:

Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại  của [tên thương nhân đăng ký] vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với mã số đăng ký là:……………….

……………………………………………………………………………………….….

Nơi nhận:

-……………;

-……………;

– Lưu: VT,…

GIÁM ĐỐC[30]

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-4A

BỘ THƯƠNG MẠI

Số:…..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày……. tháng…….. năm……

THÔNG BÁO

TỪ CHỐI ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi:……………………………………

Sau khi xem xét hồ sơ đã nhận ngày…….. tháng……… năm………..của [tên thương nhân đăng ký] về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Bộ Thương mại thông báo:

Từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại  của [tên thương nhân đăng ký] với lý do .………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

-…………..;

-…………..;

– Lưu VT, …

TL. BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-4B

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI[31]

Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày……. tháng…… năm……..

THÔNG BÁO

TỪ CHỐI ĐĂNG KÝ

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi:……………………………………

Sau khi xem xét hồ sơ đã nhận ngày…….. tháng……… năm………..của [tên thương nhân đăng ký] về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Sở Thương mại[32] thông báo:

Từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại  của [tên thương nhân đăng ký] với lý do ………………………………………………………………………………..

Nơi nhận:

-………….;

-………….;

– Lưu: ..

GIÁM ĐỐC[33]

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày…. tháng…. năm…..

THÔNG BÁO

THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐĂNG KÝ

HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Kính gửi: ………………………………

Tên thương nhân: (ghi bằng chữ in hoa)…………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

Tên thương nhân viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có):…………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………

Tên thương nhân viết tắt (nếu có):…………………………………………………………………………

Mã số đăng ký:……………………………………………………………………………

Xin thông báo thay đổi thông tin đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại như sau:

……………………………………………………………………………………….…….……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Kèm theo thông báo[34]:

– …………….;

– …………….;

– …………….

Đại diện theo pháp luật của thương nhân

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-6A

BỘ THƯƠNG MẠI

Số:……………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày……. tháng…….. năm……

THÔNG BÁO

XOÁ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Bộ Thương mại thông báo đã xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại  của:

[Tên thương nhân đăng ký]

Mã số đăng ký:……………………….…………………………………………………

Địa chỉ trụ sở chính:………………….…………………………………………………

Điện thoại:………………………………………………………………………………

với lý do…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận:

– Thương nhân bị xoá đăng ký[35]

-………….;

-………….;

– Lưu VT, …

TL. BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-6B

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI[36]

Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày……. tháng…… năm……..

THÔNG BÁO

XOÁ ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Sở Thương mại[37]…………………………………………………………………………………………………

thông báo đã xoá đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của:

[Tên thương nhân đăng ký]

Mã số đăng ký:………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………………………………………………………

với lý do…………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

Nơi nhận:

-………….;

-………….;

– Lưu: VT,…

GIÁM ĐỐC[38]

(Ký tên và đóng dấu)

Mẫu TB-6C

UBND TỈNH….

SỞ THƯƠNG MẠI[39]

Số: …..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày……. tháng…… năm……..

THÔNG BÁO

CHUYỂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Sở Thương mại[40]…………………………………………………………………………………………………

thông báo:

[Tên thương nhân đăng ký]

Mã số đăng ký:………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………………………………………………………

đã chuyển đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sang [địa điểm nơi thương nhân chuyển đăng ký tới]

Nơi nhận:

-………….;

-………….;

– Lưu: VT,…

GIÁM ĐỐC[41]

(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

BẢN GIỚI THIỆU VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

(Ban hành kèm theo Thông tư số   09  /2006/TT-BTM ngày   25  tháng  5  năm 2006
của Bộ Thương mại)

Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại này bao gồm một số thông tin cần thiết để bên dự kiến nhận quyền thương mại nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên dự kiến nhận quyền cần lưu ý:

* Nếu các bên không có thoả thuận khác, Bên dự kiến nhận quyền có ít nhất 15 ngày để nghiên cứu tài liệu này và các thông tin liên quan khác trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại.

* Nghiên cứu kỹ Luật Thương mại, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP và tài liệu này; thảo luận với những người nhận quyền khác đã hoặc đang kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại; tự đánh giá nguồn tài chính và khả năng của mình trong việc đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong phương thức kinh doanh này.

