HÀNH TRÌNH LY HÔN – BÀI 2: “LY” MÀ KHÔNG “THOÁT”

PN – Sau khi cầm quyết định ly hôn của tòa án, những tưởng được “tự do”, nhưng nhiều người đã không thể thoát được cuộc hôn nhân cũ. Hay nói đúng hơn là không thoát khỏi người vợ hoặc chồng cũ!

HẾT DUYÊN… CÒN NỢ

Chỉ tính riêng năm 2012, Báo Phụ Nữ đã tiếp nhận hàng chục lá đơn kêu cứu của những trường hợp dù ly hôn rồi vẫn còn bị vợ cũ theo dõi, phá bĩnh hay bị chồng cũ đánh đập, lăng nhục. Nguyên nhân hầu hết là để tranh đoạt tài sản.

Tiếp chúng tôi trong căn phòng trọ nóng như nung ở xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, chị L.T.T., SN 1965, nói trong nước mắt: “17 năm chung sống, từ tay trắng, vợ chồng đã cùng tạo lập được một xưởng dệt với hàng ngàn mét vuông đất ở Củ Chi, vậy mà, ngay từ lúc chưa ly hôn, anh ta chửi mắng, đuổi thẳng ba mẹ con tôi khỏi nhà, đưa người phụ nữ khác về chung sống. Vì con, tôi phải nghỉ làm, chuyển trường về nơi mới để giúp con ổn định lại tinh thần sau cú sốc ba phản bội mẹ. Tòa xử anh ta phải chia lại tôi một phần tài sản trị giá hơn một tỷ đồng, nhưng anh ta không thi hành án. Tháng 12/2012, sau hai năm mòn mỏi khiếu kiện, tôi được anh ta thông báo về Củ Chi nhận phần tài sản của mình thì mới biết toàn bộ nhà xưởng ở đây đã cháy rụi, dù bán đổ tháo cũng chưa đủ trả nợ khoản vay ngân hàng mà anh ta từng mang xưởng này đi thế chấp! Từ ngày giao cho tôi đống nợ, anh ta bỏ đi Bình Dương sống cùng người mới. Tôi hết duyên mà vẫn còn mang nợ!”.

Ly hôn từ năm 2007, chờ suốt sáu tháng, chẳng những không được cấp dưỡng nuôi con, mà còn bị chồng đuổi khỏi nhà cùng con trai, chị L.T.U.N. ở Q.2 đã khởi kiện tranh chấp tài sản chung.

Tính từ ngày khởi kiện đến nay đã sáu năm, chị U.N. vẫn mòn mỏi chờ. Sau khi vụ kiện sơ thẩm ở Q.2 kết thúc, không đồng ý với phán quyết đầy bất công của tòa, chị kiện lên Tòa phúc thẩm. Sau khi thụ lý, TAND TP.HCM quyết định hủy toàn bộ bản án cũ, cho tiến hành điều tra lại vì TAND quận sai nhiều thủ tục tố tụng. Từ lúc trả đơn về Q.2 đến nay hơn hai năm, chị U.N. tiếp tục chờ… Trong khi đó, trên mảnh đất được xác nhận là tài sản chung hiện có 43 phòng trọ, một nhà kho và một quán ăn do anh N. quản lý thu được huê lợi mỗi tháng vài chục triệu đồng. Chị U.N. bức xúc: “Bao giờ tòa mới đưa vụ việc ra xét xử? Trong khi những khoản tiền vay nợ chung từ ngân hàng phát sinh lãi quá hạn ông N. không đóng và cũng không chia tiền để tôi đóng. Lúc ly hôn, con trai tôi chỉ 16 tuổi, quyết định ông N. cấp dưỡng mỗi tháng bốn triệu đồng nuôi con, ông ấy cũng không thi hành. Nay cháu 22 tuổi, tôi kiện như thế nào để truy lãnh tiền đó cho con? Năm 2008, sau khi đe dọa tôi vì tranh chấp tài sản, ông N. đã đánh tôi gãy tay, giờ tôi mất khả năng lao động. Của cải trên danh nghĩa có hàng chục phòng trọ và một căn biệt thự nhưng tôi lại đang phải đi ở trọ!”.

THẢM HỌA CHUNG NHÀ

Cũng vì tranh chấp tài sản với chồng cũ, chị N.T.T.L., ngụ ở Q.11, rơi vào tình trạng ly mà không thoát. Anh chị chung sống hơn 18 năm, chung tay cất được ngôi nhà ba tấm khang trang. Nhà xây xong thì chị L., phát hiện anh T.V.X., chồng chị, có bồ và đã có một đứa con rơi, là con trai, trong khi chị L. sinh một lèo ba cô con gái. Vì thế, anh X. dẫn ngay người mới về nhà, chiếm trọn tầng trệt và tầng một làm tổ uyên ương. Chị L. làm dữ, anh X. chìa ra lá đơn ly hôn. Sau khi tòa chia đôi tài sản cho chị: một nửa căn nhà và một nửa số nợ gần 400 triệu đồng, chị không biết làm sao lấy nhà cũng chẳng biết làm sao trả nợ. Anh X. và người vợ mới khẳng định không có tiền “thối” lại cho chị ra khỏi nhà, còn thách thức: “Có giỏi thì đi kiện, chúng tôi đi hầu”. Vậy là suốt bốn năm qua, chị phải ra vào chung một nhà với những người lẽ ra “không đội trời chung”.

Một mình làm công nhân ở xí nghiệp in, chị lo cho con ăn học được đã là may. Trong khi lấy trọn mặt bằng tầng trệt, anh X. và vợ mới sống ung dung, nhàn hạ. Chị L. bật khóc: “Đôi lúc thấy các con nghe mùi thức ăn nhà dưới xộc lên, len lén nuốt nước miếng mà xót cả lòng. Nhưng, nếu ra khỏi ngôi nhà ấy, coi như mấy mẹ con mất trắng. Mà đi thì cũng chẳng biết đi đâu vì tiền lương của tôi chỉ hơn năm triệu đồng, nếu gánh thêm tiền thuê nhà, sống sao nổi?”.

Chưa có vợ mới, nhưng người chồng cũ sống chung nhà với chị L.T.N.B., ở Thủ Đức lại liên tục cưỡng bức, bạo hành chị. Cứ cách hai ba đêm, anh ta lại mò vào phòng chị một lần. Ban đầu, do hai con còn quá nhỏ, chị B. không dám kêu cứu. Biết điểm yếu của chị, anh chồng cũ ngày càng lấn tới. Khi chị quyết liệt chống cự, anh ta đánh đập chị không thương tiếc. Cuối cùng, sau hai năm chịu đựng, B. bế hai con bỏ trốn về quê ở Quảng Ngãi.

Vấn nạn chồng cũ là một nỗi nhức nhối không chỉ riêng của người phụ nữ rơi vào hoàn cảnh đó mà còn là bi kịch cho những đứa trẻ lỡ sinh trong gia đình có người chồng, người cha tệ bạc, cạn tàu ráo máng. N.T.N., sinh viên năm thứ tư, giờ phải ở trọ trên tầng bốn của tòa nhà sáu tầng do cha mẹ mình từng là đồng sở hữu (giờ đã thành tổ ấm mới, là cơ sở kinh doanh làm ra tiền tỷ của cha) cay đắng nói: “Luật pháp đã không bảo vệ quyền lợi của mẹ con tôi. Lẽ ra, việc cha tôi phản bội mẹ, vi phạm Luật HNGĐ khi đưa người phụ nữ khác về chung sống, phải là một yếu tố để quy lỗi, bắt ông phải để phần tài sản nhiều hơn cho mẹ tôi nhưng luật chỉ yêu cầu chia đôi bình thường. Người gây lỗi là cha tôi, do có hộ khẩu ở căn nhà đó, đã ngang nhiên đuổi mẹ con tôi ra khỏi căn nhà chung. Tôi thật không biết phải kêu cứu ở đâu để giúp mẹ lấy lại công bằng”.

Nghi Anh

(Nguồn: Báo Phụ nữ Tp.HCM)

Chị em cần được tư vấn pháp luật từ đầu

Bộ Luật Tố tụng dân sự tại các điều 27, 28 quy định về thẩm quyền giải quyết của tòa án đối với vụ việc hôn nhân và gia đình và điều 179 khoản a quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử là bốn tháng.

Trường hợp của chị L.T.T., vụ việc đã được tòa án giải quyết xong, chị L.T.T. phải yêu cầu thi hành án. Nếu người chồng không chấp hành, sẽ bị cưỡng chế. Chị L.T.T. đã gửi đơn khiếu kiện khắp nơi, nhưng không đúng thẩm quyền, nên không được giải quyết. Riêng chị U.N., do không đồng ý với bản án sơ thẩm nên vụ án bị tòa phúc thẩm tuyên hủy và xét xử lại từ đầu, dẫn đến kéo dài thời gian. Vụ án kéo dài hơn hai năm là sai về thủ tục tố tụng, chị U.N. phải làm đơn khiếu nại, yêu cầu làm rõ lý do.

Các chị không nên bỏ nhà đi trong thời gian giải quyết việc ly hôn, vì làm như thế càng tạo điều kiện cho người chồng tẩu tán tài sản. Trường hợp bị hành hung, theo Luật PCBLGĐ, các chị có quyền yêu cầu chính quyền địa phương, Hội Phụ nữ và các tổ chức xã hội can thiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chị U.N. còn có thể yêu cầu cơ quan công an Q.2 khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích” theo điều 104 Bộ luật Hình sự.

