ĐƯỢC GHI NỢ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỐI ĐA 5 NĂM

Đó là một trong những điểm mới của Nghị định (NĐ) 120/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 198/2004 về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực từ ngày 1-3-2011.

Đó là một trong những điểm mới của Nghị định (NĐ) 120/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 198/2004 về thu tiền sử dụng đất, có hiệu lực từ ngày 1-3-2011.Nghị định 120 bổ sung nội dung cho phép các hộ gia đình, cá nhân chưa có khả năng tài chính có nguyện vọng ghi nợ tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được cho ghi nợ với thời hạn tối đa 5 năm.

Trong thời hạn 5 năm, khi thanh toán nợ, người sử dụng đất nộp tiền sử dụng đất theo giá đất tại thời điểm cấp GCN QSDĐ và được trả nợ dần khi có khả năng về tài chính trong thời hạn tối đa là 5 năm. Sau 5 năm mà chưa trả hết nợ tiền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất tại thời điểm trả nợ. Đối với trường hợp đã được ghi nợ tiền sử dụng đất trước ngày 1-3-2011 (ngày NĐ 120 có hiệu lực) mà chưa thanh toán nợ thì nay được áp dụng quy định về thanh toán nợ tại NĐ này, tức là được cho phép ghi nợ tối đa không quá 5 năm kể từ ngày 1-3-2011. Sau 5 năm, nếu không thanh toán hết số nợ tiền sử dụng đất sẽ áp dụng giá đất tính tại thời điểm trả nợ.

NĐ này cũng đã bổ sung trường hợp được miễn tiền sử dụng đất. Cụ thể, các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất như: đất giao để xây dựng ký túc xá sinh viên; đất để xây nhà ở cho người phải di dời do thiên tai; đất xây dựng nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; đất xây dựng nhà ở để bán (trả tiền một lần hoặc trả góp), cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; diện tích đất được giao để sử dụng vào mục đích lòng hồ thủy điện…

Ngoài ra, NĐ 120 cũng đã cho phép giảm 50% tiền sử dụng đất trong hạn mức đất ở đối với hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo tại các địa bàn không thuộc phạm vi các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo danh mục các xã đặc biệt khó khăn do Thủ tướng Chính phủ quy định khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất; công nhận (cấp giấy chứng nhận) quyền sử dụng đất lần đầu đối với đất đang sử dụng hoặc khi được chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở.

SỬA CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN KHÁNG CHIẾN

TT – Các quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước 1-4-2000 sẽ được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Đó là một trong những nội dung mới trong nghị định vừa ban hành của Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 159 năm 2006.

TT – Các quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước 1-4-2000 sẽ được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Đó là một trong những nội dung mới trong nghị định vừa ban hành của Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 159 năm 2006.

Theo quy định mới, cùng với những đối tượng trên thì quân nhân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang được điều trị tại các trung tâm điều dưỡng thương binh hoặc đã về gia đình trước 1-4-2000, quân nhân chuyển ngành trước 1-1-1995 đều thuộc diện hưởng hưu trí hằng tháng.

Điều này cũng áp dụng cho các công an nhân dân trực tiếp tham gia chống Mỹ từ 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ trong lực lượng công an nhân dân.

* Chính phủ vừa ban hành nghị định về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong (TNXP). Theo đó, đội viên TNXP được hưởng tiền công và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật. Đội viên TNXP được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình khi đang làm việc ở vùng khó khăn. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu có hành động dũng cảm bảo vệ an ninh quốc gia, tài sản nhà nước và tính mạng nhân dân nếu bị thương thì được hưởng chính sách như thương binh, nếu hi sinh thì được công nhận là liệt sĩ…

CẤP GIẤY HỒNG CHO ĐẤT NHỎ

TT – Không phải miếng đất nào quá nhỏ cũng bị từ chối cấp sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là khẳng định của các cơ quan quản lý đất đai.Trong khi đó, đã có không ít người phải chung chi đậm cho “cò” để rồi “tiền mất tật mang”.

TT – Không phải miếng đất nào quá nhỏ cũng bị từ chối cấp sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là khẳng định của các cơ quan quản lý đất đai.Trong khi đó, đã có không ít người phải chung chi đậm cho “cò” để rồi “tiền mất tật mang”.

Mất tiền mà không có giấy

Bà Kim Hiền (phường 11, quận Gò Vấp, TP.HCM) mua giấy tay một miếng đất 40m2 từ năm 2006. Đầu năm 2010, bà Hiền làm thủ tục xin tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất để xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, cán bộ quận Gò Vấp cho biết thửa đất của bà Hiền nhỏ dưới chuẩn, không thể làm thủ tục tách thửa.