* Bên dự kiến nhận quyền nên tìm kiếm những tư vấn độc lập về mặt pháp lý, kế toán và kinh doanh trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại.

* Bên dự kiến nhận quyền nên tham gia các khóa đào tạo, đặc biệt nếu trước đó bên dự kiến nhận quyền chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

PHẦN A[42]

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ BÊN NHƯỢNG QUYỀN

1. Tên thương mại của bên nhượng quyền.

2. Địa chỉ trụ sở chính của bên nhượng quyền.

3. Điện thoại, fax (nếu có).

4. Ngày thành lập của bên nhượng quyền.

5. Thông tin về việc bên nhượng quyền là bên nhượng quyền ban đầu hay bên nhượng quyền thứ cấp.

6. Loại hình kinh doanh của bên nhượng quyền.

7. Lĩnh vực nhượng quyền.

8. Thông tin về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại cơ quan có thẩm quyền[43].

II. NHÃN HIỆU HÀNG HÓA/DỊCH VỤ VÀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1. Quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ và bất cứ đối tượng sở hữu trí tuệ nào của bên nhận quyền.

2. Chi tiết về nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ và quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ được đăng ký theo pháp luật.

PHẦN B[44]

I. THÔNG TIN VỀ BÊN NHƯỢNG QUYỀN

1. Sơ đồ tổ chức bộ máy.

2. Tên, nhiệm vụ và kinh nghiệm công tác của các thành viên ban giám đốc của bên nhượng quyền.

3. Thông tin về bộ phận phụ trách lĩnh vực nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền.

4. Kinh nghiệm của bên nhượng quyền trong lĩnh vực kinh doanh nhượng quyền

5. Thông tin về việc kiện tụng liên quan tới hoạt động nhượng quyền thương mại của bên nhượng quyền trong vòng một (01) năm gần đây.

II. CHI PHÍ BAN ĐẦU MÀ BÊN NHẬN QUYỀN PHẢI TRẢ

1.  Loại và mức phí ban đầu mà bên nhận quyền phải trả.

2. Thời điểm trả phí.

3. Trường hợp nào phí được hoàn trả.

III. CÁC NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH KHÁC CỦA BÊN NHẬN QUYỀN

Đối với mỗi một loại phí dưới đây, nói rõ mức phí được ấn định, thời điểm trả phí và trường hợp nào phí được hoàn trả:

1. Phí thu định kỳ.

2. Phí quảng cáo.

3. Phí đào tạo.

4. Phí dịch vụ.

5. Thanh toán tiền thuê.

6. Các loại phí khác.

IV. ĐẦU TƯ BAN ĐẦU CỦA BÊN NHẬN QUYỀN

Đầu tư ban đầu bao gồm các thông tin chính sau đây:

1. Địa điểm kinh doanh.

2. Trang thiết bị.

3. Chi phí trang trí.

4. Hàng hoá ban đầu phải mua.

5. Chi phí an ninh.

6. Những chi phí trả trước khác.

V. NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHẬN QUYỀN PHẢI MUA HOẶC THUÊ NHỮNG THIẾT BỊ ĐỂ PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG KINH DOANH DO BÊN NHƯỢNG QUYỀN QUY ĐỊNH

1. Bên nhận quyền có phải mua những vật dụng hay mua, thuê những thiết bị, sử dụng những dịch vụ nhất định nào để phù hợp với hệ thống kinh doanh do bên nhượng quyền quy định hay không.

2. Liệu có thể chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại không.

3. Nếu được phép chỉnh sửa hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương mại, nói rõ cần những thủ tục gì.

VI. NGHĨA VỤ CỦA BÊN NHƯỢNG QUYỀN

1. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trước khi ký kết hợp đồng.

2. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong suốt quá trình hoạt động.

3. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong việc quyết định lựa chọn mặt bằng kinh doanh.

4. Đào tạo:

a. Đào tạo ban đầu.

b. Những khoá đào tạo bổ sung khác.

VII. MÔ TẢ THỊ TRƯỜNG CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ ĐƯỢC KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1. Bản mô tả về thị trường chung của hàng hóa/dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại.

2. Bản mô tả về thị trường của hàng hóa/dịch vụ là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại thuộc lãnh thổ được phép hoạt động của bên nhận quyền.