Trường hợp ly hôn mà vẫn ở chung nhà, thì nên yêu cầu cơ quan thi hành án xem xét hoàn cảnh của các bên đưa ra cách giải quyết hợp tình hợp lý.

Để giải quyết một cách trọn vẹn việc ly hôn và các vấn đề liên quan đến hôn nhân, các chị nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư, luật gia ngay từ khi bắt đầu vụ việc, mới tránh được những hậu quả khó xử.

Văn phòng trợ giúp pháp lý phụ nữ số 6

Mời bạn đọc tham gia diễn đàn Ly hôn có là lối thoát?

Theo số liệu của TAND TP.HCM, năm 2012, ngành tòa án đã thụ lý 19.893 vụ ly hôn, tăng 577 vụ so với năm 2011. Như vậy, trong vòng 5 năm qua, mỗi năm TP.HCM tăng thêm trên 500 vụ ly hôn, một con số chóng mặt. Phải chăng ly hôn đang là “mốt” của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ? Phải chăng chuyện gì cũng có thể khiến người ta dẫn nhau ra tòa, bất chấp những hệ lụy? Mời các bạn tham gia diễn đàn Ly hôn có là lối thoát? để phân tích nguyên nhân, đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ly hôn, gìn giữ mái ấm gia đình. Bài viết từ 800 – 1.000 chữ, chưa sử dụng trên bất cứ phương tiện truyền thông nào, gửi về địa chỉ: lyhonlaloithoat@baophunu.org.vn.

Báo Phụ Nữ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ

I/ Khái niệm quyền thừa kế

Người có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam là công dân, tổ chức. Quyền thừa kế thuộc về cá nhân được thể hiện theo hai chủ thể nhất định, đó là chủ thể để lại tài sản (quyền của người để lại di sản) và chủ thể hưởng thừa kế di sản (quyền của người nhận di sản). Quyền thừa kế thuộc về tổ chức được thể hiện theo một chủ thể nhất định, đó là chủ thể hưởng thừa kế di sản (và chỉ trong trường hợp thừa kế theo di chúc).

Khi xem xét về vấn đề thừa kế thì di sản là một trong những vấn đề được quan tâm trước tiên. Di sản là cơ sở để thiết lập di chúc bên cạnh các căn cứ khác. Chỉ khi di sản còn tồn tại trên thực tế thì người lập di chúc mới có “cái” để định đoạt.

Những người được thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Người có hay không có năng lực hành vi hoặc người có năng lực hành vi không đầy đủ đều có quyền thừa kế. Trong trường hợp này, người giám hộ sẽ thực hiện giúp những người này các quyền và nghĩa vụ trong phạm vi tài sản của họ.

II/ Quyền của người để lại tài sản – một số vấn đề vướng mắc

Đối với cá nhân người để lại tài sản, với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt tài sản của bản thân. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân trong việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của họ trước khi chết.

Theo quy định tại Điều 648 Bộ luật dân sự thì,  người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Ngoài ra, tại Điều 662 BLDS còn quy định, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.

1. Chỉ định người thừa kế

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Họ có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật dựa trên các quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống; và cũng có thể là những người khác như Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội,…

2.  Truất quyền hưởng di sản

Quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc họ có thể truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật, mà không nhất thiết phải nêu lý do. Người lập di chúc có thể chỉ định một hay nhiều người thừa kế theo luật không được hưởng di sản thừa kế của mình.

Tuy nhiên, do pháp luật không quy định cụ thể như thế nào là “truất” nên hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Có quan điểm cho rằng, người bị truất quyền hưởng di sản là trường hợp người lập di chúc thể hiện rõ ràng trong di chúc rằng một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu di chúc bị vô hiệu toàn bộ, thì tư cách người thừa kế theo luật của những người nói trên không ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp di chúc có hiệu lực toàn bộ hoặc có một phần vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản thì tư cách người thừa kế theo luật của họ đương nhiên bị mất. Do vậy, nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực, được chia theo pháp luật thì người đó vẫn không được hưởng. Quan điểm khác cho rằng, người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc nhưng không được người lập di chúc chỉ định hưởng tài sản. Khi đó người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền hưởng di sản. Trong trường hợp này, nếu có phần tài sản nào đó không được định đoạt trong di chúc, được chia theo pháp luật thì họ vẫn sẽ được hưởng, vì họ là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản, quyền thừa kế của họ có được là do luật định.

3.  Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế

Người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thể di sản của mình cho người thừa kế. Người lập di chúc có quyền phân chia di sản cho mỗi người không nhất thiết phải ngang nhau mà không cần phải nêu lý do. Người lập di chúc cũng có thể chỉ định nhiều người thừa kế và di sản được chia đều cho những người có tên trong di chúc. Nếu những người này có sự thỏa thuận về việc hưởng di sản thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó. Người lập di chúc cũng có thể phân định di sản theo tỷ lệ mà không xác định rõ phần di sản mà từng người thừa kế được hưởng và mỗi người thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được xác định trên tổng giá trị khối tài sản đang còn vào thời điểm phân chia. Hoặc người lập di chúc có thể phân định rõ trong di chúc người thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì; khi di sản được phân chia, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc

4. Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Theo sự chỉ định trong di chúc, người thừa kế phải thực hiện một công việc vì lợi ích vật chất của người khác mà đáng lẽ khi còn sống, người để lại di sản phải thực hiện như trả nợ, bồi thường thiệt hại… Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân của người để lại di sản. Trong trường hợp người để lại di sản có để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc không nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ đó thì theo quy định của pháp luật, ai hưởng thừa kế thì người đó phải thực hiện. Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế. Nếu người để lại thừa kế đã xác định rõ tỷ lệ nghĩa vụ mà từng người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần nghĩa vụ đó trong phạm vi di sản mà mình được hưởng. Phần nghĩa vụ vượt quá di sản người này được hưởng sẽ chia đều cho những người thừa kế khác thực hiện tương ứng với phần di sản mà họ đã nhận.

5. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và để di tặng

Người lập di chúc có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng hoặc để di tặng cho người khác. Phần di sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng không được chia thừa kế. Hiệu lực của việc di tặng về nguyên tắc, được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Người nhận tài sản di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật cũng quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” (khoản 2 Điều 671 BLDS) và “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng””(khoản 2 Điều 670 BLDS).

Pháp luật quy định người để lại di sản thừa kế có quyền dành một phần di sản của mình để di tặng là hoàn toàn hợp lý. Theo quy định về di tặng thì, người được di tặng có nhiều ưu tiên hơn người được thừa kế thông thường vì khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người được di tặng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản của người lập di chúc không đủ để thanh toán các khoản nợ của họ. Tuy vậy, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề này, còn tồn tại nhiều vướng mắc, cụ thể: Xét về bản chất, người được di tặng là người được hưởng một phần di sản theo di chúc. Như vậy, có áp dụng Điều 643 BLDS quy định về “người không được quyền hưởng di sản” đối với người nhận di tặng hay không?. Trường hợp người lập di chúc có cha mẹ già, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, nhưng lại lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình để di tặng cho một người khác thì Tòa án có tuyên bố di chúc đó vô hiệu được hay không?

Vấn đề để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cũng gặp vướng mắc tương tự. Di sản này cũng được hưởng ưu tiên khi thực hiện nghĩa vụ và không bị đem ra chia thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật không quy định rõ phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di sản tối đa là bao nhiêu. Do vậy, trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Trong thời gian tới, pháp luật dân sự cần quy định cụ thể về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng và di tặng để tránh những vướng mắc nêu trên.

6.  Quyền sửa đổi, bổ sung thay thế, hủy bỏ di chúc

Sửa đổi di chúc: là việc người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình làm thay đổi một phần di chúc đã lập. Những phần di chúc không bị sửa đổi vẫn có hiệu lực; phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay vào đó, pháp luật sẽ căn cứ vào ý chí thể hiện trong sự sửa đổi sau cùng.

Bổ sung di chúc: là việc người lập di chúc bổ sung thêm một số vấn đề mà trong di chúc đã lập chưa nói đến nhằm làm cho di chúc cụ thể, chi tiết hơn, rõ hơn. Khi người lập di chúc bổ sung di chúc thì cả di chúc đã lập và cả phần bổ sung đều có hiệu lực như nhau. Trường hợp di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. BLDS không quy định điều kiện về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung di chúc. Tuy nhiên, để tránh việc tẩy xóa, thêm bớt vào di chúc làm giảm tính chính xác và xác thực của di chúc pháp luật cần quy định việc sửa đổi bổ sung di chúc phải được thể hiện bằng văn bản riêng biệt kèm theo di chúc đã lập.

Thay thế di chúc: Thay thế di chúc là việc một người tuy đã lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng sau đó nếu họ thấy việc định đoạt của mình chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp) thì có quyền lập một di chúc khác để thay di chúc đã lập trước. Khoản 3 Điều 662 BLDS quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.