Muốn tách thửa, bà phải mua thêm ít nhất 10m2 đất lân cận, và mặt tiền của toàn lô đất phải rộng từ 4m trở lên. Một người làm dịch vụ hứa sẽ làm giấy hồng cho bà Hiền với giá khoảng 30 triệu đồng (chưa tính tiền sử dụng đất) mà không cần mua thêm đất.

Bà Hiền ứng trước cho người này 15 triệu đồng, hẹn khi có thông báo chuyển hồ sơ cấp giấy hồng sang cơ quan thuế đóng tiền sử dụng đất thì trả hết số tiền còn lại. Nhưng đến cuối năm 2010 thì dịch vụ đòi thêm 20 triệu đồng nữa mới làm được giấy hồng. Bà Hiền hoang mang, lấy lại hồ sơ thì bị trừ tiền đi lại hết 5 triệu đồng.

Còn ông K. (phường 21, quận Bình Thạnh) phản ảnh: năm 1982, cha mẹ ông chia cho ông phần sau căn nhà chung của gia đình chỉ rộng hơn 17m2. Năm 1999, ông K. đã kê khai nhà đất, sau đó được UBND quận cấp số nhà mới. Cha ông cũng đã làm giấy tái xác nhận việc tặng cho nhà vào năm 2004 (nay người cha đã chết).

Cuối năm 2010, ông K. tìm hiểu thủ tục làm giấy chủ quyền nhà thì một người làm dịch vụ cho ông biết nhà ông có diện tích quá nhỏ nên không cấp giấy chủ quyền độc lập được mà phải nhập thửa, “ở ké” chủ quyền với một nhà khác. Nếu muốn đứng chủ quyền nhà một mình thì phải biết cách “chạy” cho cán bộ làm giấy chủ quyền với giá trọn gói là 40 triệu đồng. Giá dịch vụ này tính ra cao gấp hai, ba lần giá của những trường hợp làm giấy chủ quyền thông thường.

Nhiều người dân ở quận Bình Tân, huyện Bình Chánh mua đất nhỏ bằng giấy tay sau ngày 1-7-2004 cũng phản ảnh không được giải quyết cấp giấy hồng riêng vì thửa đất quá nhỏ.

Trường hợp nào đất nhỏ được cấp giấy?

Ông Đặng Minh Nguyên, phó Phòng tài nguyên – môi trường quận Bình Thạnh, cho biết theo nghị định 88 về cấp giấy hồng, không có điều khoản nào quy định hạn chế về diện tích nhà đất. Tuy nhiên, nếu như nhà đất có nguồn gốc từ một thửa đất lớn, một căn nhà lớn tách nhỏ ra thì diện tích tối thiểu của mỗi căn nhà, thửa đất mới phải đủ chuẩn theo quyết định 19 ngày 25-2-2009 của UBND TP.HCM mới được giải quyết tách thửa, sau đó mới được cấp giấy hồng riêng.

Đối với địa bàn quận Bình Thạnh, diện tích tối thiểu để được tách thửa đối với đất trống là 50m2, đất có nhà ở là 45m2 (đối với đường có lộ giới trên 20m) và 36m2 (đối với đường có lộ giới dưới 20m). Quy định này không áp dụng cho những trường hợp nhà đất có diện tích nhỏ đã tồn tại trước ngày ban hành quyết định trên. Nhà của ông K. thực tế đã tách thửa từ năm 1982, được UBND quận cấp số mới, bản đồ địa chính cũng ghi nhận nhà này là một thửa riêng biệt nên vẫn được làm giấy hồng bình thường. Ngoài ra, những trường hợp thửa đất còn lại sau khi bị Nhà nước thu hồi hoặc nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho dân… thì thửa đất, căn nhà nhỏ hơn diện tích chuẩn cũng được phép tách thửa, cấp giấy hồng.

Lãnh đạo văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Gò Vấp giải thích thêm: áp dụng nghị định 84 hướng dẫn Luật đất đai, những trường hợp chủ đất tự tách thửa (mua bán bằng giấy tay) trước ngày 1-7-2004 thì được công nhận là thửa đất tồn tại hiện hữu và không xem xét về diện tích khi cấp giấy hồng.

Còn trường hợp chủ đất tự tách đất lớn ra thành nhiều thửa đất nhỏ và bán bằng giấy tay sau ngày 1-7-2004 thì những thửa đất nhỏ trên không được xem là đã tồn tại hiện hữu. Nếu người mua đất muốn làm giấy hồng riêng thì phải làm thủ tục tách thửa và bị khống chế bởi diện tích chuẩn. Quy định này nhằm hạn chế việc tách thửa đất có diện tích quá nhỏ và hình thành những căn nhà siêu mỏng, nhà “ổ chuột”…

Muốn được tách thửa để làm giấy chủ quyền, các chủ đất phải hợp thửa với nhau hoặc mua thêm đất để có diện tích đất đủ chuẩn.

