HẠN CHẾ GIAM NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Thay vì trừng phạt, giáo dục và hỗ trợ cho người chưa thành niên phạm luật sẽ có hiệu quả phòng ngừa tái phạm cao hơn.

Ngày 25-2, tại UBND quận 1 (TP.HCM), các ban, ngành đã tổ chức hội thảo triển khai kế hoạch hỗ trợ người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng.

Đây là chương trình nằm trong kế hoạch hỗ trợ NCTN vi phạm pháp luật do UBND TP phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) triển khai tại quận 1 và quận Bình Thạnh.

Theo báo cáo của VKSND quận 1, trong năm 2013, địa bàn quận có 27 bị can là NCTN phạm các tội như cố ý gây thương tích, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản và có cả chống người thi hành công vụ. Với NCTN vi phạm pháp luật nói chung thì số lượng này nhiều hơn.

Với phương châm phòng ngừa là chính, quận đã cho các phường rà soát số liệu trẻ em có nguy cơ vi phạm pháp luật, trẻ chưa ngoan. Các em này thường sống trong những gia đình có cha mẹ ly hôn, cha mẹ phạm tội, gia đình có bạo hành… “Quận đã đưa các em này cùng với những em đã vi phạm pháp luật đi thăm Trường Giáo dưỡng số 4 và tham gia hoạt động hướng nghiệp dạy nghề tại Trường Nghiệp vụ nhà hàng dành cho trẻ em đường phố, các lớp kỹ năng sống để các em có định hướng sống đúng đắn. Không chỉ các em, 40 bà mẹ có con chưa ngoan cũng được mời tham dự lớp sinh hoạt kỹ năng thể hiện tình cảm trong gia đình để họ biết cách gần gũi, quan tâm giáo dục con cái” – bà Phạm Thị Thu Giang, Phó phòng LĐ-TB&XH quận 1, cho biết.

 

Chăm sóc, giáo dục những trẻ có nguy cơ vi phạm pháp luật cũng là một khâu quan trọng trong kế hoạch giúp đỡ NCTN phạm luật. Trong ảnh: Trường Thiếu niên thành phố, nơi có nhiều trẻ chưa ngoan đang được chăm sóc sức khỏe. Ảnh: T.MẬN

 

 

Ông Trần Công Bình, đại diện cho UNICEF, cho rằng NCTN khi vi phạm pháp luật cần được xử lý khác so với người đã trưởng thành. NCTN có biến động lớn về hormone và tình cảm. Điều đó khiến họ xử sự bốc đồng. Họ cố gắng tỏ ra người lớn, chứng tỏ sự độc lập, dễ chấp nhận rủi ro và dễ bị bạn bè gây áp lực. “Những người trẻ này đang trong quá trình hình thành nhân cách, khả năng phục hồi nhân cách cao hơn so với người trưởng thành. Thay vì đơn thuần trừng trị, các biện pháp giáo dục, phục hồi sẽ có khả năng phòng ngừa tái phạm cao hơn” – ông Bình lý giải việc cần thiết phải hỗ trợ cho NCTN phạm luật.

Mục tiêu của kế hoạch mà UBND TP.HCM phối hợp cùng UNICEF triển khai tại quận 1 và quận Bình Thạnh là phát triển các dịch vụ hỗ trợ khi giáo dục NCTN phạm luật tại cộng đồng, hạn chế việc lạm dụng biện pháp tạm giam đối với NCTN, tránh tình trạng giam giữ chung NCTN với người thành niên…

Ông Đặng Hoa Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), nhận định việc triển khai thực hiện kế hoạch và mô hình tại quận 1 và Bình Thạnh đã góp phần vào việc triển khai hệ thống tư pháp thân thiện với trẻ em và NCTN tại TP và trên phạm vi toàn quốc. Kế hoạch không chỉ tác động đến trẻ em vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng đến trẻ em khác tham gia vào các quá trình tư pháp như: Trẻ em là nạn nhân, nhân chứng, người có liên quan…

T.MẬN

Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM

Một số mục tiêu của kế hoạch

– 30% NCTN vi phạm pháp luật thuộc diện bị lập hồ sơ đưa vào trường giáo dưỡng được xử lý bằng các chế tài giáo dục tại cộng đồng thay cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

– 70% điều tra viên chịu trách nhiệm điều tra các vụ án vi phạm pháp luật do NCTN thực hiện được tập huấn về kỹ năng điều tra thân thiện đối với NCTN.