Hủy bỏ di chúc: là người đã lập di chúc lại bằng ý chí tự nguyện của mình truất bãi di chúc đã lập. Khoản 3 Điểu 662 BLDS 2005 xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc: khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập. Tuy nhiên, thực tế việc hủy bỏ di chúc còn có thể được người lập di chúc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ: hủy bỏ di chúc trong trường hợp thực hiện hành vi xé, đốt, tiêu hủy di chúc mà người đó đã lập ra; hoặc khi người lập di chúc tuyên bố trước mọi người về việc phế truất di chúc đã lập hay viết vào bản di chúc là không thừa nhận di chúc đó nữa. BLDS không quy định về hình thức hủy bỏ di chúc, tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, dù thực hiện bằng cách nào chăng nữa, nhưng nếu đó là ý chí tự nguyện của người lập di chúc thì đều được coi là hủy bỏ di chúc.

7.  Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản

Để tránh việc thất lạc, hư hỏng di chúc, cũng như để đảm bảo ý nguyện của mình không bị người khác xâm phạm, người lập di chúc có thể gửi di chúc ở cơ quan công chứng nhà nước hoặc bất kỳ người nào mà mình tin tưởng giữ bản di chúc. Đồng thời, để di sản của người lập di chúc để lại không bị mất mát, hư hỏng cần có người quản lý di sản. Tôn trọng ý chí của người lập di chúc nên trước hết người quản lý di sản phải là người được chỉ định trong di chúc, khi nào trong di chúc không xác định người quản lý di sản thì sẽ xác định người quản lý di sản theo một trong các trường hợp sau:

– Là người được những người thừa kế cùng thỏa thuận cử ra để quản lý di sản trong thời gian di sản chưa được chia.

– Người đang chiếm giữ, quản lý di sản là người quản lý di sản trong thời gian những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản mới.

– Người đang chiếm giữ, sử dụng di sản thừa kế theo hợp đồng mà họ đã ký kết với người để lại di sản là người quản lý di sản cho đến khi hết hạn hợp đồng.

– Di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khi chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý.

Người được chỉ định quản lý di sản trong di chúc có thể là một trong những người thừa kế theo luật của người đó nhưng cũng có thể là một người bất kỳ hoặc một cơ quan hay tổ chức nào đó. Ý chí này của người lập di chúc luôn luôn được pháp luật thừa nhận và bảo đảm thực hiện, nếu đúng là ý chí tự nguyện và không trái với pháp luật.

Người lập di chúc cũng có quyền chỉ định người phân chia di sản, việc phân chia di sản phải tuân theo di chúc. Trường hợp di chúc không xác định cách phân chia di sản thì phải chia theo sự thỏa thuận của những người thừa kế. Người phân chia di sản chỉ được hưởng thù lao đối với công việc chia di sản và theo mức mà người để lại di sản đã xác định, nếu trong di chúc có cho phép hưởng thù lao. Trường hợp di chúc không xác định điều này, nhưng nếu có sự thỏa thuận của những người thừa kế thì người phân chia di sản vẫn được hưởng thù lao theo sự thỏa thuận đó. Đồng thời, người được xác định phân chia tài sản có thể từ chối công việc đó nếu muốn và trong những trường hợp này những người thừa kế tự thỏa thuận để cử ra người phân chia di sản.

Trong một số trường hợp, pháp luật quy định quyền của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, các đối tượng được thừa kế tài sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cụ thể, Điều 669 BLDS quy định:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”

Tóm lại, quyền định đoạt của người lập di chúc được pháp luật bảo vệ và tôn trọng nhưng chỉ có hiện lực khi việc định đoạt bằng di chúc thỏa mãn các điều kiện về di chúc hợp pháp được quy định tại Điều 652 BLDS. Nếu người lập di chúc không tuân theo những điều kiện của di chúc hợp pháp thì di chúc đó bị xác định là không hợp pháp và mặc dù ý chí của người có tài sản được pháp luật bảo hộ và tôn trọng nhưng quyền định đoạt của người có di sản không phải là tuyệt đối. Quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật thừa kế. Quyền tự do ý chí ấy được thể hiện không những trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản mà còn thể hiện ngay cả trong việc không lập di chúc để định đoạt tài sản để lại sau khi chết. Đây là cách thể hiện ý chí của cá nhân bằng việc không lập di chúc để định đoạt tài sản của họ mà ý chí đó thể hiện ở việc chỉ để di sản cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật.

III/ Quyền của người nhận di sản – một số vấn đề  vướng mắc

Điều 642 BLDS quy định về việc từ chối nhận di sản như sau:

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.”

Pháp luật thừa kế của nước ta quy định người thừa kế có quyền nhận di sản hoặc từ chối nhận di sản nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định. Sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế được quy định trong điều luật nêu trên quy định thời hạn có hiệu lực của sự khước từ, hình thức và thủ tục khước từ quyền hưởng di sản và trường hợp không có quyền từ chối quyền hưởng di sản. Quyền từ chối nhận di sản thừa kế được pháp luật cho phép nếu phù hợp với điều kiện, nguyên tắc, thời hạn theo quy định tại Điều 642 BLDS.

Từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc cũng là sự thể hiện ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản. Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật được hưởng di sản thì việc thể hiện ý chí của người đó có thể xảy ra các trường hợp sau:

– Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

– Chỉ từ chối quyền hưởng thừa kế theo pháp luật mà không từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc

– Từ chối cả quyền hưởng thừa kế theo di chúc và quyền hưởng thừa kế theo pháp luật.

Theo tinh thần của điều luật này, thì việc từ chối nhận di sản được coi là một quyền năng của người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên việc thực hiện quyền năng này chỉ được pháp luật chấp nhận trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế;  nếu quá thời hạn kể trên, người được hưởng di sản mới bày tỏ ý kiến về việc từ chối nhận di sản thì việc từ chối đó không được pháp luật chấp nhận và người đó buộc phải chấp nhận việc hưởng quyền năng của mình đó là “quyền hưởng thừa kế di sản”.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế, rất ít trường hợp người nhận di sản thực hiện việc từ chối nhận di sản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế (tức là ngày mà người để lại di sản chết). Trong không ít trường hợp, sau khi người để lại di sản chết hàng vài năm, việc phân chia di sản mới được đặt ra (điều này là hoàn toàn phù hợp với cách xử sự truyền thống của người Việt Nam). Khi đó, tranh chấp về thừa kế mới nảy sinh, các bên đương sự đưa nhau ra tòa, yêu cầu Tòa án giải quyết. Nhiều người trong số các đương sự này vì không muốn tham gia vào vụ tranh chấp hoặc vì các lý do khác đã không muốn nhận di sản thừa kế và lúc này họ mới có ý định từ chối nhận di sản. Những người này làm đơn xin Tòa án cho phép họ từ chối nhận di sản (tức là họ từ bỏ một quyền năng của mình). Nếu Tòa án chấp nhận thì sẽ vi phạm quy định về thời hạn từ chối di sản theo Điều 642 Bộ luật dân sự. Nếu Tòa án không cho họ thực hiện quyền năng này, rõ ràng ý chí định đoạt quyền năng của họ đã không được đảm bảo.

Phải khẳng định rằng, quyền thừa kế đối với một khối di sản nhất định về bản chất cũng là một quyền tài sản. Người có quyền năng này cũng chính là chủ sở hữu của khối tài sản đó. Theo Điều 195 Bộ luật dân sự thì chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận pháp lý của tài sản thuộc sở hữu của mình, tức là có quyền chuyển nhượng, tặng cho hoặc thậm chí từ bỏ quyền sở hữu của mình. Như vậy, việc cho phép người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế là hoàn toàn hợp lý. Việc thực hiện quyền năng này ngoài thời hạn 06 tháng (nếu không phải để trốn tránh một nghĩa vụ tài sản) thì hoàn toàn không “gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” như nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu quy định tại Điều 165 Bộ luật dân sự.

Rõ ràng, chưa có sự thống nhất trong quy định của các Điều 642, Điều 195 và Điều 165 Bộ luật dân sự. Việc áp dụng một cách máy móc Điều 642 chỉ là sự làm phức tạp hóa quan hệ dân sự, gây phiền phức cho người dân, chứ chưa thực nhằm mục đích làm ổn định quan hệ xã hội. Vì vậy, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế, cũng như tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết nhánh chóng, kịp thời các tranh chấp về thừa kế, nên sửa đổi quy định tương ứng của BLDS theo hướng, không quy định hạn chế thời hạn từ chối nhận di sản thừa kế. Đồng thời, pháp luật cũng không nên hạn chế phương thức thể hiện việc từ chối mà người từ chối có thể báo với các cơ quan Nhà nước hoặc Tòa án và những người thừa kế khác tại bất kỳ thời điểm nào trước khi di sản thừa kế được chia.

Phương Dung – Hà Giang
Nguồn: toaan.gov.vn

BÀN VỀ VIỆC “YÊU CẦU CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN, NUÔI CON, CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN” QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2, ĐIỀU 28, BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Từ khi Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) ra đời, những quy định về thủ tục giải quyết các việc dân sự tại Toà án được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, là những quy định mới của pháp luật và một trong những quy định mới đó là việc dân sự về “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Cơ sở pháp lý của loại việc này xuất phát từ Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, theo đó: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con….”. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay, việc thụ lý, giải quyết việc dân sự “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” theo quy định tại khoản 2 Điều 28 BLTTDS của Toà án hầu như là rất ít; cá biệt rất nhiều Toà án cấp sơ thẩm sau nhiều năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự, mặc dù đã ban hành vô số các quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự, nhưng lại chưa thụ lý, giải quyết việc dân sự nào theo quy định tại khoản 2 Điều 28 BLTTDS. Để lý giải vì sao lại có sự bất cập này trên thực tiễn, theo chúng tôi, có một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật, “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”  được coi là việc dân sự, liệu có phù hợp không?

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Điều 311 BLTTDS). Như vậy, có thể thấy ngay điểm khác biệt cơ bản so với vụ án dân sự và đặc thù của việc dân sự đó chính là về mặt nội dung không có tranh chấp giữa các đương sự. Do đó, quá trình giải quyết việc dân sự, về nguyên tắc khi không có tranh chấp giữa các đương sự thì không đặt ra vấn đề hoà giải. Luật Hôn nhân và Gia đình thì lại quy định dù thuận tình ly hôn hay ly hôn theo yêu cầu của một bên thì vẫn bắt buộc Toà án phải hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (các Điều 88, 90, 91 Luật Hôn nhân và Gia đình). Chúng tôi cho rằng, Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định cho vợ chồng có quyền cùng yêu cầu ly hôn (được xem là thuận tình ly hôn), chỉ là quy định về quyền được ly hôn và là một trong những cách thức mà cả hai vợ chồng cùng lựa chọn để tự nguyện chấm dứt quan hệ hôn nhân. Đây không phải là một căn cứ pháp lý để cho ly hôn vì sự tự nguyện chấm dứt quan hệ hôn nhân trong trường hợp này của vợ chồng là sự tự nguyện phải thoả mãn các điều kiện do pháp luật quy định và Toà án là cơ quan quyết định. Xuất phát từ quy định về căn cứ cho ly hôn được quy định  tại Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình thì dù vợ chồng có thuận tình ly hôn thì Toà án chỉ chấp nhận khi quan hệ hôn nhân ở “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được” nên về bản chất, cho dù là thuận tình ly hôn thì giữa các đương sự vẫn có mâu thuẫn nội tại và có sự tranh chấp, bất đồng trong quan hệ hôn nhân. Thuận tình ly hôn chỉ là một trong những giải pháp vợ chồng lựa chọn để giải giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ hôn nhân. Như vậy, coi “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” là việc dân sự liệu rằng đã phù hợp với các quy định của pháp luật? Nếu coi là việc dân sự mà khi giải quyết Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải thì phải chăng đã phù hợp với bản chất của việc dân sự là “giữa các đương sự không có tranh chấp”?

Thứ hai, ưu điểm của thủ tục giải quyết việc dân sự là đơn giản hơn, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, thời hạn mở phiên họp ngắn hơn nhiều so với thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn mở phiên toà đối với việc giải quyết vụ án dân sự nhưng thực tiễn cho thấy khi giải quyết việc dân sự “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” lại phức tạp và mất thời gian hơn so với việc thụ lý giải quyết vụ án sau đó ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự. Bởi lẽ:

Đối với việc dân sự, Viện kiểm sát phải tham gia 100% các phiên họp, đồng nghĩa với việc Toà án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu trong thời hạn luật định để Viện kiểm sát tham gia phiên họp. Quyết định giải quyết việc dân sự không phải là một quyết định có hiệu lực thi hành ngay mà là quyết định có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình thì trước khi mở phiên họp, Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải.

Đối với vụ án dân sự, trường hợp các đương sự cũng thuận tình ly hôn, thì sau khi thụ lý vụ án, Toà án triệu tập các đương sự để tiến hành hoà giải. Xét thấy các đương sự đã thật sự tự nguyện thuận tình ly hôn, Toà án hoà giải không thành và họ đã thoả thuận được với nhau về việc nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì Toà án ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự (hướng dẫn tại Công văn số 107/KHXX ngày 23/6/2006 của Toà án nhân dân tối cao). Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

So sánh 2 cách giải quyết trường hợp thuận tình ly hôn bằng việc dân sự và bằng vụ án dân sự như nêu trên thì thấy rằng: Đối với các cơ quan tiến hành tố tụng là Toà án và Viện kiểm sát, việc giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự, sẽ tiết kiệm hơn về mặt thời gian, không phức tạp về mặt thủ tục vì Viện kiểm sát không phải tham gia phiên toà; đối với các đương sự thì cũng tiết kiệm được thời gian, quyết định giải quyết của Toà án lại có hiệu lực thi hành ngay.

Như vậy, Luật nội dung không chỉ rõ thuận tình ly hôn sẽ được giải quyết theo thủ tục nào nhưng Luật tố tụng lại đang tồn tại cùng một lúc song song hai loại thủ tục tố tụng dân sự có thể giải quyết trường hợp thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 mà không thể hiện rõ ràng khi nào là vụ án dân sự và khi nào là việc dân sự. Từ đây, dẫn đến tâm lý “ngại” thụ lý, giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn theo thủ tục việc dân sự của Toà án vì những lẽ như đã nói ở trên và cũng bởi lẽ khi ra quyết định công nhận sự tự nguyện  thoả thuận giữa các đương sự thì đối với Toà án và đối với Thẩm phán sẽ là cách giải quyết ưu việt hơn cả về mọi phương diện.

Thực tiễn hiện nay, rất nhiều các quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự được Toà án ban hành nhưng trong quyết định chỉ duy nhất có nội dung công nhận thuận tình ly hôn mà các nội dung khác như về con chung, về tài sản chung Toà án ghi là các đương sự không có nên không xem xét giải quyết hoặc các đương sự không yêu cầu Toà án giải quyết nên không xem xét giải quyết…Như vậy, việc vận dụng Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết, ghi nhận thuận tình ly hôn trong trường hợp này bằng một quyết định liệu đã phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự? Bởi Toà án chỉ giải quyết duy nhất quan hệ về hôn nhân giữa các đương sự và hoà giải không thành thì về nguyên tắc phải lập biên bản hoà giải không thành và đưa vụ án ra xét xử. Toà án chỉ quyết định cho ly hôn khi có các căn cứ cho ly hôn theo quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân và Gia đình chứ không căn cứ vào thoả thuận thuận tình ly hôn giữa các đương sự để quyết định cho ly hôn.

Sở dĩ có tình trạng trên là vì, sau khi nhận đơn khởi kiện xin ly hôn của các đương sự, mặc dù có nhiều trường hợp phải thụ lý giải quyết theo thủ tục việc dân sự như quy định tại khoản 2 Điều 28 BLTTDS nhưng Toà án thường hướng các đương sự sửa lại đơn khởi kiện theo hướng có tranh chấp với nhau hoặc theo hướng ly hôn theo yêu cầu của một bên, để thụ lý giải quyết theo thủ tục vụ án dân sự. Như vậy, ban đầu là thụ lý vụ án dân sự, sau đó, tiến hành hoà giải, hướng vụ án theo trường hợp thuận tình ly hôn, có tính chất như việc dân sự (không có tranh chấp) để vận dụng Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận giữa các đương sự.

Chúng tôi cho rằng, việc vận dụng Điều 90 Luật Hôn nhân và Gia đình để giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự, theo trình tự của một vụ án dân sự, là phù hợp hơn cả. Thực tiễn đã cho thấy việc dân sự “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn” quy định tại khoản 2 Điều 28 BLTTDS hầu như không được áp dụng bởi những lẽ như đã phân tích nêu trên. Có nên tiếp tục duy trì quy định “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”, là một loại việc dân sự hay không để phù hợp với thực tiễn, theo chúng tôi cũng đang là vấn đề cần được các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi hoặc hướng dẫn cụ thể.

Nguyễn Thành Duy – VKSND tỉnh Gia Lai
Nguồn: toaan.gov.vn

1eca156427374c8abf4738e42b464eef_L

BẪY TÀI CHÍNH KHI VAY TÍN CHẤP LÃI SUẤT 30%

Bẫy tài chính khi vay tín chấp lãi suất 30%

Thứ ba, 14/5/2013, 09:26 GMT+7 May 14 2013 09:26:10

Được chào mời vay tiền dễ dàng, chỉ cần hồ sơ photo và tiền được giải ngân chỉ sau 3 ngày, nhiều người đã vội vàng đồng ý mà bất chấp lãi suất cao gấp đôi ngân hàng.

Trong khi điều kiện vay vốn cá nhân tại các ngân hàng siết chặt như hiện nay, anh Dương – làm việc cho công ty phần mềm tại Trung Hòa, Cầu Giấy (Hà Nội) – vẫn thường xuyên nhận điện thoại chào mời cho vay tiền từ các công ty tài chính. Theo lời quảng cáo của nữ nhân viên bán hàng qua điện thoại, với mức lương 10 triệu đồng, anh có thể được vay tín chấp 60 – 100 triệu đồng và chỉ sau 3 ngày đã nhận được tiền. “Bên em quy trình thủ tục rất đơn giản, chỉ cần hồ sơ photo và vài cuộc điện thoại gọi tới nhà để thẩm định. Chỉ sau 3 ngày là đã có thể giải ngân”, nữ nhân viên này quảng cáo.

Nhiều công ty tài chính vẫn cho vay với lãi suất trên 30% một năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhiều công ty tài chính vẫn cho vay với lãi suất trên 30% một năm. Ảnh: Hoàng Hà.