KHÁNH YÊN

(theo báo tuổi trẻ)

c1572c59821062c96d0fc33ad32a2983_L

PHÁN QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI LÀ CHUNG THẨM

Phán quyết của trọng tài thương mại là chung thẩm

Luật Trọng tài thương mại gồm 13 chương, 82 điều, quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm: giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Luật Trọng tài thương mại gồm 13 chương, 82 điều, quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài gồm: giải quyết tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.

Xác định mối quan hệ pháp lý giữa trọng tài thương mại với Tòa án, Viện Kiểm sát, Thi hành án

Đây là một trong những tâm điểm quan trọng nhất của Luật Trọng tài thương mại. Điều này sẽ tạo điều kiện để các cơ quan tư pháp và Hội đồng trọng tài cũng như các bên tranh chấp tránh được lúng túng trong các trường hợp cụ thể.
Theo luật, thẩm quyền của Tòa án được ghi nhận tại Điều 7 và một số điều khác đã ghi nhận những trường hợp hỗ trợ cụ thể của Tòa án đối với Trọng tài.

Thẩm quyền của Viện Kiểm sát được quy định tại điều 46 về thu thập chứng cứ, điều 47 về triệu tập người làm chứng, điều 53 về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, điều 71 về hủy phán quyết Trọng tài.

Thẩm quyền của cơ quan Thi hành án cũng đã được quy định tại Điều 8 của Luật.

Trọng tài thương mại không phải là doanh nghiệp mà là tổ chức xã hội – nghề nghiệp nên việc thành lập phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi được thành lập phải đăng ký hoạt động.

Phán quyết của Trọng tài thương mại là chung thẩm

Theo Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Phạm Quốc Anh, trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian xử lý nhanh, nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị.

Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của trọng tài viên.

Thẩm quyền của trọng tài thương mại bao gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài thương mại… với hai hình thức hoạt động là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc.

Cũng theo quy định của luật này, tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Một trong các căn cứ khiến phán quyết trọng tài bị hủy là chứng cứ giả mạo; trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài…

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011

KHÓ KHĂN TRONG CHUYỂN NHƯỢNG CĂN HỘ

Khó khăn trong chuyển nhượng căn hộ. Những ngày gần đây, việc giao dịch nhà đất bỗng nhiên gặp nhiều phiền toái khi Thông tư 16 bắt đầu có hiệu lực. Không thể bán. Một ngày cuối tháng 11, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thái Hà ở Phòng Công chứng số 1, TP.HCM với vẻ mặt thiểu não vì phải ôm hồ sơ về.

Khó khăn trong chuyển nhượng căn hộ. Những ngày gần đây, việc giao dịch nhà đất bỗng nhiên gặp nhiều phiền toái khi Thông tư 16 bắt đầu có hiệu lực. Không thể bán. Một ngày cuối tháng 11, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thái Hà ở Phòng Công chứng số 1, TP.HCM với vẻ mặt thiểu não vì phải ôm hồ sơ về. Theo chị Hà, chị mua căn hộ đã lâu, đã nhận bàn giao căn hộ, nhưng giấy tờ chị có vẫn chỉ là hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, chưa có chủ quyền điều này đồng nghĩa với việc không thể mua bán. Chị Hà buồn bã: “Trước đây mua bán chỉ cần qua chủ đầu tư, giờ phải ra công chứng. Quảng cáo mãi mới có người mua, vậy mà…”.

Tương tự, anh Trần Ngọc Hải (ở dự án Him Lam, Nam Khánh) phàn nàn ngay khi chúng tôi hỏi về việc mua bán căn hộ. Theo anh Hải, khách hàng đã đặt cọc mua căn hộ của anh nhưng đến khi làm thủ tục thì bị ách lại vì vướng… Thông tư 16. “Căn hộ đang mua bán hợp pháp của tôi trở thành bất hợp pháp. Có nơi người ta đã ở cả gần chục năm mà chủ đầu tư vẫn chưa làm chủ quyền nên tôi chả biết khi nào mới bán được”, anh Hải rầu rĩ.

Cẩn thận kẻo bị phạt Trong những ngày tìm hiểu thủ tục mua bán tài sản hình thành trong tương lai, chúng tôi chứng kiến nhiều người dân ấm ức chuyện bị phạt do chậm nộp thuế. Tại cơ quan thuế cũng không treo biển thông báo nên nhiều trường hợp do vướng các quy định mới, hồ sơ phải bổ sung tới bổ sung lui đến lúc xong rồi thì bị phạt mới ngỡ ngàng. Theo khoản 3 điều 32 Luật Quản lý thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ mười kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế. Ngày phát sinh nghĩa vụ thuế hiểu nôm na là ngày chủ đầu tư xác nhận cho chuyển nhượng.

