c1572c59821062c96d0fc33ad32a2983_M

PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI LÀ CHUNG THẨM

Phán quyết của trọng tài thương mại là chung thẩm

Luật Trọng tài thương mại gồm 13 chương, 82 điều, quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm: giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Luật Trọng tài thương mại gồm 13 chương, 82 điều, quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm: giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Xác định mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài thương mại với Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án

Đây là một trong những tâm điểm quan trọng nhất của Luật Trọng tài thương mại. Điều này sẽ tạo điều kiện để các cơ quan tư pháp và Hội đồng trọng tài cũng như các bên tranh chấp tránh được lúng túng trong các trường hợp cụ thể.
Theo luật, thẩm quyền của Tòa án được ghi nhận tại Điều 7 và một số điều khác đã ghi nhận những trường hợp hỗ trợ cụ thể của Tòa án đối với Trọng tài.

Thẩm quyền của Viện Kiểm sát được quy định tại điều 46 về thu thập chứng cứ, điều 47 về triệu tập người làm chứng, điều 53 về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, điều 71 về hủy phán quyết Trọng tài.

Thẩm quyền của cơ quan Thi hành án cũng đã được quy định tại Điều 8 của Luật.

Trọng tài thương mại không phải là doanh nghiệp mà là tổ chức xã hội – nghề nghiệp nên việc thành lập phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi được thành lập phải đăng ký hoạt động.

Phán quyết của Trọng tài thương mại là chung thẩm

Theo Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh, trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian xử lý nhanh, nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị.

Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của trọng tài viên.

Thẩm quyền của trọng tài thương mại bao gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài thương mại… với hai hình thức hoạt động là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc.

Cũng theo quy định của luật này, tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Một trong các căn cứ khiến phán quyết trọng tài bị hủy là chứng cứ giả mạo; trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài…

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011

Tags: No tags

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *