12_2008_QĐ-BTTTT VỀ QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI DO BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BAN HÀNH

Bộ luật về huấn luyện, cấp bằng và trực ca của thuyền viên (STCW Code) là bộ luật kèm theo Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca cho thuyền viên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã được hội nghị các nước thành viên thông qua năm 1978 và được bổ sung, sửa đổi năm 1995, dưới đây viết tắt là Bộ Luật STCW 95.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

QUỐC HỘI

Số: 12/2008/QĐ-BTTTT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—– o0o —–

Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế về đào tạo và cấp Giấy chứng nhận Vô tuyến điện viên Hàng hải”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Các qui định trước đây liên quan đến đào tạo và cấp Giấy chứng nhận Vô tuyến điện viên Hàng Hải trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Viễn thông; Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Như điều 3
– Văn phòng Chính phủ
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
– Website Chính phủ
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ TP)
– Công báo
– Lưu: VT, TCCB, VT

BỘ TRƯỞNG

Lê Doãn Hợp

 

QUY CHẾ

VỀ ĐÀO TẠO VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 3 năm 2008)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về đào tạo, tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải đối với thuyến viên Việt Nam, thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền Việt Nam và thuyền viên Việt Nam khai thác các thiết bị viễn thông trên tàu, thuyền nước ngoài;

Riêng đối với các thuyền viên khai thác thiết bị viễn thông trên tàu thuyền thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không tham gia hoạt động kinh tế phải tuân theo qui định riêng (nếu có) của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an vì mục đích bảo vệ an ninh quốc gia.

Điều 2. Các thuật ngữ sử dụng trong quy chế này được hiểu như sau:

1. Bộ luật về huấn luyện, cấp bằng và trực ca của thuyền viên (STCW Code) là bộ luật kèm theo Công ước quốc tế về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca cho thuyền viên của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã được hội nghị các nước thành viên thông qua năm 1978 và được bổ sung, sửa đổi năm 1995, dưới đây viết tắt là Bộ Luật STCW 95;

2. Hệ thống thông tin an toàn – cứu nạn hàng hải toàn cầu (GMDSS) là hệ thống thông tin hàng hải được hội nghị các nước thành viên của Tổ chức hàng hải Quốc tế thông qua năm 1988 trên cơ sở bổ sung, sửa đổi chương IV, Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển – SOLAS 74, dưới đây viết tắt là GMDSS.

3. Nhân viên vô tuyến điện GMDSS là thuyền viên được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng nhất hoặc Hạng hai hoặc hạng tổng quát hoặc hạng hạn chế, trực tiếp khai thác các thiết bị viễn thông trang bị trên tàu, thuyền.

Chương 2.

HỆ THỐNG GIẤY CHỨNG NHẬN VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI

Điều 3. Phân loại và mẫu Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải

1. Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải bao gồm các loại sau đây:

a) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng hạn chế là chứng chỉ chuyên môn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Quy tắc IV/2 Công ước STCW 78/95;

b) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng tổng quát là chứng chỉ chuyên môn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Quy tắc IV/2 Công ước STCW 78/95;

c) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng hai là chứng chỉ chuyên môn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Quy tắc IV/2 Công ước STCW 78/95;

d) Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng nhất là chứng chỉ chuyên môn do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp theo Quy tắc IV/2 Công ước STCW 78/95;

2. Mẫu các loại giấy chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại Phụ lục I và Phụ lục IA của Quy chế này;

3. Giấy chứng nhận có giá trị sử dụng trong 5 năm kể từ ngày cấp và chỉ có giá trị đến năm học viên chưa quá 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

Chương 3.

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HÀNG HẢI

Điều 4. Các khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải gồm:

1. Vô tuyến điện viên hàng hải GMDSS – Hạng hạn chế (ROC)

2. Vô tuyến điện viên hàng hải GMDSS – Hạng tổng quát (GOC)

3. Vô tuyến điện viên hàng hải GMDSS – Hạng hai

4. Vô tuyến điện viên hàng hải GMDSS – Hạng nhất

Điều 5. Tuyển sinh:

1. Điều kiện tham dự các khóa đào tạo vô tuyến điên viên hàng hải quy định cụ thể tại Chương IV của Quy chế này;

2. Hồ sơ tham dự khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS của các cá nhân gồm:

a) Đơn xin học;

b) Văn bằng chuyên môn, chứng chỉ ngoại ngữ và tin học liên quan đối với từng hạng theo quy định tại Chương IV của Quy chế này.

Điều 6. Chương trình, nội dung đào tạo

Chương trình, nội dung các khóa đào tạo do Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt trên cơ sở các chương trình mẫu hiện hành của IMO và thực tế của Việt Nam.

Điều 7. Điều kiện để được cấp phép đào tạo:

Cơ sở đào tạo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép đào tạo các khóa học quy định tại Điều 4 của Quy chế này phải đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

1. Là cơ sở đào tạo thuộc các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học có chuyên ngành Viễn thông, thông tin hàng hải và các cơ sở đào tạo thuộc các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, thông tin hàng hải;

2. Đáp ứng đầy đủ Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài liệu giảng dạy theo quy định tại phụ lục II kèm theo Quy chế này.

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở đào tạo:

1. Tổ chức tuyển sinh đúng đối tượng và đào tạo theo chương trình, nội dung đào tạo đã được Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt; Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo; đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chương trình, nội dung đào tạo cho phù hợp;

2. Tổ chức, quản lý đào tạo, thi tốt nghiệp và quyết định công nhận học viên tốt nghiệp khóa học theo qui định;

3. Báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông về tình hình và kết quả khóa đào tạo, lập hồ sơ trình Bộ Thông tin và Truyền thông xét cấp giấy chứng nhận cho các học viên có đủ điều kiện theo các bước như sau:

a) Sau khi tổ chức khóa học 01 tuần, phải báo cáo danh sách học viên kèm theo Quyết định mở khóa đào tạo, kế hoạch học tập (thời gian học, lịch giảng dạy và bố trí giáo viên);

b) Sau khi tốt nghiệp, báo cáo danh sách học viên tốt nghiệp kèm theo hồ sơ theo qui định cụ thể tại Điều 19 của Quy chế này để xét cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS;

4. Lưu trữ hồ sơ của các khóa đào tạo theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

5. Thu, sử dụng học phí theo quy định.

Điều 9. Nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông đối với công tác đào tạo:

1. Vụ Tổ chức Cán bộ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng, thi, chọn lựa đề thi tốt nghiệp trên cơ sở ngân hàng đề thi đã được duyệt;

2. Vụ Viễn thông có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật và nghiệp vụ viễn thông trong đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 10. Hội đồng thi tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định thành lập.

1. Hội đồng thi gồm có 05 hoặc 07 thành viên gồm: Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ sở đào tạo; Các ủy viên Hội đồng là đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông và cơ sở đào tạo; Ủy viên kiêm thư ký là cán bộ cơ sở đào tạo;

2. Hội đồng thi có nhiệm vụ sau đây:

a) Xét duyệt danh sách thí sinh dự thi theo điều kiện quy định của Quy chế này;

b) Điều hành, giám sát và kiểm tra kỳ thi;

c) Xử lý các vụ việc xảy ra trong kỳ thi (nếu có);

d) Thành lập Ban coi thi và Ban chấm thi;

e) Tổng hợp kết quả kỳ thi, báo cáo Thủ trưởng cơ sở đào tạo để xem xét quyết định công nhận tốt nghiệp.

Điều 11. Ban coi thi có trách nhiệm giúp Hội đồng thi trong việc triển khai tổ chức kỳ thi:

1. Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kỳ thi (phòng thi, giấy thi, ấn phẩm ..);

2. Tổ chức sắp xếp và phân công giám thị tại các phòng thi;

3. Tổ chức công tác bảo vệ kỳ thi;

4. Tổ chức công tác coi thi bảo đảm đúng nội qui thi.

Điều 12. Ban chấm thi có trách nhiệm giúp Hội đồng thi tổ chức và thực hiện việc chấm thi theo đúng qui định:

1. Tổ chức trao đổi, thảo luận thống nhất đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch hội đồng thi phê duyệt trước khi chấm thi;

2. Tổ chức bố trí cán bộ chấm thi viết, thực hành bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi, mỗi bàn thi phải có hai cán bộ chấm thi;

3. Nhận và phân chia bài thi của thí sinh cho các giám khảo;

4. Bàn giao biên bản chấm thi và kết quả chấm thi viết, kết quả điểm thi thực hành của thí sinh cho thư ký Hội đồng thi;

5. Khi phát hiện bài thi của thí sinh vi phạm qui chế thi, lập biên bản những trường hợp đó và báo cáo với Hội đồng thi xem xét giải quyết;

6. Giữ gìn bí mật điểm bài thi trước khi Hội đồng thi công bố;

7. Tổ chức phúc tra bài thi theo yêu cầu của Hội đồng thi.

Điều 13. Công nhận tốt nghiệp:

1. Thí sinh dự thi đạt yêu cầu tất cả các môn thi theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (có số điểm mỗi môn thi đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10) thì được công nhận tốt nghiệp;

2. Trường hợp thi sinh có môn thi không đạt yêu cầu thì kết quả các môn thi đạt yêu cầu sẽ được bảo lưu trong thời gian một năm kể từ ngày thi tốt nghiệp. Căn cứ kết quả thi tốt nghiệp, Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp.

Chương 4.

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VTĐ VIÊN HÀNG HẢI

Điều 14. Điều kiện chung để được cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải:

Thuyền viên muốn được cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải của Bộ Thông tin và Truyền thông để làm việc trên tàu, thuyền phải có đầy đủ các điều kiện chung sau:

1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu, thuyền Việt Nam;

2. Trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật lao động;

3. Có giấy chứng nhận sức khỏe đáp ứng các tiêu chuẩn quy định hiện hành đối với thuyền viên;

4. Có đầy đủ hồ sơ theo quy định;

Ngoài các điều kiện chung đãqui định như trên, mỗi chứng danh còn phải thõa mãn các điều kiện riêng về chuyên môn cho từng loại giấy chứng nhận.

Điều 15. Điều kiện chuyên môn để xét cấp “Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng hạn chế”:

1. Tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên hoặc là sỹ quan boong, đại phó, thuyền trưởng tàu thyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam (vùng A1);

2. Tiếng Anh trình độ A trở lên;

3. Đã hoàn thành chương trình đào tạo vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng hạn chế và thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo nội dung do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Điều 16. Điều kiện chuyên môn để xét cấp “Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng tổng quát”:

1. Tốt nghiệp từ bậc trung học chuyên nghiệp trở lên chuyên ngành điều khiển tàu biển hoặc điện tử viễn thông của các Trường hàng hải hoặc Thủy sản hoặc Hải quân hoặc Giao thông vận tải; hoặc là nhân viên vô tuyến điện GMDSS, sỹ quan boong, đại phó, thuyền trưởng tàu thuyền hoạt động trong và ngoài vùng biển Việt Nam từ 500 tấn trọng tải trở lên (vùng A2, A3, A4);

2. Tiếng Anh trình độ B trở lên;

3. Tin học văn phòng trình độ A trở lên;

4. Đã hoàn thành chương trình đào tạo vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng tổng quát và thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo nội dung do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Điều 17. Điều kiện chuyên môn để xét cấp “Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng hai”:

1. Tốt nghiệp Đại học ngành điện tử viễn thông hàng hải hoặc chuyên ngành điều khiển tàu biển;

2. Tiếng Anh trình độ C trở lên;

3. Tin học văn phòng trình độ A trở lên;

4. Hoàn thành chương trình đào tạo vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng hai và đã thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo nội dung do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Điều 18. Điều kiện chuyên môn để xét cấp “Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS – Hạng nhất”:

1. Đã được cấp giấy chứng nhận vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng hai;

2. Thời gian công tác trên biển ít nhất là 3 năm;

3. Tiếng Anh trình độ C trở lên;

4. Tin học văn phòng trình độ A trở lên;

5. Đã hoàn thành chương trình đào tạo vô tuyến điện viên GMDSS – Hạng nhất và đã thi đỗ kỳ thi tốt nghiệp theo nội dung do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS của cơ sở đào tạo gồm:

1. Quyết định của Thủ trưởng cơ sở đào tạo công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS;

2. Bản sao văn bằng chuyên môn hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của học viên tham dự khóa học (bản sao hợp pháp);

3. 02 ảnh 3×4 chụp trong vòng 6 tháng trở lại (mặt sau ảnh có ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh).

Điều 20. Điều kiện và hồ sơ xét đổi giấy chứng nhận vô tuyến điện đối với thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu mang cờ Việt Nam:

1. Điều kiện:

a) Có giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tương đương của các nước thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);

b) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe theo qui định hiện hành;

c) Đang trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật Việt Nam;

d) Bản sao hộ chiếu hợp lệ;

đ) Cam kết không vi phạm pháp luật Việt Nam, thể lệ vô tuyến điện của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU).

2. Hồ sơ xét đổi giấy chứng nhận vô tuyến điện:

a) Công văn đề nghị của cơ quan quản lý trực tiếp tuyển dụng thuyền viên nước ngoài vào làm việc kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật Việt Nam, thể lệ vô tuyến điện của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU);

b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hệ GMDSS hạng tương đương của các nước thành viên của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO);

c) Bản sao hộ chiếu và visa hợp lệ.

Điều 21. Điều kiện gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS

1. Đơn vị Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS đã hết hạn sử dụng sẽ được gia hạn, cấp lại khi có đủ điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định;

b) Đang trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

c) Đã đảm nhiệm công việc theo chức danh phù hợp với Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải ít nhất 01 năm trở lên trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Trong trường hợp không đủ 01 năm thì phải qua thời gian thực tập lại ít nhất là 03 tháng;

d) Đối với những trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm c mục 2 Điều 21 thì phải đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra sát hạch lại theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong trường hợp nếu không đạt thì phải hoàn thành khóa huấn luyện lại trong thời gian ít nhất là 01 tuần tại các cơ sở đào tạo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.

2. Đối với Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS còn hạn sử dụng chỉ được đổi, cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Bị mất;

b) Bị hư hỏng;

Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS được đổi hoặc cấp lại phải có nội dung giống như Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS bị mất hoặc hư hỏng và có thời hạn sử dụng bằng với thời hạn sử dụng còn lại của Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS bị mất hoặc hư hỏng.

Điều 22. Hồ sơ đề nghị gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS gồm:

a) Đơn đề nghị gia hạn, đổi, cấp lại Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải; hệ GMDSS trong đó nói rõ lý do và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

b) Giấy khám sức khỏe;

c) Bản sao hợp pháp sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu

d) Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS cần gia hạn hoặc đổi;

đ) 02 ảnh 3×4 chụp trong vòng 06 tháng trở lại (mặt sau ảnh có ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh);

e)  Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kỳ kiểm tra sát hạch hoặc giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo lại của cơ sở đào tạo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép (đối với các trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định về thời gian hành nghề trên biển).

Chương 5.

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Mọi hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này, tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực đào tạo.

Điều 24. Điều khoản thi hành

1. Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này;

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh mới đề nghị phản ánh về Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp xử lý;

3. Việc sửa đổi, bổ sung qui chế này do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định./.

 

 

BỘ TRƯỞNG

Lê Doãn Hợp

 

 

PHỤ LỤC I

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OR VIETNAM

GIẤY CHỨNG NHẬN

VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HỆ GMDSS

HẠNG TỔNG QUÁT

Cấp theo quy định của Nghị quyết STCW 95 và trên cơ sở Nghị quyết A.703(17) và A.769(18) của IMO

GENERAL OPERATOR’S CERTIFICATE

Issued under the provisions of the Resolution STCW 95 and based on Resolution A.703 (17) and A.769(18) of IMO

(ảnh 3×4)

Chữ ký của người được cấp bằng

Holder’s Signature: ……………………….

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
The Minister of Ministry of Information and Commurications (MIC) of the Socialist Republic of Viet Nam certifies that

Họ và tên: ……………………… Quốc tịch: ………………………………
Full Name                                  Nationality

Sinh ngày: ……………………… tại ………………………………………
Date of birth                                Place of birth

Đã tốt nghiệp khóa đào tạo khai thác viên tổng quát về hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu, có đủ khả năng chuyên môn thực hiện được các tiêu chuẩn đã quy định của giấy chứng nhận này.

Had passed the examination of the General Operator’s Cerificate Training course for Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS) and has all required qualifications in accordance with the provisions of this certificate.

Người giữ giấy chứng nhận này đảm nhận chức danh Vô tuyến điện viên tổng quát trên các đài tàu biển được trang bị thiết bị của hệ GMDSS theo công ước SOLAS-88

The lawful holder of this certificate may serve in the capacity as a General operator on the ship Radio Station fitted for the GMDSS under SOLAS-88 convention.