3. Triển vọng cho sự phát triển của thị trường nêu trên.

VIII. HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI MẪU

1. Tên các điều khoản của hợp đồng.

2. Thời hạn của hợp đồng.

3. Điều kiện gia hạn hợp đồng.

4. Điều kiện để bên nhận quyền huỷ bỏ hợp đồng.

5. Điều kiện để bên nhượng quyền huỷ bỏ hợp đồng.

6. Nghĩa vụ của bên nhượng quyền/bên nhận quyền phát sinh từ việc huỷ bỏ hợp đồng.

7. Sửa đổi hợp đồng theo yêu cầu của bên nhượng quyền/bên nhận quyền.

8. Quy định về điều kiện chuyển giao hợp đồng nhượng quyền thương mại của bên nhận quyền cho thương nhân khác.

9. Trong trường hợp tử vong, tuyên bố không đủ điều kiện về bên nhượng quyền/bên nhận quyền.

IX. THÔNG TIN VỀ HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1. Số lượng cơ sở kinh doanh của bên nhượng quyền đang hoạt động.

2. Số lượng cơ sở kinh doanh của bên nhượng quyền đã ngừng kinh doanh.

3. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền đã ký với các bên nhận quyền.

4. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền đã được bên nhận quyền chuyển giao cho bên thứ ba.

5. Số lượng các cơ sở kinh doanh của bên nhận quyền được chuyển giao cho bên nhượng quyền.

6. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền bị chấm dứt bởi bên nhượng quyền.

7. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền bị chấm dứt bởi bên nhận quyền.

8. Số lượng các hợp đồng nhượng quyền không được gia hạn/được gia hạn.

X. BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BÊN NHƯỢNG QUYỀN

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 01 năm gần nhất.

XI.  PHẦN THƯỞNG, SỰ CÔNG NHẬN SẼ NHẬN ĐƯỢC HOẶC TỔ CHỨC CẦN PHẢI THAM GIA

Chúng tôi cam kết rằng hệ thống kinh doanh dự kiến để nhượng quyền đã hoạt động được ít nhất một (01) năm; mọi thông tin trong tài liệu này và bất cứ thông tin bổ sung nào và các phụ lục đính kèm đều chính xác và đúng sự thật. Chúng tôi hiểu rằng việc đưa ra bất cứ thông tin gian dối nào trong tài liệu này là sự vi phạm pháp luật.

Đại diện bên nhượng quyền

(Ký tên và đóng dấu)

 


[1] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp

[2] Ghi “Nhượng quyền ban đầu” hay “Nhượng quyền thứ cấp”

[3] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp

[4] Ghi tên nước, vùng lãnh thổ nhượng quyền trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài

[5] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[6] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp

[7] Ghi “Nhượng quyền ban đầu” hay “Nhượng quyền thứ cấp”

[8] Sử dụng Mẫu Sổ khổ A4, bìa cứng

[9] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp.

[10] Ghi “Nhượng quyền ban đầu” hay “Nhượng quyền thứ cấp”.

[11] Ghi tên nước, vùng lãnh thổ nhượng quyền trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài.

[12] Ghi xoá đăng ký trong các trường hợp tại Mục IV của Thông tư này.

[13] Ghi thông tin mà thương nhân thay đổi

[14] Ghi ngày nhận được thông báo thay đổi thông tin của thương nhân

[15] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[16] Sử dụng mẫu Sổ khổ A4, bìa cứng

[17] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp.

[18] Ghi “Nhượng quyền ban đầu” hay “Nhượng quyền thứ cấp”

[19] Giám đốc Sở Thương mại hoặc người được Giám đốc Sở uỷ quyền

[20] Ghi xoá đăng ký trong các trường hợp tại Mục IV của Thông tư này hoặc chuyển đăng ký trong trường hợp tại khoản 8 Mục II của Thông tư này.