Anh Dương được thông báo lãi suất 2,63% theo tháng thay vì cách niêm yết theo năm của một số ngân hàng. Như vậy, lãi suất khách vay tín chấp theo hình thức này lên tới 31,5% một năm – gần gấp đôi so với vay tiêu dùng tại một số nhà băng hiện nay.

Lý giải về “cái giá đắt đỏ” của khoản vay này, nữ nhân viên tư vấn nói: “Nghe thì có vẻ cao thôi nhưng bên em không như ngân hàng, lãi suất sẽ cố định qua các năm và thủ tục vô cùng đơn giản, lại không cần thế chấp gì”.

Không riêng anh Dương mà rất nhiều người có thu nhập ổn định hàng tháng, hàng ngày vẫn nhận được lời mời mọc cho vay tiền từ các công ty tài chính, bất kể họ đang có nhu cầu hay không.

Một chuyên gia tài chính khuyến cáo nếu quá ham hố những điều kiện vay vốn dễ dãi này, nhiều người dân có thể rơi vào “bẫy tài chính” với mức lãi suất quá cao bởi nghĩ rằng kiểu vay này “chẳng mất gì”. Vị chuyên gia này phân tích: “Bình thường có thể cũng không quá cần vay tiền nhưng khi được mời mọc, họ lại nảy sinh những nhu cầu mới. Nhiều người đã vỡ nợ hoặc mất hết lương hàng tháng chỉ để trả lãi và gốc mà không còn tiền sinh hoạt”.

Trước thắc mắc của khách hàng về mức lãi suất trên dưới 30% một năm, nhân viên của một công ty tài chính có thị phần lớn trong lĩnh vực bảo hiểm giải thích do công ty không chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. “Bọn em là doanh nghiệp FDI nên không chịu sự điều hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước”, nữ nhân viên này nói.

Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định lãi suất cho vay không được quá 150% lãi suất cơ bản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, hiện các hợp đồng vay vốn không còn theo quy định này và được áp dụng theo Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010.

Trao đổi với VnExpress.net, một chuyên gia pháp chế trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng lãi suất trên 30% dù cao ngất ngưởng nhưng lại không trái với các quy định hiện hành bởi đó là sự thỏa thuận giữa hai bên cho vay và đi vay.

Theo giải thích của một phó tổng giám đốc ngân hàng thương mại, về bản chất, một công ty tài chính không có chức năng huy động vốn nên lãi suất đầu vào của nhóm này có thể cao ngang lãi suất cho vay của ngân hàng. Hơn nữa, chi phí để xây dựng mạng lưới bán lẻ cũng lớn nên thường họ tính lãi suất rất cao.

Vị lãnh đạo này khuyến cáo người dân cần hết sức tỉnh táo khi lựa chọn hình thức vay tiền này. “Nguyên tắc số một trong kinh tế là lợi nhuận cao thì rủi ro lớn. Các công ty tài chính cũng phải chấp nhận rủi ro rất lớn khi cho vay tín chấp và không hề tuân theo quy trình cho vay của ngân hàng thương mại như vậy”, ông giải thích.

Trong khi đó, nếu quá cần kíp, buộc phải vay vốn theo hình thức này, các chuyên gia khuyên người tiêu dùng nên “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”. Một chuyên gia cho hay: “Nhiều người thấy dễ dàng là vay bằng được mà không cần biết lãi suất, kỳ hạn và hình thức phạt ra sao nên khi muốn thanh lý hợp đồng cũng rất khó khăn. Bởi tính ra tổng lãi phải trả cũng không thấp hơn nếu thanh toán nốt theo hợp đồng là bao nhiêu”

Thanh Thanh Lan

(Nguồn : VnExpress)

1eca156427374c8abf4738e42b464eef_L

‘NGƯỜI DÂN NGUY CƠ VỠ NỢ NẾU HAM MUA NHÀ LÃI SUẤT 6%’

‘Người dân nguy cơ vỡ nợ nếu ham mua nhà lãi suất 6%'

Hết 3 năm hưởng mức vay mua nhà 6%, nếu lãi suất thả nổi vọt lên rất cao, người có thu nhập thấp dễ rơi vào cảnh mất khả năng chi trả, vỡ nợ – chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ với VnExpress.

– Dự thảo Thông tư về cho vay hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước trong gói 30.000 tỷ giải cứu bất động sản quy định lãi suất ưu đãi là 6% trong 3 năm đầu và thả nổi sau đó. Ông đánh giá thế nào?

– 6% là một mức lãi suất hấp dẫn nhưng nếu chỉ cố định trong 3 năm rồi thả nổi sau đó sẽ vô cùng bất ổn. Người dân mua nhà là mua tài sản cho cả đời nên việc trả nợ phải dựa trên thu nhập, với diện này thường là thu nhập thấp. Không có gì đảm bảo lãi suất sẽ không vọt lên 19-20% như từng xảy ra. 6% họ còn chịu được nhưng nếu cao hơn thì có thể rơi vào bẫy tài chính. Nhiều người dân sẽ vỡ nợ, việc bị siết nhà và ra đường là chuyện có thể tính tới.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nên áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian cho vay mua nhà. Ảnh: Thanh Lan.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nên áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian cho vay mua nhà. Ảnh: Thanh Lan.

– Ông có thể phân tích rõ hơn về những hệ quả của việc thả nổi lãi suất sau 3 năm?

– Tôi e nhiều người sẽ liều mạng vay tiền để có một căn nhà. Họ cứ chậc lưỡi sau 3 năm tính tiếp, lãi suất thả nổi đến mức nào và trả được không thì họ chưa nghĩ đến. Như vậy là rất phiêu lưu, mạo hiểm và nhiều người Việt Nam sẽ làm vậy.

Hậu quả dĩ nhiên lại là nợ xấu và ngân hàng sẽ siết nợ, thu hồi lại tài sản đó. Lúc này cả hai bên đều “thua”, ngân hàng dù lấy lại tài sản bán đi cũng chưa chắc bù lỗ được còn người dân thì mất nhà. Đừng để không chỉ bất động sản rơi tự do mà người dân cũng “rơi tự do” vì không có tiền trả nợ.

– Vậy ông nghĩ sao về thời hạn cho vay 10 năm?

– Thời hạn như vậy quá ngắn, rất ít gia đình thu xếp được và cần nới lên 20 năm. Trong tín dụng cho vay mua nhà, quan trọng nhất là thời gian trả nợ, càng dài càng tốt và dù lãi suất có hơi cao một chút thì vẫn chịu được. Ở Mỹ, ngay chính ngôi nhà tôi mua được hưởng thời hạn vay 30 năm.

Cho vay doanh nghiệp thì lấy doanh thu hiện tại trong ngắn hạn để trả nợ còn cho vay mua nhà ở thì đó là doanh thu hình thành rất dài trong nhiều năm, có thể còn nhiều rủi ro. Theo tôi nên nghĩ vậy để có cấu trúc phù hợp cho gói tín dụng này.

– Theo ông lãi suất và thời hạn như thế nào là phù hợp?

– Theo tôi Nhà nước nên tính toán để cho vay với lãi suất từ 5-10% nhưng phải là lãi suất cố định. Thời gian trả nợ ít nhất 20, thậm chí 30 năm thì người dân mới chịu được. Nếu lãi suất thả nổi thì nên quy định rõ việc điều chỉnh sẽ dựa trên những chỉ số cụ thể nào (ví dụ như CPI) thay vì chỉ nói chung chung “dựa theo thị trường”.

– Nhưng để cho vay thời hạn dài, lãi suất cố định thì ngân hàng lấy nguồn vốn dài hạn từ đâu khi thị trường vốn của VN còn kém phát triển?

– Chính phủ có thể phát hành trái phiếu trung và dài hạn, nếu chưa được 20 năm thì ít nhất là 10-15 năm. Nếu không thì có thể kể đến những nguồn tài trợ dài hạn của các tổ chức quốc tế. Công cụ mà Chính phủ nhiều nước tiên tiến áp dụng là thành lập công ty tài chính. Công ty này sẽ dùng nguồn vốn dài hạn trên thị trường vốn để tài trợ vốn thông qua việc mua những nợ bất động sản của các ngân hàng thương mại.

Tóm lại Chính phủ phải tự cân đối trong các bài toán để có được nguồn vốn dài hạn và phải mạnh bạo thì mới giải quyết được bài toán này.

– Nếu không có gì thay đổi về cấu trúc gói cho vay này, lãi suất vẫn cố định 3 năm đầu và ở 6% thì ông có lời khuyên nào với người dân?

– Vấn đề chính là thu nhập của họ, trong 3 năm vừa rồi có ổn định không. Nếu phải trả gốc và lãi cho ngân hàng quá 50% thu nhập mỗi tháng thì tôi khuyên họ không nên vay.