Giấy chứng nhận số: …………..      cấp ngày: …………………………..
Certificate No.                                  issued on

Có giá trị đến: …………………………..
Vatid until

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
For. Minister of MIC of Viet Nam

 

PHỤ LỤC IA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OR VIETNAM

GIẤY CHỨNG NHẬN

VÔ TUYẾN ĐIỆN VIÊN HỆ GMDSS

HẠNG HẠN CHẾ

Cấp theo quy định của Nghị quyết STCW 95 và trên cơ sở Nghị quyết A.703(17) và A.769(18) của IMO

RESTRICTED OPERATOR’S CERTIFICATE

Issued under the provisions of the Resolution STCW 95 and based on Resolution A.703 (17) and A.769(18) of IMO

(ảnh 3×4)

Chữ ký của người được cấp bằng

Holder’s Signature: ……………………….

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM CHỨNG NHẬN
The Minister of Ministry of Information and Commurications (MIC) of the Socialist Republic of Viet Nam certifies that

Họ và tên: ……………………… Quốc tịch: ………………………………
Full Name                                  Nationality

Sinh ngày: ……………………… tại ………………………………………
Date of birth                                Place of birth

Đã tốt nghiệp khóa đào tạo khai thác viên hạn chế về hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu, có đủ khả năng chuyên môn thực hiện được các tiêu chuẩn đã quy định của giấy chứng nhận này.

Had passed the examination of the Restricted Operator’s Cerificate Training course for Global Maritime Distress and Safety System (GMDSS) and has all required qualifications in accordance with the provisions of this certificate.

Người giữ giấy chứng nhận này đảm nhận chức danh Vô tuyến điện viên han chế trên các đài tàu biển được trang bị thiết bị của hệ GMDSS theo công ước SOLAS-88

The lawful holder of this certificate may serve in the capacity as a Restricted operator on the ship Radio Station fitted for the GMDSS under SOLAS-88 convention.

Giấy chứng nhận số: …………..      cấp ngày: …………………………..
Certificate No.                                  issued on

Có giá trị đến: …………………………..
Vatid until

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM
For. Minister of MIC of Viet Nam

PHỤ LỤC II

TIÊU CHUẨN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
(Kèm theo Quy chế về đào tạo và cấp Giấy chứng nhận vô tuyến điện viên hàng hải ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BTTTT ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

1. Yêu cầu và điều kiện chung về huấn luyện vô tuyến điện viên hàng hải

Bám sát theo mục B-IV/2 thuộc chương IV của Bộ luật về các tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng đi ca cho thuyền viên.

2. Yêu cầu cụ thể về trang thiết bị giảng dạy và tài liệu giảng dạy

2.1. Trang thiết bị giảng dạy:

– Phòng học tiêu chuẩn, bảng viết, máy chiếu, video, ti vi

– Thiết bị thực hành tối thiểu 4 học viên/máy đối với hệ thống thiết bị đầu cuối mô phỏng, 2 học viên/máy đối với hệ thống mô phỏng trên máy vi tính

– Thiết bị thực hành phải có khả năng mô phỏng các thiết bị sau:

+ Máy thu phát MF/HF có trực canh DSC, vô tuyến điện thoại và NBDP

+ Máy thu phát VHF có trực danh DSC kênh Ch.70

+ Phao vô tuyến chỉ báo vị trí khẩn cấp qua vệ tinh EPIRB (406MHz hoặc 1.6 GHz)

+ Thiết bị phát đáp tín hiệu Radar tìm kiếm cứu nạn – SART

+ Máy thu NAVTEX

+ Máy VTĐ thoại cầm tay cho xuồng cứu sinh VHF-TWO WAY

+ Inmarsat A/B, Inmarsat-C

+ Các thiết bị cần thiết khác

2.2. Tài liệu giảng dạy và học tập:

– Giáo trình vô tuyến điện viên hàng hải đối với mỗi loại hình đào tạo

– Giáo trình hướng dẫn khai thác thiết bị GMDSS đối với mỗi loại hình đào tạo

– Tài liệu hướng dẫn lắp đặt thiết bị GMDSS

– Danh bạ các đài làm dịch vụ di động hàng hải và dịch vụ vệ tinh di động hàng hải do ITU xuất bản

– Danh bạ các đài duyên hải (ITU list of Coast Station, Amiralty list of Radio Signal – vol.1, vol.5 …)

– Danh bạ đài tàu (ITU list of Ship Station)

– Danh bạ các đài vô tuyến định vị và các trạm làm nghiệp vụ đặc biệt

– Các điều khoản và qui định quốc tế áp dụng cho các đài làm dịch vụ di động hàng hải và dịch vụ vệ tinh di động hàng hải do ITU xuất bản

– Sổ tay tìm kiếm cứu nạn

– Nhật ký đài tàu

– Tài liệu tham khảo của IMO và các tài liệu tham khảo cần thiết khác.

3. Yêu cầu đối với giáo viên tham gia đào tạo các khóa học thuộc Quy chế này:

a) Tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành điều khiển tàu biển hàng hải, vô tuyến điện, điện tử viễn thông;

b) Là những người có kinh nghiệm công tác ít nhất từ 3 năm trở lên, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với chương trình đào tạo, đặc biệt có kiến thức về thông tin vô tuyến điện hàng hải kể cả GMDSS, về tàu thuyền, an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn.

c) Đã qua khóa huấn luyện về vô tuyến điện viên hàng hải hệ GMDSS phù hợp với chương trình tham gia đào tạo.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

41_2005_QĐ-BGTVT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN VIỆC TRÌNH KHÁNG NGHỊ HÀNG HẢI TẠI VIỆT NAM DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH

Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, trường hợp kháng nghị hàng hải được lập bằng tiếng Anh thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xác nhân việc trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng phải trình kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

QUỐC HỘI

Số: 41/2005/QĐ-BGTVT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—– o0o —–

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN VIỆC TRÌNH KHÁNG NGHỊ HÀNG HẢI TẠI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005.
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về trình tự, thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải của thuyền trưởng tàu biển Việt Nam và thuyền trưởng tàu biển nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quyết định này áp dụng đối với thuyền trưởng tàu biển Việt Nam, thuyền trưởng tàu biển nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giá trị pháp lý của kháng nghị hàng hải

1. Kháng nghị hàng hải được xác nhận theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định này có giá trị chứng cứ pháp lý khi giải quyết các tranh chấp có liên quan.