Liên lạc với nhiều đơn vị hành nghề công chứng hỏi về Thông tư 16 có hiệu lực từ ngày 16.10.2010, chúng tôi được biết số lượng công chứng mua bán tài sản hình thành trong tương lai không bao nhiêu. Nguyên nhân, có nơi chưa dám ký cái nào vì còn chờ hướng dẫn, có nơi lúng túng, có nơi rụt rè.

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Quốc Phòng (Công chứng Gia Định) nói: “Thông tư 16 quy định trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ chỉ được công chứng, chứng thực khi đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Bên cạnh đó, điều 63, Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chỉ được công chứng hợp đồng ủy quyền khi nhà đã được xây dựng xong, nhưng chưa có quy định cụ thể xây dựng xong đến phần nào thì được ủy quyền công chứng. Việc ủy quyền này chỉ áp dụng đối với loại hình nhà, căn hộ, chứ không đề cập phần đất nền tại các dự án. Do vậy, hiện nay ký công chứng chủ yếu là căn hộ hình thành trong tương lai chưa nhận bàn giao nhà, còn đất nền vẫn không nhúc nhích gì được”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết để gỡ vướng, có chủ đầu tư hỗ trợ khách hàng hủy giấy đã bàn giao căn hộ, ký giấy xác nhận chưa nhận bàn giao căn hộ để đủ thủ tục công chứng. Tuy nhiên, đây chỉ một cách lách luật và không dễ để hủy cái này, ký cái kia.

Gỡ chỗ này vướng chỗ kiaPhải thừa nhận rằng Thông tư 16 hướng dẫn thực hiện một số nội dung cho Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23.6.2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, đã tháo gỡ được một số vướng mắc trong giao dịch bất động sản. Việc chuyển nhượng, mua bán nhà ở đi vào quy củ hơn.

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng nảy sinh nhiều vướng mắc. Đại diện Văn phòng Công chứng Chợ Lớn cho biết, cũng là chuyển nhượng nhà ở hình thành trong tương lai mà dưới dạng hợp đồng góp vốn thì bó tay. “Điều 20, Thông tư 16 quy định, doanh nghiệp được phân nhà ở theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư chỉ được bán lại nhà ở đó sau khi đã ký Hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư. Vì vậy, nếu công chứng hợp đồng góp vốn là trái luật. Tuy bản chất của giao dịch là giống nhau, cũng là nhà ở hình thành trong tương lai nhưng cái thì được mua bán, cái lại vướng”, vị này nói.

Với các quy định trên, hàng loạt dự án nhà ở đang giao dịch mua bán phổ biến trên thị trường thời gian qua, nay đã bị đình lại. Quy định này khiến các sàn giao dịch bất động sản gặp nhiều khó khăn, bởi hiện có hàng trăm dự án bất động sản đang triển khai. Khó khăn nhất là các nhà đầu tư thứ cấp mua trực tiếp từ chủ đầu tư hàng chục đến hàng trăm căn hộ để kinh doanh, nhưng đến thời điểm cần thanh khoản, lại không thể bán, mà phải chờ đến lúc dự án hoàn thành.

Lê Nga

a522a6005d1cb428ea34ef1769cd7452_L

ĐỒNG LOẠT TĂNG LƯƠNG TỐI THIỂU Ở CÁC DOANH NGHIỆP

Đồng loạt tăng lương tối thiểu ở các doanh nghiệp

Mức lương tối thiểu vùng sắp tới đối với lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn hiện nay khoảng từ 100.000 đến 370.000 đồng mỗi tháng.

Mức lương tối thiểu vùng sắp tới đối với lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cao hơn hiện nay khoảng từ 100.000 đến 370.000 đồng mỗi tháng.

Chính phủ vừa ban hành nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước. Theo đó, mức lương này tùy theo vùng sẽ lần lượt áp với 2 mốc thời gian khác nhau là từ ngày 1/1/2011 và ngày 1/7/2011.

Mức lương tối thiểu cho lao động làm việc ở các đơn vị trên được chia theo 4 vùng. Riêng khu vực 1 (gồm Hà Nội và TP HCM) mức lương tối thiểu vùng tăng từ 210.000 đồng đến 370.000 đồng. Khu vực 2 có mức lương tăng từ 160.000 đồng 320.000 đồng. Khu vực 3 tăng 130.000- 240.000 đồng. Khu vực 4 tăng 100.000 đồng.