[21] Ghi thông tin mà thương nhân thay đổi

[22] Ghi ngày nhận được thông báo thay đổi thông tin của thương nhân

[23] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[24] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[25] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[26] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[27] Giám đốc Sở Thương mại hoặc người được Giám đốc sở uỷ quyền

[28] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[29] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[30] Giám đốc Sở Thương mại hoặc người được Giám đốc sở uỷ quyền

[31] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[32] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[33] Giám đốc Sở Thương mại hoặc người được Giám đốc sở uỷ quyền

[34] Những tài liệu liên quan tới thay đổi

[35] Gửi cho thương nhân trong trường hợp thương nhân ngừng hoặc chuyển đổi ngànhnghề kinh doanh

[36] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[37] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[38] Giám đốc Sở Thương mại hoặc người được Giám đốc sở uỷ quyền

[39] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[40] Lựa chọn ghi nội dung phù hợp với tên của Sở

[41] Giám đốc Sở Thương mại hoặc người được Giám đốc sở uỷ quyền

[42] Thương nhân phải thông báo với cơ quan đăng ký khi thay đổi nội dung thông tin trong Phần này theo hướng dẫn tại Mục III của Thông tư này.

[43] Thương nhân bổ sung thông tin này sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền

[44] Thương nhân định kỳ thông báo những nội dung trong Phần này cho cơ quan đăng ký có thẩm quyền chậm nhất là vào ngày 15/01 hàng năm.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

“Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 19/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ XUẤT XỨ HÀNG HOÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, xuất xứ hàng hoá nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Thương nhân.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hoá; tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

3. Cơ quan kiểm tra xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Tổ chức giám định xuất xứ hàng hoá.

5. Tổ chức và cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Xuất xứ hàng hóa” là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

2. “Quy tắc xuất xứ ưu đãi” là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thoả thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

3. “Quy tắc xuất xứ không ưu đãi” là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.

4. “Giấy chứng nhận xuất xứ” là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.

5. “Chuyển đổi mã số hàng hóa” là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này.

6. “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được sản xuất ra.

7. “Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá” là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hóa.

8. “Thay đổi cơ bản” là việc một hàng hoá được biến đổi qua một quá trình sản xuất, để hình thành một vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hoá ban đầu.

 

9. “Sản xuất” là các phương thức để tạo ra hàng hoá bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

10. “Nguyên liệu” bao gồm nguyên liệu thô, thành phần, phụ tùng, linh kiện, bộ phận rời và các hàng hoá mà có thể hợp lại để cấu thành một hàng hoá khác sau khi trải qua một quá trình sản xuất.

11. “Sản phẩm” là vật phẩm có giá trị thương mại, đã trải qua một hay nhiều quá trình sản xuất.

12. Hàng hoá bao gồm nguyên liệu hoặc sản phẩm.

Chương 2:

QUY TẮC XUẤT XỨ ƯU ĐÃI

Điều 4. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các điều ước quốc tế

Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định chi tiết việc thi hành các Điều ước này.

Điều 5. Quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác

Việc xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác được thực hiện theo quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này.

Chương 3:

QUY TẮC XUẤT XỨ KHÔNG ƯU ĐÃI

Điều 6. Hàng hoá có xuất xứ

Hàng hoá được coi là có xuất xứ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Xuất xứ thuần tuý.

2. Xuất xứ không thuần tuý.

Điều 7. Xác định hàng hoá có xuất xứ thuần tuý

Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý nêu tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này.

4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 tại Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ, với điều kiện quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký với quốc gia đó và được phép treo cờ của quốc gia đó.

8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này được đăng ký ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

9. Các vật phẩm có được ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó hiện không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.

10. Các hàng hoá có được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này ở quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Điều 8. Xác định hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý

1. Hàng hóa có xuất xứ không thuần tuý nêu tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này được công nhận có xuất xứ từ một quốc gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ đó thực hiện cộng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa này.

2. Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hoá” là tiêu chí chính để xác định sự thay đổi cơ bản của hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này.

Tiêu chí “Tỉ lệ phần trăm của giá trị” và tiêu chí “Công đoạn gia công hoặc chế biến hàng hóa” được lấy làm các tiêu chí bổ sung hoặc thay thế khi xác định thay đổi cơ bản của hàng hoá.

3. Bộ Thương mại ban hành Danh mục hàng hoá sử dụng tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm của giá trị” và tiêu chí “Công đoạn gia công hoặc chế biến hàng hoá” quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 9. Những công đoạn gia công, chế biến giản đơn không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá

Những công đoạn gia công chế biến dưới đây, khi được thực hiện riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá:

1. Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

5. Việc trộn đơn giản các sản phẩm, kể cả các thành phần khác nhau, nếu một hay nhiều thành phần cấu thành của hỗn hợp không đáp ứng điều kiện đã quy định để có thể được coi như có xuất xứ tại nơi thực hiện việc này.

6. Việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

7. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này.

8. Giết, mổ động vật.

Điều 10. Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ, hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc bị tháo rời

1. Vật phẩm dùng để đóng gói, nguyên liệu đóng gói, và bao bì của hàng hoá được coi như có cùng xuất xứ đối với hàng hoá mà nó chứa đựng và thường dùng để bán lẻ.

2. Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hoá; phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ đi kèm hàng hoá với chủng loại số lượng phù hợp cũng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó.

3. Hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc đang ở tình trạng bị tháo rời được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng do điều kiện vận tải hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu người nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng chuyến hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hoá đó.

Điều 11. Các yếu tố gián tiếp không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá

Xuất xứ của công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, năng lượng được sử dụng để sản xuất hàng hóa hoặc nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng không còn lại trong hàng hóa hoặc không được tạo nên một phần của hàng hóa không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

Chương 4:

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA; THỦ TỤC KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 12. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu

1. Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định.

2. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung bộ hồ sơ đó.

3. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì thời hạn cấp có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.

4. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ quy định tại Nghị định này hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ.

5. Trong trường hợp cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hoá, Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hoá này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu.

Điều 13. Quy định các trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan.

Trong những trường hợp sau, Giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

1. Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.

2. Hàng hóa có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo thuế suất tối huệ quốc Việt Nam trên cơ sở có đi có lại hoặc trên cơ sở đơn phương.

Trong trường hợp không có Giấy chứng nhận xuất xứ thì người nhập khẩu phải có cam kết hàng hóa có xuất xứ từ những nước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung cam kết đó.

3. Hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước hoặc nhóm nước cùng là thành viên.

4. Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.

5. Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng.

Điều 14. Xác nhận trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Người nhập khẩu nếu có nhu cầu xác nhận trước xuất xứ cho hàng nhập khẩu phải gửi văn bản, tài liệu liên quan đề nghị cơ quan Hải quan xác nhận bằng văn bản về xuất xứ cho lô hàng sắp được nhập khẩu.

Điều 15. Thủ tục xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu

1. Sau khi nhận được bộ hồ sơ đăng ký Tờ khai Hải quan của người nhập khẩu, cơ quan Hải quan tiến hành xem xét việc xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu.

2. Đối với hàng hoá đã nhập khẩu phù hợp với hàng hoá được nêu trong xác nhận trước về xuất xứ, cơ quan Hải quan không xác định lại xuất xứ. Trường hợp phát hiện hàng hoá đã nhập khẩu không phù hợp với hàng hoá được nêu trong xác nhận trước về xuất xứ, cơ quan Hải quan căn cứ theo các quy định tại Nghị định này để xác định lại xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu.

3. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hoá, cơ quan Hải quan có thể gửi yêu cầu kiểm tra cùng với Giấy chứng nhận xuất xứ có liên quan tới tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ. Yêu cầu kiểm tra phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xác thực của Giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hoá đang xem xét.

4. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được phép thông quan theo các thủ tục hải quan thông thường.

5. Việc kiểm tra được quy định tại khoản 3 Điều này phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Điều 16. Lưu trữ và giữ bí mật thông tin

1. Hồ sơ liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, xác định xuất xứ được tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, cơ quan Hải quan, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ lưu trữ ít nhất trong ba (03) năm, kể từ ngày cấp hoặc ngày xác nhận.

2. Các thông tin và tài liệu dùng cho việc kiểm tra, xác định xuất xứ, phải được các cơ quan có liên quan giữ bí mật, trừ việc cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thương mại

 

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

2. Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

3. Quản lý hoạt động nghiên cứu, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa.

4. Chủ trì đàm phán về Quy tắc xuất xứ theo các Điều ước quốc tế.

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính:

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu.