Tôi thấy người Việt Nam rất khác với người Mỹ. Tiền mua nhà của người Mỹ chỉ có một phần ba là tiết kiệm tự có, còn lại là đi vay, chủ yếu ở ngân hàng. Việt Nam thì ngược lại, khi mua nhà người dân sử dụng toàn bộ tiền tiết kiệm hoặc mượn của người thân và họ rất ngại làm việc với ngân hàng. Có thể vì chưa quen văn hóa tín dụng. Nếu có vay, họ sẵn sàng dồn hết số tiền có được để trả ngân hàng cho xong. Đây cũng là điều tốt nhưng dân Mỹ thì sẵn sàng vay nợ trong cả một thời gian dài, tiền nhàn rỗi sẽ dồn đầu tư vào việc khác thay vì thanh lý hợp đồng tín dụng. Điều này cũng góp phần tạo sự khác biệt giữa việc mua nhà của người Việt Nam và các nước khác.

– Ông đánh giá thế nào về sức lan tỏa của gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng đối với thị trường bất động sản cũng như tính khả thi khi đến với người dân?

– Tôi nghĩ để tháo gỡ thị trường bất động sản chỉ với 30.000 tỷ đồng quả là một ảo ảnh, so với với con số hàng triệu tỷ của thị trường thì chưa giải quyết được gì. Tuy nhiên, dù sao đây được xem là một bước giải quyết ban đầu khá tích cực của Chính phủ và tôi nghĩ sau đó vẫn cần những gói giải pháp khác nữa. Người dân cũng nên hiểu đây chỉ là phương án tháo gỡ bước đầu và Chính phủ chưa dừng lại ở gói này. Do đó, không nên ào ạt, nhảy xô vào vay mà cần bình tĩnh để suy xét khả năng trả nợ của mình.

Thanh Thanh Lan

(Nguồn: VnExpress)

48ed12281ae1f6453d2d5ec95b17e082_L

NGUY CƠ MẮC BẪY TÀI CHÍNH KHI VAY TIỀN MUA NHÀ

Nguy cơ mắc bẫy tài chính khi vay tiền mua nhà

Tiền vay quá nửa giá trị căn nhà, lãi trả nhà băng hàng tháng vượt nửa thu nhập… điều này có thể khiến chủ nhà gặp khó khăn với khoản nợ của mình.
Giá nhà liên tục hạ, nhà băng lại tỏ ra hào phóng hơn trước nên nhiều người định vay tiền để mua cho có chỗ “chui ra chui vào”. Theo các chuyên gia, chỉ nên vay ngân hàng khi đã có một nửa hoặc hai phần ba số tiền

Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng một số dự án đã giảm về mức hợp lý, có thể chấp nhận được. Theo đó, người dân có thể thu xếp tài chính để mua nhà ở vào thời điểm này.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đại Lai – chuyên gia tài chính ngân hàng – cũng cho rằng nên vay tiền ngân hàng để mua nhà lúc này nếu tiên liệu được khả năng trả nợ của mình. “10 năm tiền thuê nhà có thể bằng tiền mua đứt một căn hộ rồi”.

Vợ chồng anh Nguyễn Đình Dũng, Nghĩa Tân, Cầu Giấy có khoảng 150 triệu đồng tiết kiệm, muốn vay thêm để mua căn hộ chung cư bình dân mới mở bán gần đây. Theo anh, nếu vay người thân trong gia đình thì không được lâu dài. Một số người khuyên nên vay ngân hàng và thế chấp chính căn nhà mình mua. Tuy nhiên, anh Dũng rất lo lắng về khả năng chi trả bởi vì thu nhập của 2 vợ chồng hiện chỉ được khoảng 13 triệu đồng.

“Nếu vay ngân hàng, mỗi tháng phải trả lãi và gốc mất nửa số thu nhập. Còn khoảng 5 – 6 triệu để trả tiền nhà thuê, sinh hoạt phí của 2 vợ chồng và con trai một tuổi thì quá eo hẹp”, anh Dũng tính toán.

Các chuyên gia khuyên mua nhà tại thời điểm này nhưng nếu vay tiền ngân hàng thì cần tính toán kỹ lưỡng. Ảnh: Hoàng Hà.
Các chuyên gia khuyên mua nhà tại thời điểm này nhưng nếu vay tiền ngân hàng thì cần tính toán kỹ lưỡng. Ảnh: Hoàng Hà.

Cách đây một tháng, chị Đỗ Hồng Thúy, Ngọc Hồi, Thanh Trì định mua một căn hộ đóng tiền theo giai đoạn ở khu vực Hà Đông. Chủ đầu tư giới thiệu sẽ hỗ trợ vay 70% giá trị căn hộ, lãi suất thời gian đầu là 9,9% một năm. Ban đầu, vợ chồng chị Thúy cũng sốt sắng gom tiền đóng đợt một và tính sau khi đóng đợt 2 sẽ thế chấp chính căn nhà để vay ngân hàng. Tuy nhiên, tính toán lại, chị Thúy quyết định chưa mua vội. “Nếu không cân nhắc kỹ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình, trong đó có con nhỏ. Áp lực trả nợ khi đó cũng khiến mình rất mệt mỏi”, chị Thúy chia sẻ.

Theo anh Phạm Minh Đức (Thanh Xuân, Hà Nội), hiện lãi suất vẫn khá cao, do đó nếu tính đến việc vay ngân hàng thì nên cân đối nguồn trả nợ trước, để tránh khi vay lại không có khả năng trả. “Điều này còn gây ra lịch sử nợ xấu và sau này muốn đi vay ở ngân hàng khác cũng khó. Nếu các gia đình đã lên kế hoạch kỹ lưỡng rồi thì không đáng ngại”, anh Đức cho hay.

Một trong những lo ngại của người dân khi nghĩ đến việc vay tiền ngân hàng là sợ lãi suất ngân hàng “đỏng đảnh”, biến động khó lường. Chia sẻ những băn khoăn này, các chuyên gia tài chính khuyến cáo người dân hãy để ý thật kỹ các quy định về lãi suất và thời hạn vay và điều khoản thanh lý hợp đồng. Ông Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia – cho rằng: “Đây là thời điểm tốt để mua nhà nhưng nếu vay ngân hàng thì nên chờ lãi suất giảm thêm. Thời hạn vay phải dài (khoảng 10 – 15 năm trở lên). Tổng số tiền trả lãi và gốc hàng tháng không được vượt quá 50% tổng thu nhập của gia đình bạn”.

Ông Lê Quang Trung – Phó tổng giám đốc, Giám đốc khối Nguồn vốn và Ngoại hối Ngân hàng Quốc tế (VIB) thừa nhận người mua nhà phải tính kỹ trước khi vay tiền. “Bạn phải cân nhắc kỹ, có chịu được nhiệt nếu thị trường biến động hay không thì mới vay? Vấn đề là khẩu vị rủi ro của bạn tới đâu, bạn có sẵn sàng vay, nếu lãi suất biến động lớn thì có trả được không”, ông khuyến cáo.

“Về phần lãi suất, theo tôi phía ngân hàng cũng không nên đỏng đảnh quá. Thời buổi này khó khăn lắm mới có được khách, có rồi lại cứ thay đổi lãi suất xoành xoạch thì cũng không nên”, chuyên gia Đại Lai nói thêm.

Từ phía ngân hàng, các nhà băng đều thừa nhận đây là lúc họ rất cần khách và sẵn sàng mở cửa hầu bao cho vay mua nhà. Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng khuyên: “Nếu mua nhà để ở thì nên vay bởi vì nhà giá đang rẻ mà các ngân hàng cũng thích cho vay tiêu dùng. Ngược lại, nếu mua để đầu cơ thì tôi khuyên không nên”.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại Hà Nội còn nói, nếu giờ chưa có nhà tôi cũng mua. Tuy nhiên, ông này khuyến cáo không nên “đâm đầu vào đá” khi quyết mua bằng được nếu nguồn tiền tự có ít và phải vay ngân hàng quá nhiều.

Trường hợp tương tự của chị Nguyễn Phương Linh. Hai vợ chồng chị mới tiết kiệm được 80 triệu nhưng muốn mua căn hộ giảm giá hơn 500 triệu nên định vay ngân hàng toàn bộ số còn lại. Chia sẻ mong mỏi có nhà với chị Linh nhưng vị giám đốc trên cho rằng không nên làm vậy. Theo ông, muốn mua nhà thì tối thiểu phải có một nửa số tiền để không phải chịu gánh nợ quá lớn, nếu không người mua có nguy cơ mất nhà khi không thể trả được lãi và gốc.

Ông Lê Quang Trung cũng cho rằng “tay không bắt giặc” thì không nên. Ông phân tích: “Cũng như doanh nghiệp, khi đòn bẩy tài chính quá nhiều sẽ gây ra áp lực. Nếu bạn vay quá nhiều tiền ngân hàng để mua nhà cũng tương tự như vậy. Nếu tổng thu nhập hàng tháng là 100 đồng thì chỉ nên dành 30 đồng, tối đa 50 đồng cho việc chi trả khoản vay nào đó thôi”.

Thanh Lan – Ngọc Tuyên

(Nguồn : VnExpress)

2964cd8751427f56b2f06582b92bec36_L

HÀNG LOẠT VỤ BỘI TÍN TRONG HỢP ĐỒNG BẢO LÃNH THANH TOÁN

Hàng loạt vụ bội tín trong hợp đồng bảo lãnh thanh toán

Ký hợp đồng mua bán vì tin tưởng ngân hàng đứng đằng sau bảo lãnh, nhưng giờ đây nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng vì đối tác mất khả năng thanh toán, mà ngân hàng cũng tìm lý do chối bỏ nghĩa vụ của mình.

Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo một ngân hàng cổ phần quy mô lớn nhìn nhận, nghiệp vụ ký phát hành chứng thư bảo lãnh trái phiếu trước đây xảy ra khá ồ ạt vì đây là cách để các nhà băng lách “room” tín dụng. Trước đây mua trái phiếu doanh nghiệp không được tính vào dư nợ tín dụng của ngân hàng. Vì thế khi không còn hạn mức tăng trưởng tín dụng, ngân hàng gợi ý doanh nghiệp phát hành trái phiếu rồi họ đứng ra bảo lãnh. “Tuy nhiên, đó là chuyện của trước đây, khi Ngân hàng Nhà nước chưa tính phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu doanh nghiệp vào tăng trưởng tín dụng”, ông nói.

Tranh cãi giữa ngân hàng và một công ty tài chính về hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu mới đây là một ví dụ điển hình. Công ty tài chính này đồng ý mua 150 tỷ đồng trái phiếu của một đối tác với điều kiện ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cả gốc lẫn lãi nếu có chuyện bất trắc xảy ra. Tuy nhiên, khi trái phiếu đến hạn, doanh nghiệp phát hành không thanh toán, ngân hàng cũng từ chối thực hiện nghĩa vụ với lý do chứng thư bảo lãnh đã được ký trái quy định.

Sự việc tương tự cũng xảy ra với một nhà băng quốc doanh cách đây vài tháng. Nhiều công ty đã bán thiết bị, nguyên vật liệu cho cùng một đơn vị là công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hồng ở Từ Liêm, Hà Nội dưới sự bảo lãnh chi nhánh ngân hàng này. Hàng đã giao tận tay, đến thời hạn trả tiền, Công ty Tân Hồng không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ của mình cho các công ty đã bán thiết bị. Lẽ ra, khi hết thời gian bảo lãnh, ngân hàng phải thay Tân Hồng Hà đứng ra thanh toán cho những đơn vị trên.

Nhiều nhà băng thoái thác trách nhiệm bão lãnh thanh toán vào phút chót. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhiều nhà băng thoái thác trách nhiệm bão lãnh thanh toán vào phút chót. Ảnh: Hoàng Hà.

Thế nhưng, phía nhà băng từ chối trả tiền bảo lãnh và cho biết phải đợi phán quyết của tòa án bởi chứng thư bảo lãnh đang được Cơ quan cảnh sát điều tra xác minh làm rõ. Hơn nữa, ngân hàng cho biết chứng thư bảo lãnh đó không hề lưu hồ sơ, và đã phát hành vượt thẩm quyền. Cuối cùng hai bên phải gặp nhau tại tòa để phân xử.

3 tháng trước, hàng chục khách hàng là đại diện cho một doanh nghiệp viễn thông đã vây kín trụ sở tại Hà Nội của một ngân hàng cổ phần để đòi nợ. Doanh nghiệp này cho biết, sau khi bán hàng cho một đối tác đã nhận được chứng thư bảo lãnh thanh toán (L/C) của ngân hàng trên. Tuy nhiên, quá thời hạn, công ty trên vẫn chưa nhận được tiền, còn ngân hàng thì từ chối trách nhiệm thanh toán khiến hoạt động của doanh nghiệp lao đao. “Không có tiền, hoạt động sản xuất của công ty đình đốn, lương công nhân thì phải thiếu nợ mấy tháng liền”, lãnh đạo doanh nghiệp này nói.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng ký bảo lãnh thanh toán cũng như không. Ảnh: Hoàng Hà.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng ký bảo lãnh thanh toán cũng như không. Ảnh: Hoàng Hà.

Điểm chung của các trường hợp từ chối thanh toán là ngân hàng thường lấy lý do chứng thư bảo lãnh ký sai quy trình, không đúng quy định.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cũng cho rằng, với mỗi nhà băng, uy tín vẫn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. “Nếu họ từ chối thanh toán với một chứng thư bảo lãnh hợp lệ thì họ đang vi phạm những nguyên tắc chung trong kinh doanh”, ông cho biết.

Đồng tình với ông Hiếu, một vị chuyên gia khác trong lĩnh vực tài chính nhìn nhận, rất khó để các doanh nghiệp có thể biết được những quy định nội bộ của một ngân hàng. Do đó, không nên đánh đố họ bằng cách này để họ tự phải xác định đâu là một hợp đồng, một chứng thư hợp lệ, không giả mạo.

Tiến sĩ Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Hong Kong thừa nhận hình thức ký phát hành trái phiếu bảo lãnh của các ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro. “Vì lẽ đó, ở Mỹ các ngân hàng ít sử dụng cách này. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, nếu một nhân viên vượt quá thẩm quyền để ký phát hành hay làm điều gì đó thì trước hết, ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt pháp nhân với doanh nghiệp kia rồi mới xử lý nội bộ và xử lý nhân viên đó. Việc nhân viên của anh sai thì người ngoài đâu biết được”, ông Alan Phan phân tích.

Phân tích về khía cạnh pháp lý, Luật sư Trần Văn Đôn, Công ty TNHH Đông Phương Luật cho rằng, trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán, bên nhận bảo lãnh sẽ gửi thông báo tới ngân hàng yêu cầu nhà băng thanh toán. Cam kết bảo lãnh thông thường có nội dung ngân hàng chấp nhận bảo lãnh trong phạm vi số tiền bảo lãnh là bao nhiêu và thời hạn bảo lãnh được xác định rõ. Trong thời hạn và hạn mức bảo lãnh đó, bên nhận bảo lãnh được yêu cầu ngân hàng thanh toán tiền bảo lãnh.

Trường hợp do vi phạm nội bộ, trước hết để bảo vệ uy tín của mình, hiếm có nhà băng nào cho rằng vì nguyên nhân như vậy mà không thanh toán. Bởi khách hàng không thể biết rõ được tình hình nội bộ, quản trị rủi ro của ngân hàng như thế nào nên không thể bắt khách hàng chịu hậu quả.

Luật sư cho biết thêm, căn cứ vào các quy định của pháp luật, nếu các bên nhận bảo lãnh đã thực hiện đầy đủ thủ tục yêu cầu thanh toán mà nhà băng không thanh toán bảo lãnh thì nghiễm nhiên phía ngân hàng đã vi phạm cam kết. Vi phạm này sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự về lãi chậm trả…

Một chuyên gia khuyến cáo, chứng thư bảo lãnh là một thể thức thanh toán tiến bộ. Tuy nhiên, để tránh rủi ro cho các bên, bản thân ngân hàng cần quản chặt cán bộ ngân hàng, tránh xảy ra lạm quyền trong khi thi hành công vụ do ký chứng thư bảo lãnh thanh toán. Ngoài ra, nên thẩm định chặt chẽ các điều kiện, áp đặt các phương pháp bảo đảm rủi ro.

Thanh Lan – Lệ Chi

(Nguồn: VnExpress)

24d767ce6c156eb07b1fc26c266211f5_L

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CẢNH BÁO VỀ CHỨNG THƯ BẢO LÃNH GIẢ

Ngân hàng Nhà nước cảnh báo về chứng thư bảo lãnh giả

Cơ quan an ninh cho biết, chứng thư bảo lãnh giả là một hình thức tội phạm mới, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp cũng như uy tín của ngân hàng.

Văn bản cảnh báo về tình trạng làm giả chứng thư bảo lãnh vừa được Ngân hàng Nhà nước gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng trong ngày 19/11.

Vấn đề bắt đầu được dư luận chú ý sau sự kiện 2 chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng HSBC bị làm giả. Các chứng thư này có giá trị lên đến 80 tỷ đồng và được cơ quan công an phát hiện hồi đầu tháng 11.

Chứng thư bảo lãnh giả có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Chứng thư bảo lãnh giả có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Trong vụ việc này, nhân viên Trần Công Dũng của HSBC đã lợi dụng sơ hở trong việc quản lý con dấu của ngân hàng, cấu kết với 2 đối tượng ở bên ngoài, làm giả chứng thư để chào bán cho các công ty có nhu cầu về chứng thư bảo lãnh. Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, trong thời gian tháng 7-10/2010, Dũng và đồng phạm đã “bán” được 2 chứng thư loại này cho doanh nghiệp với tổng giá trị bảo lãnh thanh toán lên tới 80 tỷ đồng, qua đó thu về không dưới 500 triệu đồng tiền hoa hồng.

Theo thông báo của Cục An ninh tài chính tiền tệ và đầu tư, Bộ Công an, việc làm giả chứng thư bảo lãnh của ngân hàng đang được các đối tượng thực hiện theo một quy trình chung. Nhân viên ngân hàng sử dụng con dấu lấy được do sơ hở quản lý để đóng dấu khống lên phôi giấy trắng có in logo của ngân hàng. Đối tượng này cũng giả mạo thêm chữ ký của lãnh đạo ngân hàng để làm chứng thư bảo lãnh giả. Tiếp đó, đối tượng ngoài ngân hàng sử dụng chứng thư bảo lãnh giả để viết tên của khách hàng.