– Trong vòng 12 tháng kể từ khi được can thiệp, hỗ trợ, tỉ lệ NCTN vi phạm pháp luật hoặc tái vi phạm pháp luật chỉ còn dưới 12%…

TRIỂN KHAI LUẬT CON NUÔI CÒN LÚNG TÚNG

Cùng với việc thông qua Luật Nuôi con nuôi tại Kỳ họp thứ 7, QH Khóa XII; tháng 7.2011 Chủ tịch Nước đã ký Quyết định phê chuẩn Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Như vậy đã hoàn thiện căn bản về thể chế đối với lĩnh vực này, tuy nhiên việc thực hiện vẫn lúng túng.

Cùng với việc thông qua Luật Nuôi con nuôi tại Kỳ họp thứ 7, QH Khóa XII; tháng 7.2011 Chủ tịch Nước đã ký Quyết định phê chuẩn Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Như vậy đã hoàn thiện căn bản về thể chế đối với lĩnh vực này, tuy nhiên việc thực hiện vẫn lúng túng.

Khoảng 50% tỉnh, thành có kế hoạch triển khai Luật

Từ đầu năm đến nay, Bộ Tư pháp đã giải quyết 16 hồ sơ nhận 19 trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài; trong đó chủ yếu là trẻ em khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo (7 trường hợp); trẻ trên 5 tuổi và trường hợp nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Điều đáng ghi nhận là Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con đã quy định tương đối cơ bản, đầy đủ bảo đảm thuận lợi cho việc áp dụng và thực hiện được ngay không cần ban hành nhiều văn bản hướng dẫn khác. Đối với lĩnh vực lệ phí, chi phí thì lần đầu tiên các quy định hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý công khai, minh bạch cho việc thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản lệ phí đăng ký nuôi con nuôi; chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài cũng như lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Đặc biệt, về các chế độ sử dụng các khoản lệ phí, chi phí nêu trên, NĐ 19 cũng đã quy định rất rõ các hoạt động đặc thù không phải chờ Thông tư hướng dẫn. Cụ thể, NĐ 19 đã quy định rõ mục đích sử dụng các khoản phí, chi phí cho từng công việc và tương ứng với đó là cơ quan nào được sử dụng các khoản lệ phí, chi phí. Ví dụ, Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp được sử dụng 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài, 5% mức chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài; Sở Tư pháp được sử dụng 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài…; Cơ sở nuôi dưỡng trẻ em được sự dụng 85% mức chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài…

Thể chế pháp lý tương đối hoàn thiện, nhưng tính đến 15.8. 2011, Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp mới chỉ nhận được Kế hoạch triển khai thực hiện Luật của 37 Sở Tư pháp, còn 26 tỉnh thành khác chưa có kế hoạch này. Mặc dù, theo kế hoạch, sau các lớp tập huấn về việc thực hiện Luật Nuôi con nuôi và NĐ19, Sở Tư pháp sẽ tiến hành tập huấn thực hiện Luật cho cán bộ tư pháp và các cơ quan liên quan ở cấp huyện, UBND cấp xã và cán bộ tư pháp hộ tịch địa phương.

Chờ hướng dẫn… mở tài khoản

Đối với những địa phương đã triển khai kế hoạch thì gặp một khó khăn khác đó là việc lập dự toán để sử dụng khoản chi phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài. Theo quy định của Điều 12, Khoản 2 Luật Nuôi con nuôi và Điều 49 NĐ19 thì cơ quan thu chuyển 95% mức chi phí cho ngân sách cấp tỉnh để phân bổ sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương, trong đó: 70% mức chi phí được sử dụng vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu, lợi ích của trẻ em; 15% mức chi phí được bổ sung quỹ lương và nâng cao năng lực cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng…

Tuy nhiên, nhiều địa phương không thống nhất trong việc điều chuyển ngân sách, nên chưa cung cấp cho Cục Con nuôi tên chủ tài khoản tiếp nhận khoản chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. Thực chất của vấn đề này chính là các địa phương chưa tìm được tiếng nói chung trong việc xác định ai là chủ tài khoản, mặc dù đối tượng hưởng lợi từ các khoản chi trên là trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng. Thực tế, rất nhiều cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đang gặp khó khăn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Thậm chí có cơ sở nuôi dưỡng còn cho biết, mặc dù họ được nhận khoản chi phí này, nhưng lại bị trừ vào phần ngân sách do tỉnh cấp hàng năm. Tình trạng trên dẫn đến hậu quả, nhiều cơ sở nuôi dưỡng trẻ em không chủ động lập hồ sơ và cũng không thông báo cho Sở Tư pháp danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trong nước theo quy định của pháp luật, thậm chí đã có một số trẻ em bị chết do cơ sở nuôi dưỡng không đủ kinh phí để chăm sóc sức khỏe cho các cháu. Hiện tại mới chỉ có Quảng Bình và Lạng Sơn gửi báo cáo cho Cục Con nuôi về phương án giải quyết vấn đề này. Nhiều tỉnh đang chờ hướng dẫn của bộ, nhất là về việc mở tài khoản tại sở/ban/ngành nào của tỉnh để nhận khoản chi phí do Cục Con nuôi chuyển về, cũng như cách thức sử dụng khoản chi phí đó, kể các chế độ thanh, quyết toán.

Bên cạnh đó, hiện nhiều Sở Tư pháp còn lúng túng trong việc lập dự toán chi, nhất là việc xác định mức chi cụ thể từ lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài cho các hoạt động chuyên môn đặc thù theo quy định tại Khoản 3 Điều 44 của NĐ 19. Bởi từ trước tới nay chưa có tiền lệ về các khoản chi này, chẳng hạn như: mức chi cho việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ của cha mẹ nuôi; lấy ý kiến chuyên gia tâm lý, gia đình, y tế, xã hội để đánh giá toàn diện về hồ sơ cha mẹ; mức chi cho việc tập hợp, theo dõi, tổng hợp và đánh giá báo cáo về tình trạng phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài (theo quy định của Công ước La hay)… Ngay cả Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp cũng gặp lúng túng trong việc lập dự toán để sử dụng khoản tiền được trích lại từ chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.

Thực tế, đây là khoản tiền do cha, mẹ nuôi nước ngoài đóng góp. Do đó chỉ có một yêu cầu được đặt ra sử dụng đúng mục đích và hiệu quả khoản chi phí này. Cục Con nuôi có trách nhiệm báo cáo công khai, minh bạch cho Ban thường trực Hội nghị Lahay – cơ quan theo dõi thi hành Công ước Lahay về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi – và các Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của các nước, cũng như công khai và minh bạch với các tổ chức con nuôi nước ngoài và cha mẹ nuôi nước ngoài về khoản thu này khi có yêu cầu. Vậy thì có phức tạp đến mức không tìm được một tổ chức đứng tên tài khoản, hay do lúng túng trong mức chi? Mọi việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều, nếu đứng ở góc độ quyền lợi của các trẻ ở các cơ sở nuôi dưỡng.

Phùng Hương

Nguồn: nguoidaibieu.com.vn

VIỆT NAM ĐÃ PHÊ CHUẨN CÔNG ƯỚC LAHAY SỐ 33 NGÀY 29/5/1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ

Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 (Công ước Lahay số 33) về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam ký, phê chuẩn và thực hiện Công ước Lahay số 33 trong thời điểm hiện nay có nhiều điểm thuận lợi.

Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN về việc phê chuẩn Công ước Lahay số 33 ngày 29/5/1993 (Công ước Lahay số 33) về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam ký, phê chuẩn và thực hiện Công ước Lahay số 33 trong thời điểm hiện nay có nhiều điểm thuận lợi.