2. Tổ chức thực hiện quy chế kiểm tra xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu.

3. Tổ chức mạng lưới thông tin, chế độ báo cáo, xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan có liên quan

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại và Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hoá theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Chương 6:

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI

Điều 20. Xử lý vi phạm

1. Mọi hành vi vi phạm các quy định về Giấy chứng nhận xuất xứ quy định tại Nghị định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Cán bộ, công chức và cá nhân thuộc các tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ quan kiểm tra xuất xứ hàng hóa và cơ quan giám định hàng hoá vi phạm các quy định tại Nghị định này hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không đúng theo quy định của Nghị định này, hoặc gây khó khăn, cản trở trong việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm tra xuất xứ hàng hoá, có hành vi vi phạm khác trong khi thi hành nhiệm vụ, tùy theo tính chất, mức độ, mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp việc vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3. Giấy chứng nhận xuất xứ bị sử dụng sai mục đích hoặc được cấp do thực hiện những hành vi trái pháp luật sẽ bị thu hồi.

Điều 21. Giải quyết khiếu nại đối với xuất xứ hàng hoá

Trong trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu hoặc bị từ chối công nhận xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu, người đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hoặc người nhập khẩu có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Trừ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến xuất xứ ưu đãi nhằm thực thi các Điều ước quốc tế, các quy định về xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu trái với những quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Học viện Hành chính quốc gia;
– VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (5b). XH (320b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
********

Số: 20/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại

1. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

2. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.

3. Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.

Điều 4. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại với các nội dung quản lý cụ thể sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

b) Hướng dẫn và kiểm tra các Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) trong việc đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

c) Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại khi cần thiết;

d) Xây dựng hệ thống thông tin để quản lý thống nhất việc đăng ký con dấu nghiệp vụ của các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;

đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đăng ký kinh doanh hướng dẫn thực hiện việc đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo quy định tại Nghị định này.

Điều 5. Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại của thương nhân nước ngoài

1. Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài quy định tại Điều 267 Luật Thương mại được tiến hành theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này.

Chương 2:

GIÁM ĐỊNH VIÊN, DẤU NGHIỆP VỤ VÀ ỦY QUYỀN GIÁM ĐỊNH

Mục 1: GIÁM ĐỊNH VIÊN

Điều 6. Công nhận giám định viên

1. Thương nhân kinh doanh (giám đốc doanh nghiệp) dịch vụ giám định thương mại ra quyết định công nhận giám định viên đối với những người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 Luật Thương mại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Chỉ những người có quyết định được công nhận là giám định viên của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên

Khi thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, giám định viên có quyền và nghĩa vụ sau:

1. Độc lập thực hiện việc giám định được giao và phải từ chối thực hiện việc giám định khi việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của mình.

2. Thực hiện việc giám định một cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác, theo đúng yêu cầu chính đáng đã được thoả thuận với bên yêu cầu giám định.

3. Có quyền yêu cầu được cung cấp thông tin tài liệu cần thiết liên quan tới công việc giám định mà mình được phân công thực hiện.

4. Có quyền từ chối sự can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vào hoạt động giám định dẫn đến sai lệch tính chính xác, trung thực của dịch vụ giám định mà mình đang thực hiện.

5. Phản ánh trung thực kết quả giám định trong Chứng thư giám định và ký Chứng thư giám định.

6. Có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin, tài liệu liên quan tới kết quả giám định theo yêu cầu của khách hàng.

7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về tính chính xác của kết quả giám định.

Mục 2: DẤU NGHIỆP VỤ TRONG CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH

Điều 8. Chữ ký và con dấu nghiệp vụ

1. Chữ ký trong Chứng thư giám định được quy định như sau:

a) Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ở phía dưới bên phải của Chứng thư giám định;

b) Chữ ký của giám định viên ở phía dưới bên trái của Chứng thư giám định.

2. Con dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định có hình chữ nhật, chiều dài 6cm, chiều rộng 2cm. Phía trên con dấu có dòng chữ “Thay mặt Công ty”, phía dưới con dấu có biểu tượng (nếu có) và tên của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

3. Con dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định được đóng trùm lên khoảng một phần ba (1/3) về phía bên trái chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

4. Mực in dấu thống nhất dùng màu xanh.

Điều 9. Đăng ký dấu nghiệp vụ

1. Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) nơi thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đăng ký kinh doanh có trách nhiệm lập Sổ riêng để đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại nộp lệ phí khi đăng ký dấu nghiệp vụ; mức lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 10. Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ

1. Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bao gồm:

a) Đơn đề nghị đăng ký dấu nghiệp vụ theo mẫu do Bộ Thương mại ban hành;

b) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (đối với thương nhân hoạt động theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam);

 

c) Mẫu con dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định mà thương nhân dự định đăng ký.

 

2. Trường hợp thay đổi, bổ sung con dấu nghiệp vụ trong chứng thư giám định thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải đăng ký lại với Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) nơi thương nhân đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký lại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 11. Thời hạn trả lời hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ đề nghị đăng ký dấu nghiệp vụ đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) nơi thương nhân đăng ký kinh doanh có trách nhiệm đăng ký con dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản.

2. Trường hợp không chấp nhận việc đăng ký dấu nghiệp vụ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Xoá đăng ký dấu nghiệp vụ

1. Việc xoá đăng ký dấu nghiệp vụ khỏi Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ được cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện trong những trường hợp sau:

a) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;

b) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

c) Thương nhân hoặc người đại diện có thẩm quyền của thương nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động giám định.

2. Trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có trách nhiệm nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ.

3. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thu hồi dấu nghiệp vụ và công bố công khai việc thu hồi này.

Mục 3: ỦY QUYỀN GIÁM ĐỊNH

Điều 13. Hợp đồng uỷ quyền giám định

Hợp đồng ủy quyền giám định phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Chứng thư giám định trong trường hợp ủy quyền giám định

Trong Chứng thư giám định do thương nhân được ủy quyền cấp phải ghi rõ “Thực hiện theo ủy quyền của (ghi rõ tên thương nhân ủy quyền)” và đóng dấu nghiệp vụ của thương nhân được ủy quyền theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Điều 15. Ủy quyền lại

1. Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho bên thứ ba nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

2. Hợp đồng uỷ quyền lại phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu.

3. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ quyền giám định.

1. Bên uỷ quyền giám định có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên được ủy quyền giám định thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;

b) Yêu cầu bên được uỷ quyền giám định thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc theo hợp đồng uỷ quyền;

c) Được yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này.

2. Bên uỷ quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ yêu cầu giám định;

b) Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với bên yêu cầu giám định;

c) Trả thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;

d) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

1. Bên được uỷ quyền giám định có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu bên ủy quyền giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ việc giám định theo hợp đồng ủy quyền giám định;

b) Được thuê chuyên gia giám định trong và ngoài nước để thực hiện dịch vụ giám định; được tạm nhập tái xuất phương tiện kỹ thuật để thực hiện nghiệp vụ giám định;

c) Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định.

2. Bên được uỷ quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện công việc theo hợp đồng ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;

b) Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;

c) Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;

d) Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

đ) Cung cấp chứng thư giám định theo hợp đồng uỷ quyền.

Điều 18. Giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước

1. Khi có yêu cầu giám, các cơ quan, tổ chức nhà nước tiến hành lựa chọn (bằng văn bản) thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Thương mại và phải phù hợp với yêu cầu giám định cụ thể để thực hiện yêu cầu giám định của mình.

2. Cơ quan, tổ chức nhà nước yêu cầu giám định có trách nhiệm trả thù lao giám định cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo thoả thuận giữa hai bên trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm yêu cầu giám định.

Mục 4: XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI

Điều 19. Hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại

1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, giám định viên có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chớnh hoặc truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự theo quy định của pháp luật:

a) Kinh doanh dịch vụ giám định khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Cung cấp dịch vụ giám định ngoài lĩnh vực đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư;

c) Công nhận giám định viên đối với người chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 259 Luật Thương mại;

d) Sử dụng dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định khi con dấu đó chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;

đ) Thực hiện việc giám định trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định và của giám định viên;

e) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện dịch vụ giám định cho thương nhân nước ngoài không có hợp đồng uỷ quyền thực hiện dịch vụ giám định;

h) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.

2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại hoặc giám định viên vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan, ngoài việc bị xử lý về trỏch nhiệm hành chớnh, dõn sự, hỡnh sự cũn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm

Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm đối với các hành vi quy định tại Điều 19 Nghị định này được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá.

3. Những quy định trước đây về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trái với quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trước ngày Nghị định này có hiệu lực có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định này.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận: 

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Toà án nhân dân tối cao; – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Học viện Hành chính quốc gia;
– VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
BĐH 112, Website Chớnh phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KTTH (5b). Trang 320b.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

 

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.