Sau điều chỉnh, mức lương tối thiểu cao nhất của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,55 triệu đồng (áp dụng với vùng I) và thấp nhất là 1,1 triệu đồng một tháng (áp dụng với vùng IV). Các vùng II và III áp dụng lần lượt 1,35 triệu và 1,17 triệu đồng một tháng. Hiện nay, mức lương của các doanh nghiệp tại 4 khu vực này dao động từ 1 triệu đến 1,34 triệu đồng mỗi tháng.

Với các doanh nghiệp trong nước, mức lương tối thiểu vùng mới sẽ dao động từ 830.000 đến 1,35 triệu đồng thay vì 730.000 đến 980.000 đồng mỗi tháng như hiện nay.

Mức lương tối thiểu vùng được dùng làm căn cứ tính các mức lương trong thang lương, bảng lương, các loại phụ cấp lương, các loại phụ cấp lương, tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động… Đối với người lao động đã qua học nghề mức tiền lương thấp nhất phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu vùng.

Kỳ Duyên

eb6c7c01c4e98e1f2578f9959463b973_L

GỠ KHÓ CHO DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU THỦY SẢN

Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản

TT – Bộ NN-PTNT vừa ban hành thông tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản khi thực hiện thông tư 25 của bộ có hiệu lực từ ngày 1-9. Theo đó, hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu không bắt buộc phải có chứng nhận từ cơ quan chức năng VN đối với cơ sở sản xuất ở nước ngoài.

TT – Bộ NN-PTNT vừa ban hành thông tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản khi thực hiện thông tư 25 của bộ có hiệu lực từ ngày 1-9. Theo đó, hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu không bắt buộc phải có chứng nhận từ cơ quan chức năng VN đối với cơ sở sản xuất ở nước ngoài. Đối với hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật để chế biến và tiêu thụ trong nước vẫn phải thực hiện mọi quy định thông tư 25 đưa ra.
Xuất khẩu cá tra trong tám tháng đạt trên 776 triệu USD. Trong ảnh: chế biến cá ba sa xuất khẩu tại Công ty Cafatex, Hậu Giang – Ảnh: Hoàng Thạch Vân
Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp được tự do nhập khẩu thủy sản nguyên liệu để chế biến và tái xuất, miễn là lô hàng thỏa mãn các yêu cầu kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và kiểm dịch tại cửa khẩu.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản đã phản ảnh nhiều quốc gia không gửi danh sách các đơn vị xuất khẩu đạt chứng nhận VSATTP cho phía VN nên việc nhập khẩu không thể thực hiện được, nhiều công ty có nguy cơ đóng cửa do thiếu nguyên liệu.

* Liên quan đến phản ảnh của doanh nghiệp nhập khẩu thịt đông lạnh về việc không có cơ quan nào đứng ra kiểm tra và cấp chứng nhận VSATTP, dẫn đến từ đầu tháng 9 đến nay đã có trên 300 container thịt nhập khẩu tồn tại cảng Sài Gòn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương cho biết đó là trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad).

Trong buổi làm việc với báo chí chiều 9-9, ông Phương cho biết đã quy rõ trách nhiệm của Nafiqad trong việc kiểm tra và cấp chứng nhận đảm bảo VSATTP trong thông tư 25 nhưng đơn vị này đã không thực hiện trong thời gian qua. Thứ trưởng Lương Lê Phương đã chỉ đạo trực tiếp Nafiqad tiến hành công tác này kể từ ngày 10-9 để giải phóng hàng nhập khẩu còn tồn tại cảng cho các doanh nghiệp.

* Theo Bộ NN-PTNT, tính đến hết tháng 8 xuất khẩu thủy sản của VN đạt 2,948 tỉ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó mặt hàng tôm đạt kim ngạch 1,2 tỉ USD và cá tra đạt 776,8 triệu USD.

TRẦN MẠNH

theo báo tuổi trẻ

THÊM ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC MUA HÓA ĐƠN CỦA CƠ QUAN THUẾ

TT – Ngày 9-9, Cục Thuế TP.HCM và Trung tâm Xúc tiến thương mại TP.HCM (ITPC) đã tổ chức giới thiệu dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 51 về phát hành và quản lý hóa đơn, đồng thời giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp.

TT – Ngày 9-9, Cục Thuế TP.HCM và Trung tâm Xúc tiến thương mại TP.HCM (ITPC) đã tổ chức giới thiệu dự thảo thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 51 về phát hành và quản lý hóa đơn, đồng thời giải đáp thắc mắc cho doanh nghiệp.

Bà Trần Thị Lệ Nga – trưởng phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Cục Thuế TP.HCM – cho biết bản dự thảo mới bổ sung hai đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn là doanh nghiệp siêu nhỏ (sử dụng dưới mười lao động, không tính lao động thời vụ) và doanh nghiệp có trụ sở chính và hoạt động tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, không đủ điều kiện tự in hóa đơn.

