18325a37bf525b9d88d51a3441669c72_L

SIẾT CHI PHÍ QUẢNG CÁO TRÓI TAY DOANH NGHIỆP NỘI

Siết chi phí quảng cáo trói tay doanh nghiệp nội

TT – Quy định khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị… không quá 10% từ lâu đã bị cộng đồng doanh nghiệp phản ứng.

 Việc khống chế chi phí quảng cáo, theo nhiều doanh nghiệp, đang khiến họ không thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài – Ảnh: T.T.D.

Đỉnh điểm của sự bức xúc này đã xảy ra khi ông Phan Đăng Tuất – chủ tịch HĐTV Tổng công ty Bia rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) – mới đây đã kịch liệt phê phán cho rằng quy định này đang “tiêu diệt” doanh nghiệp trong nước.

Theo một lãnh đạo Bộ Tài chính, với quy định hiện nay, doanh nghiệp mới thành lập trong ba năm đầu đã được chi cho quảng cáo, tiếp thị đến 15% và được tính vào chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều này nhằm giúp những doanh nghiệp mới có điều kiện quảng bá, tiếp thị để tiếp cận người tiêu dùng. Thừa nhận quy định hạn chế mức chi cho quảng cáo chỉ được đến 10% như hiện nay có nhiều doanh nghiệp không đồng tình vì hạn chế khả năng quảng bá để nâng doanh thu, nhưng vị lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng cần tính một cách tổng thể. Bởi nếu “thả”, không khống chế chi phí quảng cáo nữa thì nhiều hãng nước ngoài, công ty đa quốc gia có thể tăng rất mạnh chi phí quảng cáo. Hiện nay, một số sản phẩm như sữa, chi phí quảng cáo, tiếp thị cao đã đẩy cả vào giá thành và người tiêu dùng phải chịu.

Hiện Bộ Tài chính đang trình dự thảo sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đó sẽ nâng mức chi cho quảng cáo tới 15% tổng chi phí. Việc quyết định mức nào hay bãi bỏ hẳn, theo vị lãnh đạo Bộ Tài chính, sẽ thuộc thẩm quyền Quốc hội.

Phát biểu tại hội thảo “Cạnh tranh lành mạnh bảo vệ người tiêu dùng và thương hiệu Việt”, tổ chức ngày 14-5 ở Hà Nội, ông Phan Đăng Tuất cho biết hiện tổng công ty của ông đang gặp khó vì quy định khống chế chi phí quảng cáo, tiếp thị… không được quá 10% “chi phí thực tế phát sinh trong kỳ” (tức chi quảng cáo không được quá 10% tổng chi phí hợp lý được trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp – pv). Ông Tuất cho rằng quy định này góp phần “tiêu diệt” doanh nghiệp trong nước. Lý giải điều bất cập này, ông Tuất phân tích: chi phí thực tế phát sinh trong kỳ chỉ biết được khi đã kiểm toán (thường vào ngày 31-3 năm sau, riêng tổng công ty lớn như Sabeco có thể tháng 4 mới xong). Nên trong năm doanh nghiệp không biết sẽ được chi bao nhiêu, phải rất cẩn trọng bởi nếu lạm chi thì sẽ bị xử lý.

Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, ông Phan Đăng Tuất cho biết thêm:

– Quản ở khâu chi phí là cách quản lý ở thời kỳ cổ điển. Đáng lý cần quản ở doanh thu thì sẽ kích thích doanh nghiệp tạo nhiều lợi nhuận. Nếu quản ngay từ phí, ta có bằng chứng sinh động: chẳng hạn phí chuyển nhượng ôtô cao người ta không chuyển nhượng, không sang tên đổi chủ. Hạ phí ở mức người ta chấp nhận được thì Nhà nước quản được, nguồn thu lại tăng. Doanh nghiệp, nhất là ngành bia, nếu cứ khống chế 10% chi phí quảng cáo như thế này là “bó tay” chúng tôi. Nếu vẫn áp dụng thế này, khoảng 10 năm nữa các hãng nước giải khát trong nước bằng cách này cách khác sẽ thui chột.

Vì vậy, tôi cho rằng các vị làm chính sách cần ngồi lại với nhau bàn lại. Quy định hạn chế ở mức 10% hiện nay và trước đây là 7% tôi đã nói cách đây tám năm là không nên. Bây giờ lại bàn nhích lên 15% vẫn chưa thỏa đáng.

* Nhưng có ý kiến cho rằng việc khống chế chi phí quảng cáo không quá 10% bởi VN mới ở giai đoạn đầu phát triển, nếu không doanh nghiệp có thể đưa chi phí lên cao để né nộp thuế?

– Quy định như thế, doanh nghiệp như chúng tôi không đủ chi phí quảng cáo, có thể phải “gian” chi phí để nâng mức được phép lên. Nếu để giữ thương hiệu cho VN, phải cho 30% may ra mới cạnh tranh được, bởi các hãng nước ngoài hiện họ chi 20% doanh thu! Ở VN được đăng ký ba hệ thống kế toán. Duy hệ thống kế toán VN quy định cái đó, còn hệ thống kế toán Anh, Mỹ không quy định, miễn có hóa đơn là được tính chi phí. Nếu quản lý nhà nước đã khống chế, phải dõi theo từng ngành. Bởi có ngành cần 30%, nhưng có ngành chỉ cần 2%. Nếu cào bằng, doanh nghiệp cần quảng cáo sẽ chết, còn doanh nghiệp không cần thì lợi.

CẦM VĂN KÌNH

(Nguồn: Báo tuổi trẻ)

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng cần sớm sửa đổi quy định này để tránh thiệt thòi cho doanh nghiệp trong nước.

Ông Đỗ Kim Dũng (phó chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo VN): Hầu hết các nước đều không áp dụng

Để có thị phần, doanh nghiệp phải đầu tư cho phần mềm, trong đó phải có chi tiền để kích hoạt thương hiệu, quảng cáo chính là đầu tư về mặt chiến lược. Cần hiểu 10% với một sản phẩm đang lưu hành và quen thuộc trên thị trường là lớn nhưng với một sản phẩm mới, nhãn hiệu mới thì không thể chi 10% để có thị phần. Việc phát triển một nhãn hiệu mới hoàn toàn với một sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường và doanh số của một sản phẩm mới khó có thể so bì với một sản phẩm đã được ưa thích. Nếu khống chế thì các doanh nghiệp đi sau không có cơ hội tăng thị phần, không đủ năng lực để tăng cường sức cạnh tranh của mình, khống chế chi phí quảng cáo chả khác gì tiêu diệt doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước.

Trên thế giới đã phổ cập khuynh hướng không khống chế mức phí trong quảng cáo, chỉ còn VN và Trung Quốc duy trì quy định này. Con số 10, 15 hay thậm chí 30% không nên tồn tại vì bản thân nó chẳng giải quyết được gì.

Ông Trần Bảo Minh (giám đốc điều hành phụ trách chiến lược kinh doanh, marketing Công ty cổ phần Sữa quốc tế – IDP):Ngồi nhìn doanh nghiệp nước ngoài lấy thị phần

Chi phí quảng cáo không chỉ đơn giản là trên truyền hình, quảng cáo ngoài trời mà còn bao gồm cả khuyến mãi, tặng quà cùng nhiều hoạt động khác. Trong thời buổi hiện nay, khi tất cả chi phí dành cho quảng cáo đều tăng nhưng sức mua thị trường, cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng cam go thì số tiền chi cho quảng cáo nếu tính ở trong mức khống chế chả đáng là bao. Vì vậy, khống chế chi phí quảng cáo là tự đè doanh nghiệp trong nước, chẳng khác gì bắt họ phải ngồi nhìn doanh nghiệp nước ngoài lấy thị phần. Có những thương hiệu nước ngoài khi mới vào thị trường VN sẵn sàng chi đến 30-40% doanh số dành cho quảng cáo với mục tiêu giành thị phần càng nhanh càng tốt. Họ có thể chịu đựng chính sách này đến 2-3 năm với nguồn tiền rót từ công ty mẹ ở nước ngoài. Trong khi đó doanh nghiệp VN lại bị bó buộc với mức khống chế, loay hoay làm quảng cáo với số tiền ít ỏi. Chưa kể 10% doanh số của doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ giá trị chênh lệch nhau rất nhiều. Vô hình trung, cơ hội vươn lên của doanh nghiệp nhỏ bị mất.

Ông Huỳnh Kiến Nam (giám đốc Công ty mỹ phẩm Gia Đình): Doanh nghiệp nhỏ cũng bị hạn chế

Doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi chỉ dám sử dụng những phương thức quảng cáo truyền thống như thông qua các hội chợ, khuyến mãi tại điểm bán… hoặc đi về các tỉnh, chưa thể chi tiền để xuất hiện trên truyền hình nhưng đã cảm thấy áp lực với mức khống chế 10% trong quảng cáo. Đơn giản như thực hiện khuyến mãi tại siêu thị, các siêu thị luôn yêu cầu doanh nghiệp phải giảm sâu và hấp dẫn nhưng chúng tôi không thể làm vì như vậy sẽ không còn ngân sách để làm các chương trình khác. Trong khi đó, các tập đoàn đa quốc gia có thể khuyến mãi khủng và người tiêu dùng nhanh chóng bị thu hút.

Như Bình ghi

616bcb4070200eba2fbb3aacc645866b_XL

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÓ MUA NHÀ TẠI VIỆT NAM

Người nước ngoài khó mua nhà tại Việt Nam

(Ngày đăng: 23-04-2013 11:21:20)

Không ít người đã phải từ bỏ giấc mơ an cư để lập nghiệp tại nơi mà họ chọn gắn bó suốt phần đời còn lại.

Trước thực trạng này, Chính phủ vừa thông qua nghị quyết 48 yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương đề xuất phương án sửa đổi chính sách theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện mua, sở hữu nhà ở đối với người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại VN.

Bảy năm và một căn nhà

Sau hơn bảy năm sinh sống tại VN, dù có đủ tiềm lực tài chính và có nhu cầu mua nhà để ở lâu dài tại đây nhưng chị Sonia (quốc tịch Anh và Pháp) vẫn phải đi thuê nhà. “Năm ngoái tôi quyết định mua căn hộ tại Q.7, TP.HCM diện tích 99,8m2 với giá 90.000 USD (khoảng 1,8 tỉ đồng). Mẹ tôi đã sang xem nhà cùng tôi và rất hài lòng, nhưng khi chúng tôi làm thủ tục sở hữu nhà thì bị vướng vì tôi không thể đứng tên 100% sở hữu căn hộ này” – cô Sonia nói.

Theo Sonia, dù cô đã lấy chồng là người VN được ba năm nay, tức nằm trong diện được phép mua nhà, nhưng cô lại không có thẻ thường trú. “Tôi đã cố làm thẻ thường trú cho vợ tôi nhưng rất khó vì cô ấy chưa có bằng cử nhân hay các loại bằng cấp hợp pháp khác” – anh Nguyễn Lê Việt Hùng, chồng của Sonia, nói.

Chỉ có 64 người nước ngoài sở hữu nhà tại VN

Theo Cục Đăng ký và thống kê (thuộc Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và môi trường), tính đến ngày 1-2-2013 cả nước có 427 trường hợp người VN định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà tại VN (TP.HCM chiếm 342 trường hợp). Trong đó chỉ có 64 người nước ngoài đứng tên sở hữu nhà tại VN. Con số này quá thấp vì cả nước có hơn 80.000 người nước ngoài sinh sống và làm việc.

Hiện Sonia cùng chồng và con trai 3 tuổi vẫn phải thuê nhà để ở tại một căn hộ chung cư với giá 8 triệu đồng/tháng. Ngoài công việc đi dạy, làm hướng dẫn viên du lịch, buổi tối Sonia phải đi học thêm một lớp đào tạo đại học từ xa của Pháp để lấy tấm bằng cử nhân với hi vọng đủ điều kiện để mua được nhà tại VN.

Trường hợp như Sonia không hiếm. Tại khu căn hộ New Saigon (huyện Nhà Bè, TP.HCM) có nhiều người bạn của Sonia đến đây định cư lâu dài hoặc lấy vợ, lấy chồng là người Việt cũng phải thuê nhà để ở với giá 8-10 triệu đồng/tháng hoặc mua nhà nhưng nhờ người Việt đứng tên. Hay trường hợp của Ash – một người Úc, và Joseph – một người Pháp – vì nhu cầu định cư lâu dài tại VN đã mua nhà ở Q.1 và Q.4 nhưng đều không thể đứng tên mà phải nhờ người Việt đứng tên. Thế nên dù bỏ tiền ra mua căn nhà nhưng Ash và Joseph vẫn nơm nớp lo lắng vì không biết mình có giữ được tài sản khi xảy ra tranh chấp…

Trên thực tế không chỉ người nước ngoài mà ngay cả bà con Việt kiều muốn mua và sở hữu nhà tại quê hương mình cũng gặp nhiều khó khăn. Là Việt kiều Pháp trở về quê hương và muốn ở lại lâu dài nên vợ chồng bà Jeanne Huỳnh đã mua một căn hộ tại đường Trần Xuân Soạn (Q.7). Tuy nhiên, năm người con của ông bà đang định cư tại Pháp và một số nước cũng muốn mua nhà tại VN nhưng không thể. “Gần đây con gái tôi có về VN và muốn mua nhà nhưng lại không có được thẻ thường trú một năm theo quy định nên đành thôi” – bà Jeanne Huỳnh nói. Tương tự, anh Nguyễn Xuân Trường – một Việt kiều quốc tịch Singapore – cho biết vì công việc, anh đi về thường xuyên và muốn mua nhà tại VN nhưng do không làm được thẻ tạm trú nên đành gác lại ý định đó.

Nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM cho biết để sở hữu được căn nhà tại VN rất khó khăn vì đang có quá nhiều thủ tục ràng buộc và rào cản pháp lý. Theo họ, vướng mắc lớn nhất trong việc mua nhà tại VN là phải có thẻ thường trú một năm trở lên và hàng loạt vấn đề khác như phải là người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế – xã hội có bằng đại học, phải kết hôn với công dân VN, phải có đóng góp cho đất nước VN và được Chủ tịch nước tặng bằng khen…

Chưa mua đã thấy mệt

Theo Ủy ban Người VN ở nước ngoài TP.HCM, mỗi năm đơn vị này tiếp và giải đáp thắc mắc cho hàng vạn lượt kiều bào, trong đó những thắc mắc về việc mua nhà và sở hữu nhà chiếm đa số. Ông Trương Văn Hiếu, trưởng phòng kinh tế của ủy ban, cho biết: “Nhu cầu Việt kiều về nước mua nhà và đầu tư rất lớn, trong đó có nhiều bà con khi tìm hiểu thủ tục thấy quá khắt khe và rườm rà nên thôi ý định mua nhà tại VN. Thường khi họ đến yêu cầu giúp đỡ về thủ tục nhà ở thì chúng tôi sẽ xem xét hồ sơ và có cách tác động với các sở ban ngành trên địa bàn TP để hỗ trợ. Phần lớn bà con gặp khó khăn trong việc chứng minh nguồn gốc Việt kiều vì nhiều người đã mất hết giấy tờ”.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, dù là Việt kiều hay người nước ngoài đều có nhu cầu an cư lạc nghiệp. “Việc mua một hay một vài căn nhà tại VN để sinh sống, làm việc là nhu cầu tất yếu của họ nhưng hiện luật pháp chúng ta đòi hỏi quá nhiều chỉ tiêu, giấy tờ thủ tục khiến họ chưa mua nhà đã thấy mệt. Mở các điều kiện này ra để người nước ngoài có thể mua được nhà tại VN là đúng, điều này phần nào tạo thêm sức mua cho hàng loạt căn hộ phân khúc cấp cao đang dư thừa tại VN” – ông Thành nói.

Còn ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, nhận định: “Đối với Việt kiều phải đối xử với họ như người trong nước về vấn đề sở hữu nhà, tuy nhiên cần gỡ điểm vướng mắc ở đây là nới lỏng việc kiểm soát nguồn gốc Việt kiều vì nhiều bà con đã mất giấy tờ. Còn đối với người nước ngoài cần mở rộng các điều kiện mua nhà, nhưng chỉ nên cho phép họ mua nhà ở chất lượng cao, ví dụ những sản phẩm có mức giá từ 30 triệu đồng/m2 trở lên”.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng ngoài việc mua nhà để ở, cần xem xét cho người nước ngoài được bán hoặc cho thuê bởi điều này hoàn toàn hợp lý.

Nguồn: Tuổi trẻ

1a1c7a0ba8794f499343f3710b15a9ab_L

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ: CỬA ĐÃ CÓ, NHƯNG MỞ THẾ NÀO?

Người nước ngoài mua nhà: Cửa đã có, nhưng mở thế nào?

(Ngày đăng: 17-04-2013 11:35:57) “Người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam một mặt sẽ giúp chúng ta tiêu thụ những sản phẩm bất động sản, mặt khác sử dụng thêm được nhiều lao động”.

Phát biểu như vậy vào tối 14/4 vừa qua, trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” về vấn đề tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng đồng thời nhấn mạnh, chủ trương cho người nước ngoài mua nhà được xem là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đặc biệt là các loại căn hộ thuộc phân khúc cao cấp.

Ông cho biết, Bộ Xây dựng đang xây dựng và sau đó trình Chính phủ, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội, cố gắng trong năm 2013 sẽ trình Quốc hội.
Lâu nay, nhiều chuyên gia về bất động sản đã nhận xét, có một nguồn lực tài chính “cứu nguy” cho thị trường, không cần dùng đến gói cứu trợ của nhà nước, mà vẫn không bóp méo thị trường, đó là dòng tiền từ những người nước ngoài có nhu cầu thực về nhà ở lâu dài tại Việt Nam.
Chứng kiến tình hình nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng trong nước nói riêng và nghiên cứu thực tiễn các nước, ông Thân Thành Vũ – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Bất động sản du lịch – hơn một lần nêu quan điểm, giá mà Việt Nam học tập được các nước láng giềng về việc cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở, kích thích phát triển du lịch và bất động sản nội địa.
Vị này so sánh, nhìn sự thành công của Malaysia trong triển khai chương trình Second Home (căn nhà thứ hai) mà “thèm muốn”. Theo đó, tòa căn hộ 30 tầng phục vụ chương trình này của Malaysia, chưa xây xong móng đã bán hết cho người Nhật. Lý do, người nước ngoài mua căn hộ này sẽ nhận được nhiều ưu đãi như được thẻ cư trú có thời hạn 10 năm, các thủ tục thường trú và đi lại dễ dàng.
Nếu như Malaysia cho phép người nước ngoài sở hữu bất động sản theo dạng thuê  50 năm, thì Thái Lan áp dụng 30 năm. Thủ tục sở hữu thuận lợi và chính sách quảng bá du lịch ưu việt, mỗi năm Thái Lan hay Malaysia đều thu hút trên dưới 20 triệu lượt khách du lịch, trong khi du lịch của Việt Nam tiềm năng ngang bằng thậm chí hơn, thì mỗi năm chỉ thu hút khoảng 5 triệu lượt khách – bằng 1/4 láng giềng.
Theo ông Vũ, đã thấy rõ thuận lợi, song một chương trình dạng như Second Home ở Việt Nam chưa triển khai được, vì cơ chế chưa mở cho cá nhân người nước ngoài sở hữu bất động sản.
“Nếu Nhà nước cải thiện cơ chế cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chắc chắn ở lĩnh vực bất động sản cao cấp nói riêng, cả mấy chục ngàn căn hộ, biệt thự ứ hàng của mấy trăm doanh nghiệp không tiêu thụ nổi bởi thị trường trong nước, sẽ được giải phóng”, ông này nói.
Đại diện mảng đầu tư của Công ty Tư vấn tiếp thị bất động sản Colliers Việt Nam cũng nhận xét, trước và trong bối cảnh bế tắc, không có đầu ra của thị trường bất động sản, đơn vị này lại nhận được không ít nhu cầu của khách nước ngoài muốn sở hữu căn hộ tại Việt Nam.
Từ 4 năm trước, với việc ban hành Nghị quyết 19/2008/QH12, Quốc hội lần đầu tiên đã chính thức cho phép việc này, và sau đó không lâu, Chính phủ đã có Nghị định số 51/2009/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện, chủ trương cho phép tổ chức cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam đã được chính thức thí điểm.
Tuy vậy, do những quy định rất chặt chẽ, những con số nhỏ bé (bình quân 85 trường hợp được mua nhà mỗi năm trên cả nước) qua 5 năm thực hiện thí điểm chủ trương này cho thấy, gần như không có tác động tới thị trường.
Theo một thống kê của Cục Đăng ký và thống kê (thuộc Tổng cục Quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường), tính đến tháng 2/2013, cả nước chỉ có 427 trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam theo con đường “chính thức”, tập trung chủ yếu ở Tp.HCM với 342 trường hợp.
Tuy nhiên, tín hiệu mới nhất từ các cơ quan Chính phủ hồi cuối tháng 3/2013 đã cho thấy các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bằng biện pháp phù hợp, trong đó có khả năng mở rộng hơn các quy định

Nguồn: VnEconomy

4a606feeb074f807e1a3d37a1e32f62f_L

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA NHÀ TẠI VIỆT NAM: DỠ BỎ RÀO CẢN THỦ TỤC

Người nước ngoài mua nhà tại Việt nam: Dỡ bỏ rào cản thủ tục

23/04/2013 08:43 (GMT + 7) TT – Khẳng định nguồn cung cho thị trường người nước ngoài mua nhà là không thiếu, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng việc mở rộng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà hiện nay là cần

 thiết và có lợi cho nền kinh tế.  Mở rộng điều kiện cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà sẽ có tác động tới thị trường bất động sản, đặc biệt ở phân khúc trung và cao cấp – Ảnh: T.T.D.

Ông Vũ Quang Hội, chủ tịch Bitexco, cho biết nhu cầu người nước ngoài mua và sở hữu nhà tại VN hiện nay là rất lớn, đặc biệt là số lượng người Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ngại thủ tục

Hiện nay các dự án căn hộ cao cấp của Bitexco đều hướng đến phân khúc của những người có ý định ở VN lâu dài, phần đông họ là các tổng giám đốc và chuyên gia cao cấp đến từ nhiều nước. Tuy nhiên theo ông Hội, phần lớn những người có nhu cầu thực này dù có đủ điều kiện mua nhà cũng ngại khi thủ tục quá nhiêu khê, mất thời gian, và giải pháp họ đưa ra là nhờ người Việt đứng tên. “Chúng tôi có căn hộ tiêu chuẩn tại một số khách sạn lớn ở các khu trung tâm của TP.HCM và một số sản phẩm nhà ở đáp ứng nhu cầu khách quốc tế. Khi họ đến xem nhà rất hài lòng nhưng tới khâu pháp lý, thủ tục họ lại chần chừ… Bản thân doanh nghiệp chúng tôi khi thực hiện thí điểm gặp rất nhiều rào cản và thủ tục quá nhiều làm những người nước ngoài có đủ điều kiện cũng không muốn mua” – ông Hội cho hay.

Đồng quan điểm đó, ông Phan Thành Huy, tổng giám đốc Novaland, cho rằng đây là thời điểm thích hợp để mạnh dạn mở rộng các đối tượng cũng như các loại sản phẩm cho người nước ngoài được mua. Trước đây chúng ta chỉ giới hạn trong căn hộ, giờ nên mở rộng ra cả nhà đất. “Hiện nay khách hàng của chúng tôi ngay cả những người đáp ứng đủ điều kiện rồi nhưng khi làm thủ tục còn gặp rườm rà, phức tạp. Ví dụ như đi hợp thức hóa lãnh sự, công chứng… mất rất nhiều thời gian. Mặt khác, sau khi đứng tên họ lại không được thế chấp, không được sở hữu như người Việt nên cũng e ngại” – ông Huy nói. Theo Novaland, hiện đơn vị này đang có các căn hộ từ trung tới cao cấp và sắp tới là các sản phẩm nhà phố và biệt thự.

Trong khi đó, theo ông Phùng Chu Cường – tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc Phú Long, đối với các dự án Phú Long đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như khu biệt thự cao cấp Kim Long, biệt thự thương mại Ngân Long… thì đối tượng khách hàng tìm thuê là các chuyên gia, người nước ngoài, Việt kiều sống, làm việc tại TP.HCM và các vùng lân cận khá nhiều. Trong đó, một số dự án căn hộ cao cấp của công ty này đã tiếp nhận nhiều cư dân, chuyên gia nước ngoài, Việt kiều thuê mua.

“Cởi trói” chính sách

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, một thực tế hiện nay là số người mua nhà lên đến hàng chục ngàn người nhưng việc sở hữu nhà của họ lại qua trung gian người Việt. Nếu chúng ta mở rộng được thì cầu thị trường cũng được tháo gỡ, tạo lối thoát cho rất nhiều sản phẩm căn hộ trung cấp và cao cấp. Và để làm được điều này cần đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Ông Cao Sỹ Kiêm (đại biểu Quốc hội, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước) nói việc mở rộng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà là hợp lý vì vừa giải quyết được nhu cầu của khách hàng, vừa là cơ sở để giải quyết thị trường lành mạnh và đúng hướng. Đây cũng là cơ hội mở rộng vốn và thúc đẩy kinh tế phát triển. Điều này các nước đã làm rồi và đòi hỏi thực tế của đất nước mình hiện nay là rất hợp lý. “Mặc dù thời gian qua mình thận trọng thí điểm, nhưng qua năm năm thí điểm thì những người đã mua được họ rất yên tâm và sử dụng tốt. Vấn đề hiện nay là dù đã có chủ trương nhưng hướng dẫn của ta không đầy đủ và thiếu rõ ràng, không thuận tiện cho người mua nhà” – ông Kiêm nói.

Ông Kiêm cho rằng đã đến lúc nên sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan để luật hóa việc người nước ngoài được mua nhà để ở tại VN, điều này nâng tầm tính pháp lý của vấn đề nhằm tạo ra sự ổn định và yên tâm cho đối tượng mua nhà. Theo một chuyên gia bất động sản, việc mở rộng điều kiện cho người nước ngoài mua nhà chắc chắn sẽ tác động lên thị trường bất động sản, khiến thị trường sôi động hơn, khả năng giải quyết, huy động vốn vào lĩnh vực này tốt hơn.

Trong một diễn biến mới nhất, Chính phủ thông qua nghị quyết 48 yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương đề xuất phương án sửa đổi chính sách theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện mua, sở hữu nhà ở đối với người VN định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại VN. Trước đó, phía Bộ Tài nguyên – môi trường, Bộ Kế hoạch – đầu tư có kiến nghị Chính phủ mở rộng các điều kiện cho người nước ngoài mua nhà tại VN.

Các nước đã làm từ lâu

Hiện nay chính sách của nhiều nước trên thế giới tương đối giống nhau trong việc cho người nước ngoài mua nhà, đó là người nước ngoài có thể mua nhà nhưng không được phép mua nhà ở xã hội – nhà ở có trợ giá của Chính phủ.

Ví dụ tại Singapore, quá trình cho người nước ngoài mua nhà được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 chỉ cho người nước ngoài mua căn hộ, giai đoạn 2 được mua căn hộ, biệt thự và nhà gắn liền với đất tại những khu quy hoạch. Hay tại các nước lân cận như Campuchia, Myanmar, Thái Lan… việc người nước ngoài có thể sở hữu nhà cũng đã được thực hiện nhiều năm nay.

ĐÌNH DÂN

(Nguồn: Báo tuổi trẻ)

 

CHIA ĐÔI THIỆT HẠI VÌ CẢ HAI BÊN ĐỀU CÓ LỖI

20/05/2013 – 05:50

TAND tỉnh Bến Tre vừa xử phúc thẩm, tuyên chấp nhận kháng cáo của phía ông D., sửa bản án sơ thẩm của TAND huyện Châu Thành trong một vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo đơn khởi kiện của bà S., trước đây phía ông D. làm chủ nhiều dây hụi nhưng bị bể hụi. Để có tiền trả cho các hụi viên, năm 2008, phía ông D. có bán cho bà sáu công đất (thực tế đo đạc là hơn 5.242 m2) với giá 50 triệu đồng/công. Bà đặt cọc 50 triệu đồng để cho phía ông D. chuộc giấy đỏ đã đem cầm trước đó. Vài ngày sau, bà giao tiếp 200 triệu đồng. Còn lại 50 triệu đồng, hai bên thỏa thuận đợi đến khi huyện tiến hành đo đạc, đồng thời hai bên ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất xong thì bà mới giao tiếp.

Sau đó, phía ông D. đã giao đất cho bà để bà canh tác, cải tạo. Tuy nhiên, từ đó đến nay phía ông D. viện lý do là đất đang bị tranh chấp nên không chịu làm thủ tục chuyển nhượng. Vì vậy bà khởi kiện yêu cầu TAND huyện Châu Thành buộc phía ông D. phải tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng và sang tên phần đất nói trên cho bà.

Tháng 2-2013, TAND huyện Châu Thành đã xử sơ thẩm, tuyên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa hai bên vô hiệu. Tòa buộc bà S. phải trả lại cho phía ông D. toàn bộ phần đất trên theo đo đạc thực tế; buộc phía ông D. phải liên đới trả cho bà S. 550 triệu đồng (gồm tiền vốn, tiền đầu tư trên đất, tiền chênh lệch về giá…).

Phía ông D. kháng cáo, cho rằng bà S. đã hưởng huê lợi trên đất từ đó đến nay nên chỉ đồng ý trả tiền vốn, tiền chênh lệch giá đất, tổng cộng 400 triệu đồng.

Tại phiên xử phúc thẩm mới đây, TAND tỉnh Bến Tre nhận định hai bên tự nguyện tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vậy về nội dung, hai bên không vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, về hình thức của hợp đồng thì các bên đã vi phạm. Trong trường hợp này, thủ tục chưa đến đâu mà bà S. đã giao gần đủ số tiền sang nhượng và nhận đất về canh tác, cải tạo là không đúng quy định. Mặt khác, trước khi hai bên giao kết, bà S. đã đặt cọc cho phía ông D. 50 triệu đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. Liền sau đó, một bên tự ý nhận đất, một bên tự ý nhận tiền mà không thông qua hợp đồng chính thức là không tuân thủ về mặt hình thức giao kết của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cả bên mua và bên bán đều có lỗi. Lẽ ra khi tiến hành giao kết, các bên phải tuân thủ tất cả quy định của Luật Đất đai và pháp luật dân sự. Trong đó, bên mua, bên bán đều phải có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển nhượng theo mẫu, ký trước công chứng và chuyển hồ sơ đến cơ quan tài nguyên và môi trường để làm thủ tục đo đạc, tách sổ thì hợp đồng mới xem là hoàn thành.