Theo cơ quan công an và Ngân hàng Nhà nước, đây là hình thức phạm tội mới, có sự câu kết giữa đối tượng ngoài ngân hàng với nhân viên ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Để phòng ngừa vụ việc tương tự có thể xảy ra, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát và ban hành đầy đủ quy trình quản lý, sử dụng và bảo quản con dấu tại đơn vị. Ngoài ra, các nhà băng cũng cần tăng cường công tác quản lý nhân sự, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng con dấu. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu lừa đảo, tổ chức tín dụng cần khẩn trương báo cáo Ngân hàng Nhà nước và cơ quan pháp luật để ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Riêng về trường hợp của HSBC, đại diện của ngân hàng này khẳng định đã rà soát và áp dụng quy chế quản lý con dấu mới ngay sau khi phát hiện ra sự việc nói trên. HSBC cũng đang đợi kết quả điều tra của cơ quan công an trước khi tiến hành các bước xử lý tiếp theo.

Nhật Minh

(Nguồn : VnExpress)

181bbfa794e218f5cd90439ff3dd1578_L

AI ĐƯỢC VAY VỐN ƯU ĐÃI MUA NHÀ?

Ai được vay vốn ưu đãi mua nhà?

17/05/2013 – 07:05

“Từ ngày 1-6, gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 6%/năm cho người dân mua nhà theo Nghị quyết 02 của Chính phủ sẽ bung ra thị trường. Số tiền này được phân bổ đều cho năm ngân hàng thương mại nhà nước để cho vay ra và không phân bổ cho các địa phương” – ngày 16-5, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng (ảnh), khẳng định với Pháp Luật TP.HCM.

Thủ tục vay đơn giản

. Thưa ông, đối tượng nào được vay vốn hỗ trợ lãi suất 6%/năm?

+ Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Thông tư 07 của Bộ Xây dựng quy định rõ đó là những người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và người có thu nhập thấp thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang nhân dân sẽ được vay vốn. Tiếp đến là người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể.

. Điều kiện vay vốn có khó không, thưa ông?

+ Ưu tiên một là những người đã có hợp đồng thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội. Kế tiếp là người chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích quá chật (cụ thể là có căn hộ chung cư nhưng diện tích bình quân thấp hơn 8 m2/người hoặc có nhà ở riêng lẻ nhưng diện tích bình quân thấp hơn 8 m2/người và diện tích khuôn viên đất thấp hơn tiêu chuẩn được phép cải tạo, xây dựng theo quy định).

Người dân đang tham quan một căn hộ mẫu 39 m2 tại một chung cư ở quận 12, TP.HCM. Ảnh: HTD

Đối tượng được vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở. Trường hợp tạm trú thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở lên.

. Thủ tục vay như thế nào?

+ Thủ tục vay rất đơn giản. Người đã có hợp đồng thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội chỉ cần mang hợp đồng đến sẽ được ngân hàng cho vay, không cần phải xác minh. Vì để được ký hợp đồng, người đó đã phải đạt các điều kiện, phải có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương, được xét duyệt công khai…

Riêng với người mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ đối với người đi làm, công chức viên chức, lực lượng vũ trang… thì phải có xác nhận của cơ quan đang làm việc. Giấy xác nhận phải nêu rõ về nơi công tác, thực trạng nhà ở và chỉ xác nhận một lần.

Được mua nhà theo ý muốn

. Khi vay, người dân có được quyền lựa chọn nhà ở hay buộc phải mua căn hộ thuộc dự án do ngân hàng chỉ định?

+ Người vay được chọn mua nhà ở theo ý muốn, không bị áp đặt.

. Trường hợp số lượng người đủ điều kiện vay vốn ưu đãi quá đông thì có xét đến các tiêu chí ưu tiên nào không?

+ Ai tới trước, nộp hồ sơ trước sẽ được ngân hàng xét cho vay, đến khi hết tiền thì thôi.

. Tại sao Thông tư 11 của NHNN lại quy định người nghèo đi vay vốn ưu đãi phải có tài sản thế chấp?

+ Về nguyên tắc, ngân hàng cho vay thì họ phải có phương án thu hồi được vốn. Ngân hàng nào cũng phải làm rõ người vay có phương án trả nợ, nguồn trả nợ hay không, cụ thể lương tháng, tiền để dành được bao nhiêu phần trăm…

Câu hỏi đặt ra: Người nghèo thì lấy đâu ra tài sản để thế chấp? Trong Thông tư 11 cũng có điều kiện mở về vấn đề này. Nghĩa là tùy theo đánh giá của ngân hàng, người vay có thể không cần thế chấp tài sản. Ví dụ như ngân hàng thấy người đó vay để mua nhà đã có rồi, có nhân thân tốt, thu nhập ổn định… Còn nếu thấy đối tượng vay còn nhiều bấp bênh, ngân hàng sẽ buộc họ phải có tài sản thế chấp. Điều này là hợp lý!

Chủ đầu tư được làm trung gian

.Vậy từ ngày 1-6, người dân muốn tham gia vay gói 30.000 tỉ đồng sẽ đến đâu để làm thủ tục?

+ Họ sẽ đến các chi nhánh của năm ngân hàng thương mại nhà nước được chỉ định để nộp hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay gồm có đơn, hợp đồng, giấy xác nhận cơ quan nơi công tác… như đã nói ở trên.

. Thưa ông, tại sao không để các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đứng ra làm trung gian giữa người vay với ngân hàng?

+ Theo tôi, nếu các chủ đầu tư làm được thì quá tốt. Các chủ đầu tư có thể đứng ra thống kê số lượng khách hàng cần vay, sau đó chuyển danh sách cho ngân hàng. Bởi sau này ngân hàng có giải ngân cho người vay thì cũng chuyển thẳng số tiền vay cho doanh nghiệp.

Gian dối có thể bị xử lý hình sự

Năm ngân hàng sẽ cho vay gói 30.000 tỉ đồng

– Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank)

– Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV)

– Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VietcomBank)

– Ngân hàng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Agribank)

– Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB)

. Trường hợp người vay vốn ưu đãi gian lận về điều kiện vay thì xử lý như thế nào?

+ Các tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối về đối tượng, điều kiện được vay sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và phát triển nhà ở. Ngoài ra còn bị buộc phải trả lại số tiền đã vay, chấm dứt hợp đồng vay đã ký với các ngân hàng.

Đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố ý xác nhận sai đối tượng đủ điều kiện được vay thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi vi phạm nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường.

. Nếu số tiền 30.000 tỉ đồng không đủ so với nhu cầu thực tế, Chính phủ có bổ sung thêm không?

+ Chính phủ dành 30.000 tỉ đồng là đã rất cố gắng rồi. Nguồn vốn này chiếm 15% tổng dư nợ cho vay bất động sản, trong khi tăng trưởng tín dụng chung hiện chỉ đạt 1,4%, rất thấp. trước mắt chúng ta chỉ tập trung vào gói 30.000 tỉ đồng cho vay, chưa bàn đến nguồn vốn thêm. Sau khi có tổng kết và kết quả thực hiện tốt, có hiệu ứng xã hội cao thì có thể đề xuất bổ sung.

. Xin cảm ơn ông.

BÙI NHƠN

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

THUÊ NGƯỜI QUA MẶT CÔNG CHỨNG ĐỂ LỪA 5 TỈ ĐỒNG

(PL)- Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết vừa có kết luận điều tra và chuyển VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Mai Hữu Thành (ngụ quận Bình Thạnh) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Theo kết luận điều tra, Thành quen Nguyễn Việt Mỹ (ngụ quận 4). Thành nói đang nắm giữ một số giấy tờ nhà đất và cần tiền để đầu tư dự án nên nhờ Mỹ vay tiền. Qua trung gian, Mỹ được giới thiệu gặp Hồ Sỹ Ngọc Long (ngụ quận Gò Vấp). Mỹ giao ba bộ hồ sơ nhà đất của Thành cho ông Long để thế chấp cho ông L. và ông V. vay 5,1 tỉ đồng. Đến hạn, Thành không trả nợ, ông L. và ông V. tự tìm hiểu thì mới biết ba bộ hồ sơ nhà đất trên là giả nên trình báo công an.

Tại cơ quan điều tra, Thành khai ba bộ hồ sơ do một phụ nữ không rõ lai lịch cung cấp. Sau khi lừa chiếm đoạt 5,1 tỉ đồng, Thành trả tiền môi giới cho ông Long hơn 340 triệu đồng, đồng thời chia tiền cho đồng bọn và các đối tượng giúp sức. Để qua mặt công chứng, Thành gặp và bàn bạc với Hứa Mỹ Duyên (ngụ quận 11) nhờ Duyên đóng giả chủ sở hữu nhà đất rồi làm giả CMND, hộ khẩu dán ảnh của Duyên vào. Bằng thủ đoạn này, Thành và đồng bọn đã qua mặt công chứng viên để vay của ông L. 900 triệu đồng.

Với thủ đoạn trên, Thành nhờ hai người là ông Trịnh Như Văn và ông Trần Văn Sổ đóng giả chủ nhà đất để qua mặt công chứng viên. Đối với hồ sơ thứ ba mang tên Trần Văn Sổ ở huyện Hóc Môn, Thành thuê người đóng giả ông Sổ để làm thủ tục tại phòng công chứng.

Công an đã bắt giữ Hứa Mỹ Duyên. Đồng thời truy tìm Nguyễn Việt Mỹ cùng Trịnh Như Văn, Trần Văn Sổ, hai người đóng giả “chủ đất” để giúp sức cho việc lừa đảo của Thành.

TUYẾT KHUÊ

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)