Tại TP.HCM không có địa bàn nào thuộc diện đặc biệt khó khăn nên chỉ có ba đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn là hộ kinh doanh cá thể, tổ chức không kinh doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ. Những doanh nghiệp còn lại phải tự thiết kế, in ấn, phát hành hóa đơn.

Bà Nga cho biết ngay từ bây giờ doanh nghiệp nên tự chọn hình thức, thiết kế mẫu, đặt in hóa đơn để đáp ứng quy định mới. Cơ quan thuế không quy định mẫu hóa đơn, chỉ yêu cầu các thông tin bắt buộc phải có. Doanh nghiệp được in thêm các thông tin khác như logo công ty hoặc các nội dung quảng cáo. Trên hóa đơn buộc phải có những ký hiệu riêng để dễ nhận dạng như tem chống giả, ký hiệu, mật mã riêng… Doanh nghiệp cũng không bắt buộc phải in địa chỉ lên hóa đơn.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM, cho biết theo quy định doanh nghiệp tự in hóa đơn phải có phần mềm ứng dụng để in hóa đơn đảm bảo yêu cầu về bảo mật bằng việc phân quyền cho người sử dụng. Mức xử phạt với các hành vi vi phạm hóa đơn sẽ cao hơn quy định cũ, dao động từ 1-20 triệu đồng/trường hợp.

THÁO GỠ NHIỀU VƯỚNG MẮC TRONG MUA BÁN NHÀ

Thông tư 16 quy định cụ thể và hướng dẫn một số nội dung của nghị định 71 hướng dẫn thi hành Luật nhà ở vừa được Bộ Xây dựng ban hành, có hiệu lực từ 15-10-2010. Nhiều vấn đề tranh cãi lâu nay về hợp đồng mua bán, góp vốn nhà ở… được đề cập.Thông tư quy định đối tượng mua thuộc diện được mua, thuê, thuê mua (trả góp) nhà ở xã hội phải có mức thu nhập bình quân hằng tháng không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định.

Thông tư 16 quy định cụ thể và hướng dẫn một số nội dung của nghị định 71 hướng dẫn thi hành Luật nhà ở vừa được Bộ Xây dựng ban hành, có hiệu lực từ 15-10-2010. Nhiều vấn đề tranh cãi lâu nay về hợp đồng mua bán, góp vốn nhà ở… được đề cập.Thông tư quy định đối tượng mua thuộc diện được mua, thuê, thuê mua (trả góp) nhà ở xã hội phải có mức thu nhập bình quân hằng tháng không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân từ thu nhập thường xuyên theo quy định.Mua bán nhà qua hợp đồng: phải ra công chứng
Trước nay việc mua bán nhà ở trong tương lai (chưa hình thành) thường thực hiện qua hình thức huy động vốn và chủ đầu tư ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng, không phải ra công chứng. Khi chuyển nhượng lại hợp đồng, người mua trực tiếp ký với chủ đầu tư và hủy hợp đồng của chủ đầu tư đã ký với chủ cũ. Tùy theo dự án, chủ đầu tư thu 1-2% giá trị hợp đồng gọi là “phí chuyển nhượng”.
Nhưng từ ngày 8-8-2010 (ngày nghị định 71 hướng dẫn thi hành Luật nhà ở có hiệu lực), khi chuyển nhượng hợp đồng các bên phải lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo mẫu quy định và có cơ quan công chứng chứng nhận.

Nếu chuyển nhượng hợp đồng từ lần thứ hai trở đi phải xuất trình văn bản chuyển nhượng nhà ở lần trước. Đây là cơ sở để cơ quan thuế tính thuế thu nhập theo quy định. Sau khi đã nộp thuế, chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào hợp đồng chuyển nhượng này và không thu bất kỳ khoản phí nào liên quan đến việc chuyển nhượng.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai trước ngày nghị định 71 có hiệu lực thì văn bản chuyển nhượng hợp đồng của các lần phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi có dự án nhà ở. Nếu không có xác nhận thì niêm yết công khai trong vòng 60 ngày tại trụ sở UBND phường, xã kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp giấy chủ quyền nhà đất của người dân. Nếu quá thời hạn mà không có tranh chấp, UBND phường, xã xác nhận không có tranh chấp và chuyển cơ quan chức năng để cấp giấy chủ quyền.