Theo tòa phúc thẩm, khi hợp đồng vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Về mặt thiệt hại, vì lỗi thuộc về cả bên mua và bên bán nên mỗi bên phải chịu 50%. Mặt khác, khi nhận đất, bà S. đã chăm sóc và hưởng toàn bộ thành quả trên đất sẵn có của phía ông D. từ đó cho đến nay nên bà cũng không bị thiệt về quyền lợi. Vì vậy, tòa tuyên buộc bà S. phải trả cho phía ông D. hơn 5.242 m2 đất. Phía ông D. phải trả lại cho bà S. 250 triệu đồng đã nhận cộng với 50% giá trị đất chênh lệch là 150 triệu đồng, tổng cộng là 400 triệu đồng.

VĂN TÂM

(Nguồn: báo pháp luật)

THÊM CƠ CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI MUA NHÀ “TRÊN GIẤY”

24/05/2013 – 05:45

Có thể sẽ hình thành quỹ bảo hiểm mua bán nhà ở để hạn chế rủi ro mua nhà “trên giấy”.

Đề xuất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở như người Việt trong nước.

Sáng 23-5, tại hội nghị tổng kết thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhận xét: Nhiều quy định trong luật hiện hành chưa rõ, cứng nhắc nên không khả thi (quy hoạch quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, quy định không được phép bán lại nhà ở xã hội …); một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng hiện còn thiếu quy định điều chỉnh (về phát triển nhà ở tái định cư, về huy động vốn dự án nhà ở, phát triển nhà chung cư, giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai…).

Để khắc phục những bất cập trong thực tiễn, giải quyết vướng mắc để phát triển thị trường BĐS và đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch, ông Nguyễn Mạnh Hà (Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng) cho biết Bộ Xây dựng đã đề xuất một số nội dung cần sửa đổi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS.

Tới đây, các bên tham gia giao dịch bất động sản sẽ có cơ chế bảo vệ quyền lợi nhiều hơn theo quy định. Ảnh: HTD

Theo đó, dự kiến sửa đổi Luật Nhà ở sẽ bổ sung thêm một số quy định về hình thức giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai (chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà, góp vốn, thế chấp nhà trong các dự án chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở…); hình thức huy động tài chính cho phát triển nhà ở; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở như người Việt trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài được mở rộng điều kiện sở hữu nhà ở, loại nhà sở hữu, mở rộng quyền mua nhà (không chỉ được mua các căn hộ như hiện nay mà được mua cả nhà biệt thự và nhà ở riêng lẻ…).

Đồng thời, Luật Kinh doanh BĐS cũng sẽ bổ sung thêm quy định về cơ chế bảo vệ quyền lợi các bên tham gia giao dịch BĐS hình thành trong tương lai; về xác định quyền sở hữu trong các dự án BĐS có mục đích hỗn hợp và đa sở hữu… Hiện các dự án có mục đích sử dụng hỗn hợp (nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại) của nhiều thành phần chủ sở hữu khác nhau đang lấn cấn. Cần xác định quyền sở hữu đối với từng loại mục đích sử dụng, quyền sở hữu đối với phần sử dụng chung, làm cơ sở để các chủ sở hữu thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS lần này sẽ bổ sung cơ chế để bảo vệ việc người dân mua nhà hình thành trong tương lai, bà con gọi là nhà “trên giấy”. Có thể sẽ bổ sung quy định về quỹ bảo hiểm hợp đồng mua bán nhà (theo mô hình như Hàn Quốc). DN dự án BĐS phải trích nộp bảo hiểm huy động vốn khi người dân góp vốn mua nhà trong dự án sắp xây. Trong trường hợp DN đó phá sản hoặc tránh né trách nhiệm, tự ý dùng tiền huy động đi đầu tư dự án khác thì bảo hiểm sẽ bồi thường cho người dân đã mua nhà hình thành trong tương lai.

Hiện nay ở nhiều dự án chung cư, người dân đã nhận bàn giao nhà cả chục năm nhưng vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu (GCN). Khi chưa có GCN thì người dân không thể giao dịch, mua bán gì đối với căn nhà đó. Bởi lẽ Thông tư 16/2010/TT-BXD quy định: Nếu đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư thì phải thực hiện việc mua – bán nhà ở theo đúng thủ tục quy định của Luật Nhà ở (bên bán phải có GCN). Nếu chưa nhận bàn giao nhà thì được phép chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà, chủ đầu tư sẽ xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng này.

Như vậy, cùng một căn nhà khi chưa thành hình (chưa bàn giao nhà) thì người dân được chuyển nhượng, còn khi đã thành hình thì mọi giao dịch lại bị treo.

Phóng viên: Thưa ông, tại sao cùng mua nhà “dự án” chưa được GCN, nếu nhận nhà rồi lại bị vướng thủ tục chuyển nhượng (khó hơn) so với nhà còn “trên giấy”? Có thể gỡ vướng cho người dân không?

Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS Nguyễn Mạnh Hà: Chưa có nhà thì họ chỉ chuyển nhượng hợp đồng và sau này khi có nhà rồi thì vẫn phải làm thủ tục cấp GCN. Đã có quy định về nghĩa vụ của chủ đầu tư phải làm GCN cho người mua nhà trong thời gian tối đa là 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua. Nếu người mua đã nhận nhà, trách nhiệm của chủ đầu tư là phải hoàn tất giấy tờ để đảm bảo quyền sở hữu cho người mua. Luật đã quy định thủ tục mua – bán nhà thì phải tuân thủ (phải có GCN), không thể du di. Nếu không có GCN mà vẫn được mua bán hợp pháp thì nhiều người sẽ chẳng đi làm GCN, cứ giao dịch lằng nhằng như thế mãi, sẽ tái diễn tình trạng nhà không giấy tờ nhiều hơn, khó quản lý nổi.

. Nhưng trên thực tế có chủ đầu tư tránh né không làm thủ tục cấp GCN cho người mua, thưa ông?

+ Đó là trách nhiệm của chủ đầu tư, không làm tròn thì đã có quy định xử phạt rõ ràng. Thậm chí họ sẽ bị chế tài sau này không cho phép làm chủ đầu tư các dự án mới. Quy định đã có rồi, vấn đề là thực thi thế nào, có nghiêm không? Không có chế tài thì không quản lý được.

BÌNH MINH

Nguồn: Báo pháp luật

2014, chưa xây dựng Luật Biểu tình

2014, CHƯA XÂY DỰNG LUẬT BIỂU TÌNH

2014, chưa xây dựng Luật Biểu tình

24/05/2013 – 07:30

Ưu tiên phục vụ việc sửa đổi Hiến pháp, hoàn thiện luật tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng kinh tế.

Ngày 23-5, QH đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) trình bày tờ trình về dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 và năm 2014. Theo đó, Ủy ban TVQH không tán thành với đề xuất của Chính phủ đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Căn cước của công dân, Luật Tiền lương tối thiểu… vào chương trình năm 2014.

Lý do được Ủy ban TVQH đưa ra là tại một kỳ họp QH chỉ có thể thông qua 10-13 luật. Trong khi đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được thông qua vào cuối năm 2013 nên năm 2014 sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Với các luật không được đưa vào chương trình làm luật 2014 kể trên, Ủy ban TVQH đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan vẫn tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và chuẩn bị để khi có điều kiện sẽ bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của từng năm cụ thể.