Thứ nhất, pháp luật trong nước về nuôi con nuôi đã được hoàn thiện một cách toàn diện và đồng bộ, thể hiện qua việc Quốc hội thông qua Luật Nuôi con nuôi và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. Về cơ bản, các quy định của Công ước Lahay số 33 đã được nội luật hóa ở mức tối đa trong hai văn bản này. Thứ hai, Việt Nam đã trải qua hơn mười năm thực hiện Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với các nước Pháp, Italia, Đan Mạch, Thụy Điển, Ailen, Hoa Kỳ, Canada, Thụy Sỹ và Tây Ban Nha. Cho đến nay, tất cả những nước này đều đã trở thành thành viên của Công ước Lahay số 33. Do vậy, việc thực hiện các Hiệp định hợp tác song phương đã đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong qúa trình hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi theo cơ chế của Công ước Lahay.

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Công ước tới Bộ Ngoại giao Vương quốc Hà Lan (là quốc gia lưu chiểu Công ước). Theo quy định tại Điều 46 của Công ước Lahay số 33 thì Công ước sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau thời hạn 03 tháng kể từ khi Việt Nam nộp văn kiện lưu chiểu về việc phê chuẩn Công ước.

Để thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của một nước thành viên tham gia Công ước, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết việc nuôi con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp đang xây dựng Đề án triển khai thực hiện Công ước Lahay số 33 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc xây dựng Đề án sẽ giúp chúng ta thực hiện Công ước một cách khoa học và có hiệu quả thông qua việc xác định đầy đủ các nguyên tắc của quá trình thực hiện, những hoạt động cần được tiến hành, lộ trình thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình thực hiện Công ước Lahay số 33.

Đào Hà, Cục Con nuôi

theo  moj.gov.vn

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

(Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ và
Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP)
I. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi gồm các giấy tờ sau:

(Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ và
Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP)
I. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi gồm các giấy tờ sau:

1) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;
2) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;
3) Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định nước đó;
4) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;
5) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khỏe, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;
6) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;
7) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
8) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;
9) Người xin nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài mà nước đó chưa ký hiệp định con nuôi với Việt Nam thì phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp hợp sau đây:
a) Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 thang trở lên;
b) Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;
c) Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.
(Quy định tại điều 41 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP).
Hồ sơ được lập thành 02 bộ và nộp cho Cơ quan con nuôi quốc tế (Bộ Tư pháp).

II. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây:

1) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;
2) Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người có quyền sau đây:
– Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em còn cha đẻ, mẹ đẻ thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ cho con làm con nuôi, trừ trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, cha, mẹ đẻ của trẻ em này đã có giấy tự nguyện đồng ý cho con làm con nuôi;
– Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình làm con nuôi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó;
– Đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi).
3) Giấy xác nhận của Tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khỏe của trẻ em;
4) Hai ảnh màu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.
(Quy định tại Điều 44 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP).

Hồ sơ lập thành 04 bộ và nộp cho Sở Tư pháp Thành phố (số 141–143 Pasteur, quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Ghi chú:
1) Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;
– Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;
– Đối với trẻ em có cha. mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
2) Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định nêu trên, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.
3) Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự thì phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
3) Các văn kiện bằng tiếng nước ngoài phải nộp 01 bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của Phòng Công chứng Nhà nước.
– Văn kiện được cấp từ nước ngoài do cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp pháp hóa.
– Văn kiện được cấp từ các cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa.
– Trường hợp văn kiện được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được hợp pháp hóa, thì văn kiện này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại Việt Nam thị thực. Sau đó Bộ Ngoại giao Biệt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa.

THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI Ở VIỆT NAM RA SAO?

Sự kiện một diễn viên nước ngoài nhận xin con nuôi tại VN khiến nhiều người thắc mắc qui trình, thủ tục nhận nuôi con nuôi hiện nay ra sao. Bà Trịnh Thị Bích trưởng phòng hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM – cho biết:

Công dân của nước mà VN đã có ký điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có thể được xin trẻ em VN dưới 15 tuổi (hoặc 15-16 tuổi nếu trẻ tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự) để làm con nuôi.

