a522a6005d1cb428ea34ef1769cd7452_M

ĐỒNG LOẠT TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU Ở CÁC DOANH NGHIỆP

Đồng loạt tăng lương tối thiểu ở các doanh nghiệp

Mức lương tối thiểu vùng sắp tới đối với lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn hiện nay khoảng từ 100.000 đến 370.000 đồng mỗi tháng.

Mức lương tối thiểu vùng sắp tới đối với lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn hiện nay khoảng từ 100.000 đến 370.000 đồng mỗi tháng.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước. Theo đó, mức lương này tùy theo vùng sẽ lần lượt áp với 2 mốc thời gian khác nhau là từ ngày 1/1/2011 và ngày 1/7/2011.

Mức lương tối thiểu cho lao động làm việc ở các đơn vị trên được chia theo 4 vùng. Riêng khu vực 1 (gồm Hà Nội và TP HCM) mức lương tối thiểu vùng tăng từ 210.000 đồng đến 370.000 đồng. Khu vực 2 có mức lương tăng từ 160.000 đồng 320.000 đồng. Khu vực 3 tăng 130.000- 240.000 đồng. Khu vực 4 tăng 100.000 đồng.

Sau điều chỉnh, mức lương tối thiểu cao nhất của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,55 triệu đồng (áp dụng với vùng I) và thấp nhất là 1,1 triệu đồng một tháng (áp dụng với vùng IV). Các vùng II và III áp dụng lần lượt 1,35 triệu và 1,17 triệu đồng một tháng. Hiện nay, mức lương của các doanh nghiệp tại 4 khu vực này dao động từ 1 triệu đến 1,34 triệu đồng mỗi tháng.

Với các doanh nghiệp trong nước, mức lương tối thiểu vùng mới sẽ dao động từ 830.000 đến 1,35 triệu đồng thay vì 730.000 đến 980.000 đồng mỗi tháng như hiện nay.

Mức lương tối thiểu vùng được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động… Đối với người lao động đã qua học nghề mức tiền lương thấp nhất phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Kỳ Duyên

eb6c7c01c4e98e1f2578f9959463b973_M

GỠ KHÓ CHO DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU THỦY SẢN

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản

TT – Bộ NN-PTNT vừa ban hành thông tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản khi thực hiện thông tư 25 của bộ có hiệu lực từ ngày 1-9. Theo đó, hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu không bắt buộc phải có chứng nhận từ cơ quan chức năng VN đối với cơ sở sản xuất ở nước ngoài.

TT – Bộ NN-PTNT vừa ban hành thông tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản khi thực hiện thông tư 25 của bộ có hiệu lực từ ngày 1-9. Theo đó, hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu không bắt buộc phải có chứng nhận từ cơ quan chức năng VN đối với cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Đối với hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật để chế biến và tiêu thụ trong nước vẫn phải thực hiện mọi quy định thông tư 25 đưa ra.
Xuất khẩu cá tra trong tám tháng đạt trên 776 triệu USD. Trong ảnh: chế biến cá ba sa xuất khẩu tại Công ty Cafatex, Hậu Giang – Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp được tự do nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để chế biến và tái xuất, miễn là lô hàng thỏa mãn các yêu cầu kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và kiểm dịch tại cửa khẩu.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đã phản ảnh nhiều quốc gia không gửi danh sách các đơn vị xuất khẩu đạt chứng nhận VSATTP cho phía VN nên việc nhập khẩu không thể thực hiện được, nhiều công ty có nguy cơ đóng cửa do thiếu nguyên liệu.

* Liên quan đến phản ảnh của doanh nghiệp nhập khẩu thịt đông lạnh về việc không có cơ quan nào đứng ra kiểm tra và cấp chứng nhận VSATTP, dẫn đến từ đầu tháng 9 đến nay đã có trên 300 container thịt nhập khẩu tồn tại cảng Sài Gòn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương cho biết đó là trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad).

Trong buổi làm việc với báo chí chiều 9-9, ông Phương cho biết đã quy rõ trách nhiệm của Nafiqad trong việc kiểm tra và cấp chứng nhận đảm bảo VSATTP trong thông tư 25 nhưng đơn vị này đã không thực hiện trong thời gian qua. Thứ trưởng Lương Lê Phương đã chỉ đạo trực tiếp Nafiqad tiến hành công tác này kể từ ngày 10-9 để giải phóng hàng nhập khẩu còn tồn tại cảng cho các doanh nghiệp.

* Theo Bộ NN-PTNT, tính đến hết tháng 8 xuất khẩu thủy sản của VN đạt 2,948 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó mặt hàng tôm đạt kim ngạch 1,2 tỉ USD và cá tra đạt 776,8 triệu USD.

TRẦN MẠNH

theo báo tuổi trẻ

 

 

64f1bd36159ab528d3f0e600c8367f84_M

ĐẠI DIỆN PHÁP NHÂN GIAO DỊCH CÓ CẦN CON DẤU?

Đại diện pháp nhân giao dịch có cần con dấu?

16/08/2013 – 06:20

Đại diện công ty bán đất nhưng trong hợp đồng không đóng dấu của công ty thì hợp đồng đó có hợp pháp?

Tháng 9-2011, Hội đồng thành viên Công ty TNHH Vĩnh Tường (Đồng Nai) đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Bích Hạnh làm phó giám đốc công ty. Ba ngày sau khi được bổ nhiệm, bà Hạnh đại diện Công ty Vĩnh Tường làm hợp đồng vay 10 triệu USD của bà Đồng Thị Lan. Sau đó, bà Lan đã dùng số nợ 10 triệu USD nói trên của Công ty Vĩnh Tường để góp vốn vào Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai.

Cấn nợ bằng đất và tài sản?

Tháng 11-2011, giám đốc Công ty Vĩnh Tường lập hợp đồng ủy quyền cho bà Hạnh được thay mặt, nhân danh công ty chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại thửa đất 117, 150 tại phường Tân Mai (TP Biên Hòa)… Tiếp đó, giám đốc công ty lập thêm hợp đồng ủy quyền cho bà Hạnh được quyền chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất tại thửa đất 117, 150 tại phường Tân Mai (TP Biên Hòa)… Cả hai hợp đồng ủy quyền này đều được lập tại văn phòng công chứng.

Để cấn trừ khoản nợ của bà Lan, tháng 7-2012, bà Hạnh đã đại diện Công ty Vĩnh Tường làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng hai thửa đất 117, 150 và tài sản khác gắn liền với đất (trung tâm thương mại, khách sạn bốn sao…) cho Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai với giá 228 tỉ đồng. Hợp đồng này cũng được công chứng.

Sau khi có trong tay hợp đồng chuyển nhượng, Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai đã nộp đơn khởi kiện, đề nghị TAND tỉnh Đồng Nai công nhận hợp đồng, buộc Công ty Vĩnh Tường phải giao toàn bộ diện tích đất và tài sản gắn liền với đất, xuất hóa đơn GTGT theo giá thanh toán 228 tỉ đồng và làm thủ tục sang tên.Tòa công nhận

Trong khi đó, phía Công ty Vĩnh Tường không chấp nhận các yêu cầu trên bởi cho rằng mọi giao dịch, từ việc vay tiền bà Lan đến chuyển nhượng đất và tài sản trên đất cho Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai đều do bà Hạnh tự ý thực hiện. Chuyện này thể hiện bằng việc các hợp đồng vay tiền, chuyển nhượng đều không hề có con dấu của công ty, chỉ có chữ ký và họ tên của bà Hạnh.

Mới đây, xử sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai nhận định khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai thì bà Hạnh đã được bổ nhiệm là phó giám đốc Công ty Vĩnh Tường. Ngoài ra, bà Hạnh đã được giám đốc Công ty Vĩnh Tường ủy quyền cho phép chuyển nhượng hai thửa đất và tài sản gắn liền với đất của công ty. Việc bà Hạnh ký hợp đồng chuyển nhượng là hợp pháp cả về hình thức lẫn nội dung.

Từ đó, tòa đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai. Sau phiên xử này, phía Công ty Vĩnh Tường đã kháng cáo.

Pháp nhân giao dịch có cần con dấu?

Từ vụ việc trên, một vấn đề được đặt ra: Một người đại diện pháp nhân ký hợp đồng với đối tác nhưng hợp đồng không được đóng dấu của pháp nhân thì hợp đồng có giá trị pháp lý, có hợp pháp hay không?

Theo công chứng viên Phan Thị Vân Anh (Người công chứng hợp đồng chuyển nhượng trong vụ việc trên), việc hợp đồng không có con dấu của Công ty Vĩnh Tường là do bà Hạnh chỉ là phó giám đốc nên không có thẩm quyền mang con dấu ra khỏi công ty. “Chúng tôi căn cứ vào biên bản cuộc họp hội đồng thành viên và hợp đồng ủy quyền của giám đốc Công ty Vĩnh Tường cho bà Hạnh để chứng nhận hợp đồng. Bà Hạnh làm hợp đồng chuyển nhượng đã thể hiện đúng với ý chí của các hội đồng thành viên Công ty Vĩnh Tường nên không có gì sai so với quy định của pháp luật” – bà Anh khẳng định.

Đồng tình, công chứng viên Phan Văn Cheo (Văn phòng công chứng Sài Gòn) cho biết: Hiện chưa có quy định pháp luật nào điều chỉnh hay hướng dẫn về chuyện này. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân ông thì giao dịch vẫn hợp pháp nếu không trái với nội dung và phạm vi ủy quyền.

Ngược lại, công chứng viên Đỗ Hà Hồng (Trưởng Phòng Công chứng số 5, TP.HCM) lại cho rằng một phó giám đốc khi đại diện công ty thực hiện giao dịch thì bắt buộc phải sử dụng con dấu của công ty. Có con dấu thì giao dịch mới được coi là hợp lệ. Chỉ trừ trường hợp công ty ủy quyền cho một người ngoài công ty thì lúc đó là ủy quyền cá nhân nên mới không cần con dấu khi đại diện công ty giao dịch.

TS Nguyễn Văn Tiến (Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng nghiêng về hướng này. Theo ông, phó giám đốc được ủy quyền thực hiện giao dịch thì sẽ được phép thay mặt công ty để ký kết giao dịch. Tuy nhiên, chính công ty chứ không phải phó giám đốc có quyền lợi và nghĩa vụ đối với giao dịch đó. Vì vậy, con dấu là bằng chứng thể hiện ý chí và sự ràng buộc về mặt pháp lý của pháp nhân đối với giao dịch. Không có con dấu thì giao dịch không được coi là hợp pháp.

Tiêu Điểm

Giá trị của con dấu

Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.

(Điều 1 Nghị định 58/2001)

Không nhất thiết lúc nào cũng phải có con dấu

Một khi Công ty Vĩnh Tường đã ủy quyền hợp pháp cho bà Hạnh thì các giao dịch trong phạm vi ủy quyền, trong thời hạn ủy quyền sẽ là hợp pháp và không nhất thiết bắt buộc phải có con dấu. Giao dịch của đại diện pháp nhân có thể bị tuyên vô hiệu nếu vừa không có văn bản ủy quyền hợp pháp vừa không có con dấu của pháp nhân trong hợp đồng.

LS Trương Xuân Tám, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

 

TIẾN HIỂU

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

9e02b4257c05e19434bd28a1f3ded3e5_M

DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC CHO NHAU VAY TIỀN MẶT

Doanh nghiệp không được cho nhau vay tiền mặt

(PL)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 222 quy định việc thanh toán bằng tiền mặt. Theo đó, các doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn, mua bán chuyển nhượng phần góp vốn hoặc khi vay và cho vay lẫn nhau. Không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch đối với các tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, các tổ chức sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân giao dịch chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán, trong các giao dịch đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán.

Ngoài ra, cho phép ngân hàng được giải ngân vốn cho vay đối với khách hàng bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khách hàng khi rút tiền mặt với số lượng lớn phải thông báo trước cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ ấn định mức phí dịch vụ tiền mặt đối với khách hàng và niêm yết công khai. Quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1-3-2014.

Đ.LIÊN

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)