Để hạn chế tình trạng tranh chấp diện tích chung – riêng diễn ra khá căng thẳng thời gian qua, thông tư 16 quy định hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ngoài các nội dung theo quy định còn phải ghi rõ các nội dung sau: phần diện tích thuộc sở hữu chung, riêng, diện tích sàn căn hộ mua bán (xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thủy của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia căn hộ), khoản kinh phí bảo trì chung cư (bằng 2% giá căn hộ), dự kiến mức chi phí phải đóng góp phục vụ công tác quản lý, vận hành nhà chung cư, nguyên tắc điều chỉnh mức phí này…

Thông tư của Bộ Xây dựng cũng nêu rõ từng mẫu hợp đồng áp dụng cho từng loại nhà mà các chủ đầu tư phải thực hiện.

Góp vốn chỉ được chia một căn nhà

Với các dự án nhà ở thương mại huy động vốn bằng hình thức văn bản hợp tác đầu tư, hợp đồng hợp tác kinh doanh thì các bên có thể thỏa thuận chia lợi nhuận bằng tiền, cổ phiếu hoặc bằng sản phẩm là nhà ở. Nếu chia nhà ở, mỗi dự án chỉ được chia tối đa 20% số lượng nhà ở thương mại và số nhà này không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản. Số nhà ở còn lại phải mua bán qua sàn giao dịch bất động sản.
Từ ngày 8-8-2010 tại mỗi tỉnh thành, một hộ gia đình, cá nhân chỉ được góp vốn theo hình thức phân chia sản phẩm là nhà ở một lần, với số lượng là một nhà ở (biệt thự, nhà riêng lẻ hoặc căn hộ chung cư). Các trường hợp góp vốn còn lại chỉ được phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc cổ phiếu.
Nếu là tổ chức tham gia góp vốn để được phân chia nhà ở, sau đó chia nhà ở này lại cho các hộ gia đình, cá nhân khác thì phải gửi danh sách những người được chia nhà ở cho Sở Xây dựng xác nhận. Khi chưa ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư, các trường hợp được phân chia nhà không được chuyển nhượng lại “quyền được chia nhà ở” này.
Hộ gia đình, cá nhân được phân chia một lần, một nhà ở theo quy định trên thì không được phân chia nhà ở lần thứ hai, kể cả trường hợp người được chia nhà đã tặng, cho nhà ở cho người khác.
Quy định chỉ được chia một nhà ở chỉ áp dụng với trường hợp góp vốn trong dự án vì số nhà được chia không phải thông qua sàn giao dịch bất động sản. Trường hợp mua qua sàn thì không bị khống chế số lượng.
Theo quy định, việc bán, cho thuê nhà ở thương mại của doanh nghiệp phải thực hiện qua sàn giao dịch bất động sản, trừ trường hợp huy động vốn. Nếu không qua sàn thì hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng sẽ không có giá trị và người mua nhà ở không được cấp giấy chủ quyền cho căn nhà đó. Sàn giao dịch bất động sản phải niêm yết công khai hợp đồng văn bản ủy quyền cũng như bảng giá bán, cho thuê và các thông tin khác theo yêu cầu của khách hàng.

a27a3b73d355048c6bab885897085f62_L

SIẾT NHẬP KHẨU THỦY SẢN, DOANH NGHIỆP KHÓC RÒNG

Siết nhập khẩu thủy sản, doanh nghiệp khóc ròng

Hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu đang đứng trước nguy cơ phá sản. Quy định của Bộ NN-PTNT yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thủy sản của nước ngoài vào VN phải thực hiện đăng ký và chịu sự kiểm soát của cơ quan chức năng VN. Từ đó, hàng chục doanh nghiệp (DN) nhập khẩu thủy sản đang đứng trước bờ vực phá sản vì không còn nguyên liệu chế biến.

Hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Quy định của Bộ NN-PTNT yêu cầu các cơ sở nhập khẩu thủy sản của nước ngoài vào VN phải thực hiện đăng ký và chịu sự kiểm soát của cơ quan chức năng VN. Từ đó, hàng chục doanh nghiệp (DN) nhập khẩu thủy sản đang đứng trước bờ vực phá sản vì không còn nguyên liệu chế biến Bỗng dưng… khó tính
Gần đây, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT về việc quy định trình tự thủ tục kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm, tiếp theo đó là Thông tư số 25/2010/TT-BNNPTNT hướng dẫn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với hàng hóa động vật, thủy sản nhập khẩu. Theo đó, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc động vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào VN phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của VN công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo VSATTP theo quy định của VN. Mỗi lô hàng nhập khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về VSATTP do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp và chỉ được đưa vào sản xuất hoặc tiêu thụ tại VN sau khi được cơ quan kiểm tra của VN thực hiện kiểm tra tại cửa khẩu hoặc nơi tập kết và cấp giấy chứng nhận hoặc thông báo đạt yêu cầu VSATTP. Trong trường hợp vi phạm, cơ quan chức năng sẽ đình chỉ xuất khẩu vào VN đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có kết quả kiểm tra giám sát điều kiện đảm bảo VSATTP của cơ sở sản xuất kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các quy định; đình chỉ nhập khẩu sản phẩm của nước xuất khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra giám sát cho thấy hệ thống kiểm soát VSATTP của nước xuất khẩu không tuân thủ các quy định của VN.
Quy định nói trên có thể được hiểu là nhằm hạn chế sản phẩm động vật phế thải tràn về VN như thời gian trước, ngoài ra còn góp phần làm giảm nhập siêu. Thế nhưng nếu chỉ áp dụng riêng cho sản phẩm động vật, hoặc thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ nội địa thì còn có lý, đằng này thông tư 06 và 25 đã máy móc áp dụng luôn cho các mặt hàng thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để chế biến, tái xuất, từ đó vô tình đã làm ảnh hưởng đến hàng chục DN cùng với hàng trăm ngàn công nhân. Thời hạn áp dụng quy định này từ ngày 1.7, sau đó được gia hạn đến ngày 1.9, nhưng đáp lại chỉ là sự bức xúc tột cùng của DN nhập khẩu thủy sản và sự tham gia miễn cưỡng của các nước khác.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) đến nay chỉ gửi công hàm đến được 30 quốc gia và vùng lãnh thổ để yêu cầu việc đăng ký. Còn trên 40 thị trường khác Nafiqad không gửi được vì họ không có đại sứ quán tại VN, trong đó lại có những nơi cung cấp thủy sản lớn cho VN như đảo Vanuatu, Fiji, Solomon…
Trong số gần 80 thị trường nhập khẩu thủy sản vào VN, đến nay chỉ có 10 nước thực hiện việc đăng ký này.
Mất nguồn nguyên liệu, mất khách hàng
Thông tư 25 cho thời hạn áp dụng quá gấp, trong khi các thị trường nhập khẩu vẫn chưa nhận được thông tin gì từ cơ quan chức năng VN. Ông Nguyễn Xuân Nam, Giám đốc Công ty hải sản Hải Vương (Khánh Hòa), bức xúc: “Chúng tôi mỗi năm thu về kim ngạch trên 110 triệu USD nhờ nhập khẩu cá ngừ đại dương, sau đó chế biến tái xuất. Ai cũng biết nguồn hải sản ở VN đang cạn kiệt vì khai thác quá mức, trong khi do khả năng hạn chế, tàu cá VN rất khó đánh bắt được cá ngừ đại dương. Việc nhập khẩu nguyên liệu để chế biến đã giúp chúng tôi có được thêm thu nhập, giải quyết công việc ổn định cho công nhân. Nhưng với Thông tư 25, nhiều nước cung cấp nguyên liệu đã phản đối, một số nước thì thẳng thừng từ chối đăng ký, có nước cũng đồng ý đăng ký nhưng họ nói không biết đăng ký cái gì. Vì vậy chúng tôi đang mất đi nguồn nguyên liệu, mất khách hàng, hơn 2.000 công nhân nhà máy sẽ phải nghỉ việc”.
Ông Nguyễn Phạm Thanh, Tổng giám đốc Công ty Highland Dragon Enterprise, đại diện cho 4 nhà đầu tư nước ngoài khác tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1 (Bình Dương), nói gần như khóc: “Tôi và nhiều DN khác đầu tư vào VN chế biến cá ngừ đóng hộp, mỗi năm nhập khẩu khoảng 4.000-5.000 tấn cá từ nước ngoài để chế biến. Chỉ riêng lĩnh vực này mỗi năm các DN đã mang về gần 500 triệu USD. Nhưng Thông tư 25 ra đời gần như làm ách tắc tất cả. Nguyên liệu dự trữ của chúng tôi chỉ đến giữa tháng 9 là hết, nhưng hiện nay chúng tôi không thể ký thêm hợp đồng mới. Gần 3.000 công nhân của chúng tôi sắp phải thất nghiệp. Chúng tôi không thể giải thích được với công ty mẹ, với đối tác của chúng tôi điều gì đang xảy ra ở VN. Chúng tôi cũng không hiểu tại sao Bộ NN-PTNT lại có thể quy định như vậy?”.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết: “Từ tháng 5.2010, VASEP đã liên tiếp có công văn kiến nghị Bộ NN-PTNT và có cả những buổi làm việc trực tiếp với Cục Thú y, Nafiqad… về những điều vô lý của Thông tư 25, nhưng cho đến nay, khi các DN đã bắt đầu nhìn thấy cảnh phá sản, những quy định này vẫn không được dỡ bỏ. Theo tôi, không cần thiết phải siết chặt các quy định nhập khẩu đối với hàng thủy sản nhập khẩu, bởi thực tế 90% nguồn hàng này được tạm nhập, chế biến và tái xuất, còn tiêu thụ nội địa rất ít”.