Sự kiện một diễn viên nước ngoài nhận xin con nuôi tại VN khiến nhiều người thắc mắc qui trình, thủ tục nhận nuôi con nuôi hiện nay ra sao. Bà Trịnh Thị Bích trưởng phòng hộ tịch, quốc tịch và lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp TP.HCM – cho biết:

Công dân của nước mà VN đã có ký điều ước quốc tế về nuôi con nuôi có thể được xin trẻ em VN dưới 15 tuổi (hoặc 15-16 tuổi nếu trẻ tàn tật hoặc mất năng lực hành vi dân sự) để làm con nuôi.

Đối với công dân ở quốc gia mà VN chưa ký điều ước quốc tế về nuôi con nuôi thì chỉ được nhận nuôi con nuôi trong các trường hợp sau: người nước ngoài có thời gian học tập, làm việc tại VN trên sáu tháng; có vợ chồng hoặc cha mẹ là người VN hoặc có gốc VN; có quan hệ họ hàng với trẻ được nhận là con nuôi; nhận nuôi trẻ bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nhiễm HIV, nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm bệnh hiểm nghèo tại các cơ sở nuôi dưỡng hoặc trẻ mồ côi đang sống tại các gia đình.

Người nước ngoài muốn nhận con nuôi tại VN phải có đơn (theo mẫu); giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho nhận nuôi con nuôi hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện nhận nuôi con nuôi; bản điều tra về tâm lý xã hội của người này do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy xác nhận của cơ quan y tế về tình trạng sức khỏe, tâm thần; giấy tờ xác nhận thu nhập; phiếu lý lịch tư pháp; bản sao chứng nhận kết hôn và bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác…

Hồ sơ nộp cho Cục Con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư pháp xem xét giải quyết. Cục Con nuôi quốc tế sẽ gửi công văn cho sở tư pháp tỉnh, thành nơi trẻ được nhận nuôi cư trú để giới thiệu, hướng dẫn lập hồ sơ trẻ và tiến hành thẩm tra xác minh. Sau khi thẩm tra xác minh, sở tư pháp sẽ chuyển hồ sơ trả cho Cục Con nuôi quốc tế để xem xét quyết định việc cho nhận con nuôi hay không. Tùy trường hợp xác minh và việc xin con nuôi đích danh hoặc không đích danh mà thời gian giải quyết có thể từ 3-4 tháng. Lệ phí nhận nuôi con nuôi của người nước ngoài là 1.000.000 đồng/hồ sơ.

Còn trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước có trình tự thủ tục ra sao, thưa bà?

Theo nghị định 158/2005/NĐ-CP, người nhận con nuôi nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi cư trú. Hồ sơ phải có giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi do chính cha mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trường hợp cha mẹ đã ly hôn. Đối với trẻ đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì người đại diện cơ sở ký giấy thỏa thuận. Trẻ được nhận làm con nuôi phải dưới 15 tuổi, nếu trẻ từ đủ 9-15 tuổi thì trong giấy thỏa thuận phải có ý kiến của trẻ. Ngoài ra, trong hồ sơ còn phải có bản sao giấy khai sinh người được nhận làm con nuôi, biên bản xác nhận tình trạng bị bỏ rơi (nếu người được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi).

Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi, mục đích nhận con nuôi. Thời hạn giải quyết hồ sơ là năm ngày, nếu cần xác minh thêm thì được kéo dài thêm không quá năm ngày.

Theo Chi Mai (Tuổi Trẻ)

Qui trình tiếp công dân của cơ quan hành chính Nhà nước

QUI TRÌNH TIẾP CÔNG DÂN CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Qui trình tiếp công dân của cơ quan hành chính Nhà nước

Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình tiếp công dân có hiệu lực thi hành từ 1/10/2011. Trong đó, quy định rõ người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọng nhân dân; lắng nghe công dân trình bày đầy đủ nội dung sự việc và giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình tiếp công dân có hiệu lực thi hành từ 1/10/2011. Trong đó, quy định rõ người tiếp công dân phải có thái độ đúng mực, tôn trọng nhân dân; lắng nghe công dân trình bày đầy đủ nội dung sự việc và giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

Người tiếp công dân phải có trang phục chỉnh tề, phải đeo thẻ, dán ảnh, ghi rõ cơ quan, họ tên, chức danh, số hiệu quy định.