Được biết ngoài đề nghị của Chính phủ thì đại biểu QH TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP Hà Nội) cũng đề nghị đưa Luật Biểu tình vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8-2014. Ngoài ra, Chính phủ và Đoàn đại biểu QH tỉnh Sóc Trăng cũng đề nghị đưa Luật Trưng cầu ý dân vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp QH thứ 8-2014.

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014. Ảnh: TTXVN

Tạm trú hai năm mới được nhập cư vào nội thành

Cùng ngày, QH cũng đã nghe tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú. Theo Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, dự thảo lần này đã sửa đổi điều kiện đăng ký thường trú tại TP trực thuộc trung ương theo hướng: Công dân phải có thời gian tạm trú liên tục tại TP đó từ một năm trở lên đối với khu vực ngoại thành và hai năm đối với khu vực nội thành. Đồng thời, phải có chỗ ở bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND TP, có xác nhận của chính quyền địa phương về điều kiện diện tích bình quân, được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Dự thảo cũng bổ sung quy định “thoáng” hơn khi cho phép thông báo lưu trú thông qua mạng Internet, mạng máy tính. Tuy nhiên, việc quản lý sổ hộ khẩu thì bị “siết” lại bằng quy định: Sổ tạm trú chỉ có thời hạn tối đa 24 tháng (quy định hiện hành là không xác định thời hạn).

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra về nội dung trên, Ủy ban Pháp luật cho rằng quy định như trên chỉ khiến phát sinh thêm thủ tục hành chính chứ không có hiệu quả gì trong việc quản lý tạm trú. Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị không sửa đổi nội dung này mà giữ như quy định hiện hành để tránh tăng thêm thủ tục hành chính cho người dân.

Đề nghị ông Đinh Tiến Dũng làm Bộ trưởng Tài chính

Chiều 23-5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc tờ trình đề nghị QH xem xét phê chuẩn ông Đinh Tiến Dũng (hiện là tổng Kiểm toán Nhà nước) làm bộ trưởng Bộ Tài chính mới thay cho ông Vương Đình Huệ. “Trong quá trình công tác, ông Đinh Tiến Dũng luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính đủ điều kiện để đảm nhận chức vụ bộ trưởng Bộ Tài chính” – Thủ tướng nói.

Ông Đinh Tiến Dũng sinh ngày 10-5-1961, trình độ cử nhân tài chính – kế toán, thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ông từng đảm nhận chức vụ thứ trưởng Bộ Xây dựng, chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình.

Trước đó, với 453/457 số đại biểu đồng ý, QH đã thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm chức vụ bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ. Theo Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, ông Dũng hiện đang là tổng Kiểm toán Nhà nước. Do đó, nếu QH chấp thuận thì Ủy ban TVQH sẽ trình QH việc miễn nhiệm chức vụ hiện tại, sau đó trình QH bỏ phiếu để phê chuẩn ông Dũng vào chức vụ mới. Ngày mai (24-5), QH sẽ tiến hành việc bỏ phiếu miễn nhiệm đối với ông Đinh Tiến Dũng.

THÀNH VĂN

Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM

HIẾN ĐỊNH NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG

24/05/2013 – 06:25

Việc Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa nguyên tắc tranh tụng vào dự thảo đã nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia pháp luật.

Đây sẽ là nền móng quan trọng kéo theo hàng loạt thay đổi trong BLTTHS và các văn bản dưới luật khác trong thời gian tới.

Tại một hội thảo đóng góp ý kiến về sửa đổi Hiến pháp vừa diễn ra tại TP Vũng Tàu, chánh án TAND các tỉnh, thành khu vực phía Nam đều đồng tình rằng nếu nguyên tắc tranh tụng được Hiến pháp quy định thì đây sẽ là một bước tiến lớn trong tố tụng hình sự.

Đúng tinh thần cải cách tư pháp

Theo Thẩm phán Trịnh Thị Thanh Bình (Chánh án TAND tỉnh Bến Tre), trước đây khi soạn thảo BLTTHS 2003, nhiều ý kiến cho rằng nên ghi nhận nguyên tắc này để hoạt động tranh tụng tại tòa sôi nổi hơn và thực sự có chất lượng hơn. Nhưng đáng tiếc là cuối cùng nguyên tắc này đã không được các nhà làm luật ghi nhận. Nay Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đưa vào thì có thể coi đây là một cuộc cải cách lớn. Một khi đã hiến định nguyên tắc tranh tụng thì BLTTHS và các văn bản luật liên quan sẽ phải sửa đổi theo cho phù hợp. Nguyên tắc này sẽ làm cho nền tố tụng hình sự nước ta tiến bộ hơn và phù hợp với tinh thần của cải cách tư pháp.

Rất đồng tình, Thẩm phán Nguyễn Văn Cơ (Chánh án TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cũng cho rằng việc đổi mới này nhằm xây dựng tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp và ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Có phiên tòa tranh tụng đúng nghĩa sẽ giúp hội đồng xét xử có cơ sở để đưa ra phán quyết cuối cùng đúng người, đúng tội, không oan, sai.

Luật sư đang tranh luận với kiểm sát viên tại một phiên tòa lưu động ở quận 10, TP.HCM. Ảnh: HTD

Thẩm phán Nguyễn Thái Hiền (Chánh án TAND tỉnh Kiên Giang) thì cho rằng tăng chất tranh tụng sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng mà không làm mất đi đặc trưng của mô hình tố tụng hiện có. Tranh tụng nâng chất xét xử, mà tòa xét xử tốt thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, bảo vệ sự ổn định của xã hội và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đúng thời điểm

TS Nguyễn Duy Hưng (Trưởng khoa Luật Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương) nhận xét việc hiến định nguyên tắc tranh tụng trong đợt sửa đổi Hiến pháp lần này là rất đúng thời điểm và mang nhiều ý nghĩa. Bởi lẽ về mặt chủ trương thì các Nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã nói từ lâu nhưng chuyển biến thực tế diễn ra khá chậm. Nếu được quy định trong Hiến pháp, hàng loạt các bộ luật, luật, văn bản dưới luật liên quan phải sửa đổi theo cho phù hợp và có giá trị thi hành bắt buộc với các chủ thể tiến hành tố tụng cũng như tham gia tố tụng.

Theo TS Hưng, về mặt pháp lý, nguyên tắc này tạo ra môi trường tư pháp theo hướng công khai, minh bạch, văn hóa tranh tụng ngày càng tốt và hiệu quả hơn. Từ tòa, VKS cho đến luật sư, bị can, bị cáo đều thấy trách nhiệm của mình trong việc tranh luận để tìm ra bản chất vụ án. Về mặt xã hội, nó tạo ra sự dân chủ trong hoạt động xét xử, tăng niềm tin của người dân về chất lượng xét xử của tòa án.

Luật sư Nguyễn Hải Vân (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng phân tích: Về bản chất, việc hiến định nguyên tắc tranh tụng đồng nghĩa với việc nâng cao quyền con người trong tố tụng hình sự. Đó là quyền được bào chữa, được đưa ra lý lẽ, chứng cứ gỡ tội, giảm nhẹ… một cách công khai, minh bạch của bị can, bị cáo. Nó sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật tố tụng, đảm bảo quyền lợi của công dân và làm giảm tiêu cực.

Tranh tụng không chỉ là đối đáp tại phiên tòa

Các bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp trước đây chỉ quy định “nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm”. Tuy nhiên, bản dự thảo sửa đổi mới nhất đã có sự thay đổi lớn khi quy định “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”. Theo Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, việc tranh tụng không chỉ diễn ra tại phiên tòa mà rộng hơn, bao gồm cả ở các giai đoạn tố tụng khác. Quy định trong Hiến pháp nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là cơ sở hiến định cho việc quy định cụ thể nguyên tắc này trong các luật tố tụng. Do đó, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tiếp thu các ý kiến đóng góp và chỉnh sửa như trên.

Một số điểm mới tiến bộ khác trong dự thảo

● Việc bắt, giam giữ người do luật định (khoản 2 Điều 22).

● Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật (khoản 1 Điều 32).

● Người bị buộc tội phải được tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ việc liên quan đến tranh chấp hôn nhân hoặc quyền giám hộ đối với trẻ em (khoản 2 Điều 32).

● Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạ m (khoản 3 Điều 32).

● Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý (khoản 4 Điều 32).

● Tòa thực hiện quyền tư pháp (khoản 1 Điều 107).

● Tòa có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân… (khoản 3 Điều 107).

● Xét xử theo thủ tục rút gọn (khoản 1, khoản 4 Điều 108).Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm (khoản 2 Điều 108).● TAND có thể xét xử kín trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật Nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ (khoản 3 Điều 108).

● Quyền bào chữa của bị can, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm (khoản 7 Điều 108).

● TAND Tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử (khoản 3 Điều 109)…

THANH TÙNG

Nguồn: Báo pháp luật Tp.HCM

GÓI HỖ TRỢ 30.000 TỈ ĐỒNG: ĐƯỢC DÙNG CHÍNH CĂN HỘ MUA ĐỂ THẾ CHẤP

24/05/2013 16:35

(TNO) Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, nếu cứ trông vào lương, người dân khó có thể mua nhà. Đó cũng là lý do Nhà nước tung ra gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng.

– Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần NamẢnh: L.Q

* Gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ thị trường bất động sản sắp được triển khai, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về quy định phải có tài sản bảo đảm khi vay, ông nghĩ như thế nào?

– Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: Các quy định của ngân hàng khi cho vay vẫn cần phải được đảm bảo, dù đó là vay thường hay vay theo gói hỗ trợ. Vì thế, để vay tiền trong gói 30.000 tỉ, ngoài đáp ứng các điều kiện, cũng cần đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảo đảm để có thể đảm bảo việc thu hồi vốn của các ngân hàng.Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam

Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn triển khai gói 30.000 tỉ cũng đã nói rõ, tùy thân nhân và tín nhiệm, nghề nghiệp của người vay mà ngân hàng quyết định cần hay không cần tài sản thế chấp. Hơn nữa, đã có quy định dùng chính căn nhà đã mua làm tài sản bảo đảm, nên sẽ “dễ” hơn.

* Tối đa 21.000 tỉ trong số 30.000 tỉ sẽ đến tay người có nhu cầu mua nhà, nhưng không ít ý kiến vẫn băn khoăn, thu nhập dưới 9 triệu đồng thì không thể mua được vì mức trả gốc và lãi đã lên tới 4 triệu đồng, quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

– Nhà nước nghĩ người dân chỉ trông vào lương thì không mua được nhà, nên mới đưa ra gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ người dân vay vốn. Hiện nay, theo quy định, người có thu nhập dưới 9 triệu đồng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là người thu nhập thấp. Một người thu nhập 9 triệu đồng thì không thể mua được nhà, nhưng nếu gia đình có 2 người đi làm, tổng thu nhập mỗi tháng 15-18 triệu đồng hoàn toàn có thể mua nhà. Đã có tính toán rằng, với mức thu nhập này, người ta dành ra 30%, tương đương 6 triệu để trả lãi, gốc hàng tháng sẽ mua được nhà.

* Thời hạn vay 10 năm có thể hiểu như thế nào cho linh hoạt, thưa Thứ trưởng?

– 10 năm không có nghĩa là bắt buộc người dân phải vay trong 10 năm. Có những người có khả năng chi trả, tình hình tài chính tốt thì chỉ cần 5 năm đã trả xong cả gốc và lãi. Nhưng những người khó khăn hơn thì 10 năm mới phải trả hết, như vậy là linh hoạt. Nếu khả năng trả nợ ngắn hơn 10 năm, có năng lực, ngân hàng sẽ cho vay ngắn hạn.

* Có người cho rằng, đã cho vay ưu đãi thì ngân hàng không nên hưởng khoản chênh lệch lãi suất 1,5% trong gói hỗ trợ 30.000 tỉ. Ông nghĩ sao?

– Mức 1,5% tôi cho là hợp lý. Vì hiện nay, lãi suất huy động khoảng 7%/năm, nhưng cho vay ra 13%, chênh lệch đã là 6%. Thông thường, mức chênh ổn định phải là 3% cho các hoạt động như nuôi bộ máy, trả lương nhân viên, in ấn, theo dõi, quản lý thu hồi nợ… Cho người dân vay với khối lượng lớn, chi phí quản lý cũng sẽ lớn hơn, họ phải thẩm định và theo dõi. Chi phí 1,5% thực tế là thấp so với chênh lệch thương mại, ngân hàng hoạt động cả bộ máy, nên không thể làm không công.

Nếu ai có khả năng trả nợ trước 10 năm, ngân hàng sẽ cho vay ngắn hạn hơn – Ảnh: L.Q

* Ngoài lãi suất, tài sản bảo đảm và hồ sơ điều kiện, người dân có nhu cầu vay vốn còn lo ngại vấn đề giá chênh khi mua nhà thu nhập thấp, quan điểm của Thứ trưởng?

– Chuyện giá chênh 50-100 triệu đồng/căn khi người dân mua nhà ở thương mại giá 11 triệu đồng/m2 là do quá nhiều người thích “lao” vào. Còn thực chất, nhà 11 triệu đồng hiện nay không thiếu. Còn riêng với nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, tôi cho rằng không có chuyện mua bán sang tay qua người nọ, người kia. Với nhà thương mại diện tích dưới 70 m2 giá dưới 15 triệu đồng/m2 cũng vậy, mua bán phải có hợp đồng, nếu mua lại bắt buộc phải chuyển nhượng hợp đồng. Nhà đang thừa, nên tôi nghĩ không có hiện tượng mua quá chênh lệch.

* Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Lê Quân
(thực hiện)

Nguồn: Thanh niên online

KHIẾU NẠI BỒI THƯỜNG: ĐƯỜNG CÒN XA LẮM!

29/05/2013 – 06:00

Suốt ba năm qua, có đến 37/63 tỉnh, thành trên cả nước chưa thụ lý được yêu cầu bồi thường nào, kể cả những “điểm nóng” như Hà Nội, Hải Phòng, Long An, Bình Dương… dù lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gay gắt hằng năm vẫn tăng cao.

Ngày 28-5, sơ kết ba năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường ưu tư: “Chắc nhiều đồng chí “phấn khởi” lắm vì ba năm qua địa phương mình chưa bồi thường vụ nào. Nhưng như thế có phù hợp với tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo không? Tôi chắc còn xa lắm. Còn bồi thường cho dân, thương lượng rồi nhưng thủ tục quá rườm rà nên chậm chi trả. Lúc trước có gì mà anh em phải hăng hái kê biên hai tàu cá làm người ta gia đình tan nát? Giờ ngày nào bà ở Quảng Ngãi ấy cũng ra… trực cổng nhà tôi hỏi chừng nào có tiền bồi thường!”.

Những con số “phấn khởi”

Theo báo cáo, sau ba năm thực thi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tính đến ngày 31-12-2012, cả nước mới thụ lý 182 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, đã giải quyết 137 vụ việc, chi trả bồi thường hơn 23 tỉ đồng. Trong đó, lĩnh vực quản lý hành chính thụ lý 56 yêu cầu bồi thường, đã giải quyết 41 vụ việc; lĩnh vực thi hành án dân sự thụ lý 27 vụ việc, đã giải quyết 11 vụ việc; lĩnh vực tố tụng thụ lý 99 vụ, đã giải quyết 85 vụ.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhận xét: “Chưa tin được con số báo cáo bồi thường trong thi hành án dân sự trong ba năm chỉ có 5,4 tỉ đồng. Vừa rồi, TAND Đồng Nai tuyên một cơ quan thi hành án dân sự phải bồi thường gần 2,6 tỉ đồng, ngành thi hành án và Bộ Tư pháp đều giật mình. Tình hình yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực thi hành án dân sự rất phức tạp, số tiền yêu cầu chi trả trong mỗi vụ việc cũng khá lớn”.