Trường hợp công dân đến nơi tiếp công dân đang trong tình trạng say rượu, tâm thần hoặc có hành vi vi phạm nội quy tiếp công dân thì người tiếp công dân có quyền từ chối không tiếp, yêu cầu họ chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu cần thiết, có thể lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với quy trình tiếp người khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện qua các bước là: Xác định nhân thân của người khiếu nại, tố cáo; nghe, ghi chép nội dung khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận thông tin, tài liệu; phân loại, xử lý khiếu nại, tố cáo.

Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo; không được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo. Đồng thời, phải áp dụng những biện pháp cần thiết để đảm bảo cho người tố cáo không bị đe dọa, trù dập, trả thù.

Trường hợp có từ 5 người trở lên cùng đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp công dân yêu cầu những người khiếu nại, tố cáo cử đại diện trình bày về nội dung vụ việc với người tiếp công dân.

Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước tiếp công dân theo định kỳ

Thông tư cũng quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc trực tiếp tiếp công dân.

Cụ thể là, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo định kỳ quy định tại Điều 74, 76 của Luật Khiếu nại, tố cáo. Trường hợp cần thiết vì lý do khách quan thì giao cho cấp phó tiếp và thông báo công khai cho công dân biết người được thay mặt tiếp công dân.

Bên cạnh đó, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết trong những trường hợp khiếu nại, tố cáo gay gắt, phức tạp; khiếu nại, tố cáo nếu không chỉ đạo xem xét kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng của công dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tiếp công dân theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

Khi tiếp công dân, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước phải có ý kiến trả lời về việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo cho công dân. Nếu chưa trả lời công dân ngay được thì phải thông báo rõ thời gian giải quyết và thời gian trả lời cho công dân.

Theo Chinhphu.vn

QUY ĐỊNH VIỆC MUA, BÁN NGOẠI TỆ TIỀN MẶT CỦA CÁ NHÂN VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP

Ngày 29/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép

 

Ngày 29/8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép

Theo Thông tư, cá nhân là công dân Việt Nam khi ra nước ngoài với mục đích; học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, thăm viếng được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài. Hạn mức được mua là 100USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày.

Cá nhân khi muốn mua ngoại tệ với mục đích nêu trên có trách nhiệm xuất trình đầy đủ các chứng từ, giấy tờ cần thiết theo quy định của tổ chức tín dụng được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/10/2011.

MTHT

(Theo websize của Bộ Tài Chính)

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC GHI NỢ VÀ THANH TOÁN NỢ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN

Theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP (đã được bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số 120/2010/NĐ-CP) hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định và hộ gia đình

Theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP (đã được bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Nghị định số 120/2010/NĐ-CP) hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định và hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà chưa có khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi: ‘nợ tiền sử dụng đất’ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất và thanh toán nợ tiền sử dụng đất được hướng dẫn tại Thông tư 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 của Bộ Tài chính như sau:

 

Đối với việc ghi nợ tiền sử dụng đất:

Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định có đơn đề nghị ghi nợ tiền sử dụng đất kèm theo hồ sơ có liên quan gửi về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất;

Thứ hai, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có ghi nợ nghĩa vụ tài chính (bao gồm cả tiền sử dụng đất); sau đó lập và chuyển Phiếu thông tin địa chính kèm theo bản sao một bộ hồ sơ cho Cơ quan Thuế cùng cấp để xác định số tiền sử dụng đất phải nộp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định và lập sổ theo dõi việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất. Sổ theo dõi nợ được lập chi tiết theo diện tích đất ở trong hạn mức và diện tích đất ở ngoài hạn mức.

Về việc thanh toán nợ tiền sử dụng đất:

Thứ nhất, khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất, người sử dụng đất đến cơ quan thuế kê khai thanh toán nợ, cơ quan thuế căn cứ vào sổ theo dõi nợ để làm thủ tục thanh toán nợ cho hộ gia đình, cá nhân.

Trường hợp sau 5 năm, hộ gia đình, cá nhân mới thanh toán nợ hoặc trong thời hạn 5 năm mà chưa thanh toán hết nợ thì số tiền sử dụng đất còn nợ đối với từng loại diện tích trong hạn mức và ngoài hạn mức được quy đổi ra tỷ lệ (%) chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính (= tiền sử dụng đất còn nợ/tổng số tiền sử dụng đất được tính theo giá đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhân (x) với tiền sử dụng đất xác định lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ.

Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại thời điểm trả nợ là giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với diện tích đất trong hạn mức giao đất ở), là giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (đối với diện tích vượt hạn mức).

Thứ hai, sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành việc thanh toán nợ, cơ quan thuế ra thông báo hoặc xác nhận để người sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) làm thủ tục xóa nợ tiền sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Thứ ba, hộ gia đình, cá nhân được ghi nợ tiền sử dụng đất khi chuyển nhượng thì phải nộp đủ số tiền sử dụng đất còn nợ. Trường hợp được phép chuyển nhượng một phần thửa đất, thì cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục tách thửa để cơ quan thuế xác định số tiền sử dụng đất tương ứng với phần chuyển nhượng. Trường hợp khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất mà người để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất chưa trả nợ tiền sử dụng đất thì người nhận thừa kế có trách nhiệm tiếp tục trả nợ theo quy định của pháp luật về thừa kế./.

(Theo Cục QLCS)

LÀM THỦ TỤC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP: QUÁ CỰC

Mất cả tháng với năm, sáu lần tới lui, nhiều người vẫn có nguy cơ không lãnh được tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mới 6 giờ 30 sáng, trước cổng Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, hàng trăm lao động thất nghiệp đã rồng rắn chầu chực chờ đăng ký BHTN.
Mất cả tháng với năm, sáu lần tới lui, nhiều người vẫn có nguy cơ không lãnh được tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mới 6 giờ 30 sáng, trước cổng Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, hàng trăm lao động thất nghiệp đã rồng rắn chầu chực chờ đăng ký BHTN.

Khổ từ lúc nộp hồ sơ

Anh Nguyễn Thanh Sang (nguyên công nhân Công ty Bao bì Ngôi Sao ở quận 6, người nhận số thứ tự lên tới… 1.912), cho biết: “Em đã chờ được hơn 30 phút, nghe nói có người còn phải chờ đến vài tiếng”. Theo ghi nhận của phóng viên, để tới lượt đăng ký, những người này phải mất vài chục phút đến 1 hoặc 2 giờ tùy “khả năng chen lấn”. Nhưng đó chỉ là bắt đầu. Đợi đã đời, đến khi làm thủ tục thì giấy tờ lại không hợp lệ nên đành phải đi bổ sung, lúc quay lại thì phải bấm số lại từ đầu.

Chị Trần Thị Ánh Tuyết (bảo mẫu Trường Đống Đa, quận Bình Thạnh), cho biết chị đến từ sớm nhưng do trên giấy thôi việc ghi là “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động” chứ không phải “quyết định thôi việc” nên nhân viên ở đây không đồng ý nhận hồ sơ. Chị phải về lại cơ quan cũ để xin chuyển thành “quyết định thôi việc”. Trường Đống Đa lại không thể đổi cho chị vì họ chỉ có mẫu “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động”. Cùng đường, chị chạy lên phòng giám đốc của trung tâm. May cho chị là một cán bộ lãnh đạo đã tiếp chị và chấp nhận hồ sơ.

Cho đến lúc nhận tiền

Nhưng nỗi gian truân mới thực sự bắt đầu từ giai đoạn hai (làm hồ sơ). Từ khi thất nghiệp đến khi nhận được tiền, người lao động (NLĐ) phải qua “cuộc hành trình” bốn giai đoạn (xem sơ đồ).

Qua được bốn giai đoạn, nếu suôn sẻ phải mất tháng rưỡi (thông thường là hai tháng) và không ít trường hợp NLĐ bỏ cuộc hoặc vì những lý do khác nhau.