Con số đáng chú ý kế tiếp là trong suốt ba năm qua, có đến 37/63 tỉnh, thành trên cả nước chưa thụ lý được yêu cầu bồi thường nào, kể cả những “điểm nóng” (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Long An, Bình Dương…) dù lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gay gắt về thu hồi đất hằng năm vẫn tăng cao. Có 18/21 bộ, cơ quan ngang bộ cũng không hề thụ lý được yêu cầu bồi thường nào. Riêng Bộ Công an thụ lý hai yêu cầu bồi thường và đã giải quyết chi trả 180 tỉ đồng.

Cha con ông Vũ Đức Liêm, người vừa được TAND tỉnh Đồng Nai tuyên buộc Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trảng Bom bồi thường gần 2,6 tỉ đồng. Ảnh: NGÂN NGA

Trong 99 vụ việc thuộc trách nhiệm bồi thường của các cơ quan tố tụng chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực tố tụng hình sự (91 vụ), còn trong tố tụng dân sự chỉ có tám vụ. Riêng ngành công an chỉ phát sinh một yêu cầu bồi thường trong tố tụng hình sự. Thậm chí, ngành công an và ngành kiểm sát ở TP.HCM và Hà Nội trong ba năm qua cũng không phát sinh yêu cầu bồi thường nào.

Tại hội nghị, những con số “phấn khởi” trên đã gây nhiều băn khoăn không chỉ cho riêng Bộ trưởng Hà Hùng Cường. Nhiều chuyên gia, lãnh đạo các đơn vị đã đặt dấu hỏi: Phải chăng cán bộ, công chức thực thi công vụ tốt nên không có thiệt hại, không có yêu cầu bồi thường? Vì sao tình hình khiếu nại, tố cáo gay gắt nhưng người dân ít yêu cầu bồi thường?

Dân không biết về quyền đòi bồi thường

Kết quả khảo sát của Cục Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) về tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường cho thấy: Trong lĩnh vực đất đai có 16% người dân không biết về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, tỉ lệ này lên tới 20%.

Theo Cục trưởng Cục Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Nguyễn Thanh Tịnh, nhiều ý kiến phản ánh là hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đến người dân còn hạn chế. Trên thực tế, có không ít trường hợp thuộc diện được bồi thường nhưng do không biết luật nên người dân không yêu cầu. Đến khi biết luật thì lại hết thời hiệu yêu cầu…

Mặt khác, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tuy có hiệu lực từ ngày 1-1-2010 nhưng các văn bản hướng dẫn quan trọng thì gần hai năm sau mới ban hành nên chưa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường. Ngoài ra, hiện trong 840 công chức làm công tác bồi thường, có đến 803 công chức kiêm nhiệm, chỉ có 37 công chức chuyên trách. Do đó, tính ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ chưa cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động này.

Thủ tục quá rườm rà

Giải đáp lý do vì sao trong ba năm qua TP Hà Nội không thụ lý yêu cầu bồi thường nhà nước nào, đại diện Sở Tư pháp TP Hà Nội trần tình: Thực tế, một số trường hợp khi phát hiện có sai phạm, làm trái pháp luật gây thiệt hại cho người dân thì chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước đã chủ động áp dụng nhiều hình thức tự thương lượng, thỏa thuận bồi thường, khắc phục hậu quả nên không phát sinh yêu cầu bồi thường. Chẳng hạn huyện Mỹ Đức khi phát hiện xác định bồi thường hỗ trợ cho đất sai, UBND huyện đã báo cáo đề nghị UBND TP cấp thêm 50 tỉ đồng để chi trả thêm nên không phát sinh yêu cầu bồi thường. Hoặc vụ bà Birgit Schauer (quốc tịch Đức) khởi kiện hành chính yêu cầu Cục Thuế TP Hà Nội hoàn thuế thu nhập cá nhân và bồi thường chi phí đi lại 50 triệu đồng, sau khi thương lượng, giải quyết thỏa đáng, bà Birgit đã rút đơn khởi kiện…

“Có làm sai, có làm trái pháp luật, có gây thiệt hại, nhất là trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại Hà Nội, luật sư cũng rất nhiều, vì sao người dân không mời luật sư đi đòi bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước? Đó còn là vì thủ tục rườm rà nên người dân không lựa chọn cách ấy” – đại diện Sở Tư pháp TP Hà Nội thừa nhận.

Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng thủ tục đòi bồi thường nhà nước quá rườm rà, chưa phù hợp. Luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích: Để thực hiện quyền yêu cầu bồi thường, trước tiên người bị thiệt hại phải thực hiện thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Như vậy là đặt thêm thủ tục cho người bị thiệt hại so với quy định của BLDS.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường thì đề nghị Bộ Tài chính xem lại thủ tục cấp phát kinh phí để bồi thường nhanh hơn. “Thủ tục hiện nay chậm quá. Thỏa thuận với dân được mức bồi thường rồi nhưng dân phải chờ nhận tiền lâu quá” – bộ trưởng nhấn mạnh.

Tháo gỡ “rào cản” cho người bị thiệt hại

Ngày 27-5, trả lời phỏng vấn của Pháp Luật TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phạm Quý Tỵ nhận xét bất cập lớn nhất trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Đó là quy định phải có văn bản xác định hành vi trái phát luật của người thi hành công vụ do cơ quan có thẩm quyền cấp. Vì điều kiện này mà người bị thiệt hại gặp khó khăn. Nhiều yêu cầu bồi thường chưa được thụ lý vì đang trong quá trình khiếu nại, chờ cơ quan có thẩm quyền ra văn bản xác định hành vi trái pháp luật. Do đó, cần sớm bỏ quy định này.

Lao đao đi tìm công lý

TAND tỉnh An Giang đã hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ ông Nguyễn Văm Thêm (Mười Thêm, ngụ khóm Long Hưng 2, phường Long Sơn, thị xã Tân Châu) kiện đòi Công an huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) bồi thường oan gần 4 tỉ đồng. Vụ việc được giao cho TAND thị xã Tân Châu giải quyết lại.

Theo TAND tỉnh, khoản 1 Điều 22 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 20 của luật này, cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra tòa có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường.

Do vậy, trong trường hợp này, sau khi thương lượng đã hết 15 ngày, cơ quan Công an huyện Hồng Ngự không ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật thì ông Thêm có quyền khởi kiện. TAND thị xã Tân Châu cho rằng chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật nên ông Thêm chưa đủ điều kiện khởi kiện rồi đình chỉ vụ án là không đúng quy định.

Theo hồ sơ, tháng 8-1990, TAND huyện Hồng Ngự xử phạt ông 12 tháng tù về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai. Tháng 9-1990, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên hủy án sơ thẩm, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại từ đầu. Sau đó, công an huyện đã bỏ lửng vụ án. Mãi đến đầu năm 2010, cơ quan này mới ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm.

Sau hơn 20 năm đi tìm công lý, ông Thêm mới có được căn cứ chứng minh mình bị tù oan. Đến khi ông khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại thì bị TAND thị xã Tân Châu ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án vì không đủ điều kiện khởi kiện. Ông Thêm kháng cáo và gửi đơn kêu cứu đến nhiều cơ quan chức năng. Vừa qua, Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) khẳng định có đủ căn cứ bồi thường cho ông. Cùng lúc, TAND tỉnh An Giang cũng ra quyết định như trên…

BÌNH MINH

(Nguồn: Báo pháp luật)