Một trong những “thử thách” đầu tiên mà NLĐ phải đối mặt là thời hạn bảy ngày kể từ ngày thất nghiệp phải đến phòng BHTN để đăng ký BHTN. Anh Nguyễn Văn Hạt tiếc rẻ vì hai tháng sau ngày nghỉ việc, công ty mới trả cho anh sổ BHXH (một trong những yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ). Tình cờ nghe một người bạn mách anh mới biết là cần đăng ký BHTN nhưng thời hạn bảy ngày đã qua từ lâu. Chị Nguyễn Thị Hồng Trinh, sau khi thôi việc ở một công ty nước ngoài, đến đăng ký tại trung tâm nhưng công ty cũ của chị cứ hẹn lần lữa. Nếu đến ngày hẹn (20 ngày) mà trong tay chưa cầm được sổ BHXH, xem như tiền BHTN của chị đi tong.

Mới hơn 6 giờ sáng, cửa phòng BHTN Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM đã đông người. Ảnh: NGUYỄN DÂN

Có những trường hợp lại khổ vì nhân viên cứng nhắc. Chị Lê Thị Thanh Lan (quận Tân Bình) không được nhận hồ sơ vì chị chỉ có giấy báo “chấm dứt hợp đồng lao động” thay vì “quyết định thôi việc”. Chị than: “Tôi làm ở công ty nước ngoài, bên công ty tôi chỉ có giấy báo chấm

Ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, cho biết ông đồng cảm với những khó khăn mà NLĐ đang gặp phải. “Thời hạn phải đăng ký trong bảy ngày gây khó cho NLĐ, trung tâm đang đề xuất kéo dài thời gian. Với những trường hợp trễ hẹn nếu có lý do chính đáng thì trung tâm vẫn có thể giải quyết. Với những NLĐ không kịp đăng ký BHTN thì số tiền của họ cũng không bị mất. Số tiền này sẽ được cộng dồn vào khoảng thời gian sau nếu người đó đi làm và nếu phải xin đăng ký thất nghiệp một lần nữa”.

Trả lời câu hỏi vì sao trung tâm từ chối giấy “chấm dứt hợp đồng lao động” thay vì “quyết định thôi việc”, ông giải thích: “Cả hai loại giấy đều có cùng một nội dung là NLĐ đang thất nghiệp nên trung tâm không thể từ chối. Những trường hợp NLĐ phản ánh nhân viên “hành dân”, đó là những nhân viên mới chưa thạo việc, quá máy móc, nếu có chứng cứ cụ thể chúng tôi sẽ xử lý triệt để”.

 

NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ ĐƯỢC NỔ SÚNG KHI TÍNH MẠNG BỊ ĐE DỌA

(SGGPO). – Sáng nay, 20-7, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Pháp lệnh gồm 6 chương, 38 điều, quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn xã hội.

(SGGPO). – Sáng nay, 20-7, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Pháp lệnh gồm 6 chương, 38 điều, quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và an toàn xã hội.

 

Tại buổi công bố, Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết pháp lệnh là chế tài mạnh nhất nhằm ngăn chặn và xử lý các vi phạm về sử dụng vũ khí, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.

Pháp lệnh nghiêm cấm mọi cá nhân sở hữu vũ khí. Nghiêm cấm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, xuất nhập khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Nghiêm cấm lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm tới sức khỏe, tính mạng, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức.

Cùng với đó, hành vi cho tặng, gửi mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cũng bị nghiêm cấm. Cấm mang vũ khí, vật liệu nổ vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nghiêm cấm đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Cùng với quy định trên, Pháp lệnh cũng quy định các trường hợp được phép và không được phép nổ súng. Bởi lẽ, nổ súng là quy định đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp  đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ người được trang bị vũ khí khi đang thi hành công vụ, quyền sống, quyền bất khả xâm phạm thân thể công dân. Theo đó, khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền.

Còn khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng phải tuân theo các nguyên tắc như: Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định nổ súng. Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh bảo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác, hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay.

Không được nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

Ngoài ra, Pháp lệnh cũng quy định, được phép nổ súng bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp: đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có trở khách, hoặc có con tin.

Cũng được phép nổ súng khi biết rõ phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm.

Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 30-6-2011 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2012.

Khánh Nguyễn

(Theo SGGP online)