2. Kháng nghị hàng hải đã được xác nhận theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định này không miễn trừ trách nhiệm pháp lý của thuyền trưởng đối với các sự kiện có liên quan.

Điều 4. Ngôn ngữ trong việc lập, xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải

Kháng nghị hàng hải được lập, xác nhận bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, trường hợp kháng nghị hàng hải được lập bằng tiếng Anh thì theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền xác nhân việc trình kháng nghị hàng hải, thuyền trưởng phải trình kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt.

Điều 5. Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tại Việt Nam

Cảng vụ hàng hải xác nhân việc trình kháng nghị hàng hải của thuyền trưởng tàu biển Việt Nam, thuyền trưởng tàu biển nước ngoài hoạt động tại các cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải đó.

Trường hợp tàu biển hoạt động trong các vùng nước khác của Việt Nam thì thuyền trưởng có thể trình kháng nghị hàng hải tại một trong các cơ quan sau Cảng vụ hàng hải, Phòng Công chứng nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi gần nhất:

Điều 6. Thời gian trình kháng nghị hàng hải

1. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận quy định tại Điều 5 của Quyết định này trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên.

2. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng biển Việt Nam thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận quy định tại Điều 5 của Quyết định này trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó.

3. Nếu tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong hầm hàng thì kháng nghị hàng hải phải được trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận quy định tại Điều 5 của Quyết định này trước khi mở nắp hầm hàng.

4. Nếu không thể trình kháng nghị hàng hải trong thời hạn quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này thì trong kháng nghị hàng hải phải ghi rõ nguyên nhân của sự chậm trễ đó.

Điều 7. Thủ tục trình kháng nghị hàng hải

Trừ trường hợp bất khả kháng, khi trình xác nhận kháng nghị hàng hải cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Quyết định này, thuyền trưởng phải nộp và xuất trình các giấy tờ sau;

1. Các giấy tờ phải nộp:

a) Kháng nghị hàng hải (02 bản);

b) Bản trích sao Nhật ký hàng hải những phần có liên quan đến vụ việc (02 bản);

c) Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (02 bản).

2. Các giấy tờ xuất trình:

a) Nhật ký hàng hải (bản chính);

b) Hải đồ liên quan đến vụ việc (bản chính).

3. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này phải có chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu; đối với bản kháng nghị hàng hải, ngoài chữ ký của thuyền trưởng có đóng dấu tàu còn phải có chữ ký của máy trưởng, một sĩ quan hoặc một thủy thủ với tư cách là những người làm chứng.

4. Ngoài số lượng bản kháng nghị hàng hải được quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thuyền trưởng có thể yêu cầu xác nhận thêm các bản khác có cùng nội dung, nếu thấy cần thiết.

Điều 8. Xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải

1. Khi thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng uỷ quyền xuất trình và nộp đủ các giấy tờ quy định tại Điều 7 của Quyết định này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải vào bản kháng nghị hàng hải.

2. Xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải gồm các nội dung sau đây:

a) Ngày, giờ nhận trình kháng nghị hàng hải;

b) Xác nhận việc đã nhận trình kháng nghị hàng hải;

c) Họ, tên, chức danh và chữ ký của người xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải;

d) Đóng dấu của cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.

3. Thời hạn giải quyết xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải không quá một giờ làm việc đối với Cảng vụ hàng hải và ba giờ làm việc đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của Quyết định này.

4. Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải lưu 01 bộ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quyết định này, 01 bộ giấy tờ còn lại trả cho thuyền trưởng.

Điều 9. Trình kháng nghị hàng hải bổ sung

1. Thuyền trưởng có quyền lập kháng nghị hàng hải bổ sung nếu thấy cần thiết.

2. Kháng nghị hàng hải bổ sung cũng phải được trình cho cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trình tự, thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải bổ sung được áp dụng tương tự như trình tự, thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.

Điều 10. Lệ phí xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải

Cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải được thu lệ phí xác nhận trình kháng nghị hàng hải theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Quyết định số 1438/QĐ-PC ngày 08 tháng 9 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về cơ quan, trình tự và thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải ở Việt Nam.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận: 
– Như Điều 12;
– Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Các Bộ, ngành;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Lưu: VT, PC.

BỘ TRƯỞNG 

Đào Đình Bình

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

57_2005_QĐ-BGTVT VỀ VIỆC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH

Cảng vụ hàng hải do Giám đốc lãnh đạo, có một số Phó Giám đốc giúp việc. Giám đốc do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Giám đốc do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Kế toán trưởng, Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Trưởng phòng, phó phòng nghiệp vụ khác do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

QUỐC HỘI

Số: 57/2005/QĐ-BGTVT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—– o0o —–

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG VỤ HÀNG HẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải.

2. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải.

Điều 2. Vị trí và chức năng của Cảng vụ hàng hải

1. Cảng vụ hàng hải trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

2. Cảng vụ hàng hải có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh là Maritime Administration of (…), viết tắt là MA + tên riêng Cảng vụ hàng hải.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải

1. Một cảng biển do một Cảng vụ hàng hải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải.

2. Một Cảng vụ hàng hải có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại một hoặc nhiều cảng biển và khu vực quản lý.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập, giải thể Cảng vụ hàng hải theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam..

4. Tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải phải tuân thủ quy định của Quyết định này, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

5. Cán bộ, viên chức của Cảng vụ hàng hải phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực thi công vụ phải sử dụng trang phục được cấp theo quy định.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng hải

Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng trình Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Xây dựng để Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch biên chế; thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, viên chức theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý.

3. Tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về hàng hải.

4. Thực hiện theo uỷ quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cho thuê quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

5. Quản lý tài sản, tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.

6. Được quyền trực tiếp quan hệ với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Tổ chức của Cảng vụ hàng hải

1. Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ hàng hải gồm có:

a) Phòng Pháp chế;

b) Phòng An toàn và Thanh tra hàng hải;

c) Phòng Tổ chức – Hành chính;

d) Phòng Tài vụ;

đ) Phòng Đăng ký tàu biển và thuyền viên, Đại diện Cảng vụ hàng hải (nếu có).

2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu thực tế để quy định bộ máy tổ chức các phòng, đại diện từng Cảng vụ hàng hải. Giám đốc Cảng vụ hàng hải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng và đại diện sau khi được sự đồng ý của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

3. Cảng vụ hàng hải do Giám đốc lãnh đạo, có một số Phó Giám đốc giúp việc. Giám đốc do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Giám đốc do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Kế toán trưởng, Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Trưởng phòng, phó phòng nghiệp vụ khác do Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Điều 6. Kinh phí hoạt động của Cảng vụ hàng hải

Kinh phí hoạt động của Cảng vụ hàng hải được cấp từ nguồn thu phí, lệ phí hàng hải và các nguồn thu khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.

2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
– Như Điều 8;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, ngành;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Các Thứ trưởng;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Lưu: VT, TCCB (3).

BỘ TRƯỞNG

Đào Đình Bình

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

64_2005_QĐ-BGTVT VỀ VÙNG HOA TIÊU HÀNG HẢI BẮT BUỘC CỦA VIỆT NAM DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH

Chủ tầu hoặc người khai thác tầu và thuyền trưởng của các loại phương tiện: tầu biển Việt Nam, tầu biển nước ngoài, tầu công vụ, tầu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ và tầu quân sự nước ngoài đến Việt Nam, khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

QUỐC HỘI

Số: 64/2005/QĐ-BGTVT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—– o0o —–

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VÙNG HOA TIÊU HÀNG HẢI BẮT BUỘC CỦA VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy dịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quyết định này áp dụng đối với:

1. Chủ tầu hoặc người khai thác tầu và thuyền trưởng của các loại phương tiện: tầu biển Việt Nam, tầu biển nước ngoài, tầu công vụ, tầu cá, phương tiện thủy nội địa, thủy phi cơ và tầu quân sự nước ngoài đến Việt Nam, khi hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam;

2. Tổ chức hoa tiêu hàng hải và hoa tiêu hàng hải Việt Nam;

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến vùng hoa tiêu hàng hải và hoa tiêu hàng hải Việt Nam;

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (gọi tắt là vùng hoa tiêu bắt buộc) là vùng nước được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu vào bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển, cảng dầu thô ngoài khơi mà tầu biển khi ra, vào hoạt động phải sử dụng hoa tiêu dẫn tầu, do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố.

2. Vùng hoa tiêu hàng hải không bắt buộc (gọi tắt là vùng hoa tiêu không bắt buộc) là vùng nước trong vùng biển Việt Nam mà tầu biển khi hoạt động không bắt buộc phải sử dụng hoa tiêu hàng hải Việt Nam dẫn tầu.

3. Vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được xác định để tầu thuyền neo đậu đón, trả hoa tiêu.

Điều 4. Các vùng hoa tiêu bắt buộc

1. Vùng hoa tiêu bắt buộc Quảng Ninh:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.

2. Vùng hoa tiêu bắt buộc Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng (bao gồm cả khu chuyển tải của cảng Hải Phòng tại tỉnh Quảng Ninh), tỉnh Thái Bình và tỉnh Nam Định.

3. Vùng hoa tiêu bắt buộc từ Thanh Hóa đến Quảng Trị:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

4. Vùng hoa tiêu bắt buộc từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

5. Vùng hoa tiêu bắt buộc Bình Định – Phú Yên:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận các tỉnh Bình Định và Phú Yên.

6. Vùng hoa tiêu bắt buộc Khánh Hòa:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận.

7. Vùng hoa tiêu bắt buộc thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương – Long An:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An.

8. Vùng hoa tiêu bắt buộc Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh dọc theo sông Tiền:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Đồng Tháp.

9. Vùng hoa tiêu bắt buộc thuộc các tỉnh dọc theo sông Hậu, các tỉnh Kiêng Giang và Cà Mau:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu vào cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão và nhà máy đóng, sửa chữa tầu biển thuộc địa phận thành phố Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiêng Giang và Cà Mau.

10. Vùng hoa tiêu bắt buộc khu vực các mỏ khai thác dầu khí trong vùng biển phía Nam của Việt Nam:

Từ các vùng đón trả hoa tiêu đến các vị trí tầu chứa dầu thô tại cảng dầu thô ngoài khơi, công trình dầu khí tại các mỏ khai thác dầu khí trong vủng biển phía Nam của Việt Nam.

Điều 5. HIệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Quyết định số 2917/QĐ-VT ngày 25 tháng 12 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về vùng hoa tiêu hàng hải tại Việt Nam.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính), Giám đốc Cảng vụ hhai, Giám đốc Công ty hoa tiêu hàng hải và cơ quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

THỦ TƯỚNG

Đào Đình Bình

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

70_2005_QĐ-BGTVT VỀ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA HÀNG HẢI DO BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH

Biên chế của Thanh tra Cục thuộc biên chế hành chính của Cục Hàng hải Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao hàng năm. Biên chế thực hiện công tác thanh tra của Thanh tra Cảng vụ thuộc biên chế của Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

QUỐC HỘI

Số: 70/2005/QĐ-BGTVT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—– o0o —–

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THANH TRA HÀNG HẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quyết định này quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra hàng hải.

2. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Thanh tra hàng hải.

3. Hoạt động của Thanh tra hàng hải thực hiện theo quy định của Bộ Luật hàng hải và pháp luật về thanh tra. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Vị trí, chức năng của Thanh tra hàng hải

1. Thanh tra hàng hải thuộc hệ thống Thanh tra giao thông vận tải là cơ quan của Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hàng hải trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam.

Thanh tra hàng hải chịu sự lãnh đạo của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.

2. Thanh tra hàng hải có con dấu riêng, được sử dụng con dấu của Cục Hàng hải Việt Nam khi Chánh Thanh tra hàng hải thừa lệnh Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ký văn bản.

3. Thanh tra hàng hải có tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh là Viet Nam Maritime Inspectorate, viết tắt là VMI.

Điều 3Tổ chức và biên chế

1. Thanh tra hàng hải được đặt tại Cục Hàng hải Việt Nam (sau đây gọi là Thanh tra Cục) và Cảng vụ hàng hải (sau đây gọi là Thanh tra Cảng vụ).

a) Thanh tra Cục thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hàng hải. Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra hàng hải, Phó Chánh Thanh tra hàng hải và Thanh tra viên.

b) Thanh tra Cảng vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng hải. Thanh tra Cảng vụ có Thanh tra viên. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ khối lượng công việc và tình hình thực tế của Cảng vụ hàng hải để quyết định biên chế Thanh tra viên của Thanh tra Cảng vụ.

2. Biên chế của Thanh tra Cục thuộc biên chế hành chính của Cục Hàng hải Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao hàng năm. Biên chế thực hiện công tác thanh tra của Thanh tra Cảng vụ thuộc biên chế của Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định.

3. Chánh Thanh tra hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có sự thống nhất của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản. Phó Chánh Thanh tra hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra hàng hải. Thanh tra viên là công chức, được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Cục

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

2. Thanh tra đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc thực hiện pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về:

a) Đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, báo hiệu hàng hải và luồng hàng hải;

b) An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển khi tàu biển hoạt động tại vùng nước cảng biển, thủy nội địa và lãnh hải Việt Nam;

c) Hoạt động vận tải biển và dịch vụ hàng hải;

d) Hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;

đ) Hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm ở biển;

e) Hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải và thông tin hàng hải;

g) Hoạt động đăng ký, đăng kiểm tàu biển;

h) Đào tạo, huấn luyện, thi, sát hạch, cấp chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và hoa tiêu hàng hải;

i) Bố trí thuyền bộ và hoạt động đăng ký thuyền viên;

k) Hoạt động của hoa tiêu hàng hải.

3. Phát hiện, lập biên bản, áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Kiến nghị hoặc trình cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý chuyên ngành hàng hải; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra.

5. Giúp Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

6. Phối hợp với Thanh tra chuyên ngành khác thuộc Bộ Giao thông vận tải, thanh tra các Bộ, ngành, chính quyền địa phương trong quá trình thanh tra có liên quan đến hàng hải; với cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

7. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam.

8. Quản lý tài sản, kinh phí hoạt động của Thanh tra hàng hải theo quy định.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cảng vụ

1. Thanh tra đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc thực hiện pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về:

a) Đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, báo hiệu hàng hải và luồng hàng hải;

b) An toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển khi tàu biển hoạt động tại vùng nước cảng biển, thủy nội địa và lãnh hải Việt Nam theo phân cấp quản lý;

c) Hoạt động vận tải biển và dịch vụ hàng hải;

d) Hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải và thông tin hàng hải;

đ) Hoạt động của hoa tiêu hàng hải.

2. Phát hiện, lập biên bản, áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết định theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

3. Kiến nghị hoặc trình cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý chuyên ngành hàng hải; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động thanh tra.

4. Phối hợp với Thanh tra chuyên ngành khác thuộc hệ thống Thanh tra giao thông vận tải, thanh tra các Bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong quá trình thanh tra có liên quan đến hàng hải thuộc phạm vi quản lý; với cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra hàng hải

1. Tổ chức quản lý điều hành hoạt động của Thanh tra hàng hải thực hiện theo quy định của Quyết định này và các quy định khác có liên quan.

2. Căn cứ vào nhiệm vụ của Cục Hàng hải Việt Nam và chương trình, kế hoạch thanh tra của Bộ Giao thông vận tải tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của Cục Hàng hải Việt Nam trình Cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

3. Trình Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thanh tra theo thẩm quyền.

4. Căn cứ chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra hoặc phân công thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Quyết định thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật.

5. Kiến nghị Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Cục trưởng; phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

6. Kiến nghị Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bãi bỏ những quyết định trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Cục trưởng; trường hợp kiến nghị đó không được chấp thuận thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải giải quyết.

7. Quyết định đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ hành vi trái pháp luật chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có đủ căn cứ xác định hành vi đó gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân hoặc gây trở ngại cho quá trình thanh tra.

8. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan đưa ra các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định.

9. Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra để kết luận về nội dung thanh tra đối với trường hợp Chánh Thanh tra hàng hải quyết định thanh tra.

10. Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc trình Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải của Giám đốc Cảng vụ hàng hải

1. Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam về việc quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra Cảng vụ tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.

2. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý theo khoản 8 Điều 67, Điều 29 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam và quy định cụ thể tại Điều 5 Quyết định này.

3. Theo hướng dẫn của Thanh tra Cục và tình hình cụ thể tại đơn vị, xây dựng kế hoạch thanh tra của Cảng vụ hàng hải để Chánh Thanh tra hàng hải tổng hợp trình Cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó.

4. Ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra hoặc phân công thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo thẩm quyền. Khi xét thấy cần thiết, kiến nghị Chánh Thanh tra hàng hải trình Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam quyết định thanh tra.

5. Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra để kết luận về nội dung thanh tra đối với trường hợp Giám đốc Cảng vụ quyết định thanh tra.

6. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

7. Báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Kinh phí hoạt động của Thanh tra hàng hải

Kinh phí hoạt động của Thanh tra hàng hải do Ngân sách nhà nước cấp và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 và thay thế Quyết định số 04/2005/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam.

2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Nơi nhận
:
– Như Điều 9;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc TW;
– Các Thứ trưởng;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Công báo;
– Lưu VT, TTr (5).

BỘ TRƯỞNG

Đào Đình Bình

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.

98_2008_QĐ-BTC VỀ PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI VÀ BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và được áp dụng từ ngày 01/01/2009; Bãi bỏ Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ngày 19/11/2004, Quyết định số 89/2005/QĐ-BTC ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bãi bỏ công văn số 3404TC/TCDN ngày 25/3/2005, công văn số 9571/BTC-TCDN ngày 08/8/2006, công văn số 165/BTC-TCDN ngày 04/01/2007, công văn số 7904/BTC-TCDN ngày 15/6/2007, công văn số 4812/BTC-TCDN ngày 23/4/2008 của Bộ Tài chính và các văn bản khác về phí, lệ phí hàng hải trái với quy định tại Quyết định này.

Văn phòng luật sư Tam Đa: Tư vấn luật Hình Sự  Tư vấn luật Đất đai  Tư vấn luật Thương mại  Tư vấn luật Đầu tư  Tư  vấn luật Lao động  Tư vấn thủ tục Ly Hôn  Dịch vụ Thành lập doanh nghiệp  Tranh tụng tại tòa về Hình sự – Dân sự – Kinh tế. Hãy gọi  cho chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất với chi phí hợp lý nhất! Đường dây nóng: 0918.68.69.67

QUỐC HỘI

Số: 10/2008/QĐ-BGTVT

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—– o0o —–

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI VÀ BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ;
Sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải tại công văn số 6342/BGTVT-TC ngày 26/8/2008;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phí, lệ phí hàng hải và Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

Điều 2. Cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải:

1. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí hàng hải thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và được trích theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển và doanh nghiệp quản lý luồng hàng hải do doanh nghiệp tự đầu tư được thu các loại phí hàng hải có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định này.

Các mức thu phí hàng hải tại Quy định ban hành kèm theo Quyết định này do các doanh nghiệp thu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Điều 3. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí hàng hải chưa quy định tại Quyết định này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 và Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và được áp dụng từ ngày 01/01/2009; Bãi bỏ Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ngày 19/11/2004, Quyết định số 89/2005/QĐ-BTC ngày 08/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bãi bỏ công văn số 3404TC/TCDN ngày 25/3/2005, công văn số 9571/BTC-TCDN ngày 08/8/2006, công văn số 165/BTC-TCDN ngày 04/01/2007, công văn số 7904/BTC-TCDN ngày 15/6/2007, công văn số 4812/BTC-TCDN ngày 23/4/2008 của Bộ Tài chính và các văn bản khác về phí, lệ phí hàng hải trái với quy định tại Quyết định này.

Điều 5. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải nộp phí, lệ phí hàng hải; cơ quan, tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
– Thủ tướng CP, các Phó Thủ tướng CP;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Toà án NDTC; Viện KSNDTC
– Kiểm toán nhà nước;
– Bộ Giao thông vận tải;
– Cục Hàng hải Việt Nam;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;
– Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam;
– Công báo;
– Website Chính phủ; BTC
– Các đơn vị thuộc BTC
– Lưu VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Trần Xuân Hà

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI VÀ BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 98/2008/QĐ- BTC ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở, nguyên tắc xác định số tiền phí, lệ phí hàng hải:

1. Dung tích toàn phần – GROSS TONNAGE (GT):

1.1. Đối với tàu thủy chở hàng khô kể cả container (DRY CARRIERS): là dung tích toàn phần (GT) lớn nhất của tàu thủy ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm.

1.2. Đối với tàu thủy chở hàng lỏng (LIQUID CARGO TANKERS): Tính bằng 85% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm không phân biệt tàu có hay không có các két nước dằn phân ly.

1.3. Đối với tàu thủy vào, rời cảng để chở khách, sửa chữa, phá dỡ: Tính bằng 50% GT lớn nhất ghi trong giấy chứng nhận của cơ quan đăng kiểm.

1.4. Tàu thủy không ghi GT, được quy đổi như sau:

1.4.1. Tàu thủy chở hàng: 1,5 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

1.4.2. Tàu kéo, tàu đẩy: 01 HP (KW) tính bằng 0,5 GT.

1.4.3. Sà lan: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.

1.5. Đối với tàu thủy là đoàn sà lan, tàu kéo (hoặc tàu đẩy): Tính bằng tổng GT của cả đoàn sà lan và tàu kéo (hoặc tàu đẩy).

2. Đơn vị tính công suất máy: Công suất máy chính được tính bằng mã lực (HORSE POWER – HP) hoặc Ki lô oát (KW) của tàu thủy; Phần lẻ dưới 01 HP hoặc 01 KW tính tròn 01 HP hoặc 01 KW.

3. Đơn vị thời gian:

3.1. Đối với đơn vị thời gian là ngày: 01 ngày tính là 24 giờ; Phần lẻ của ngày từ 12 giờ trở xuống tính bằng 1/2 ngày, trên 12 giờ tính bằng 01 ngày.

3.2. Đối với đơn vị thời gian là giờ: 01 giờ tính bằng 60 phút; Phần lẻ từ 30 phút trở xuống tính bằng 1/2 giờ, trên 30 phút tính bằng 01 giờ.

4. Đơn vị khối lượng hàng hoá (kể cả bao bì): Là tấn hoặc mét khối (m3); Phần lẻ dưới 0,5 tấn hoặc 0,5m3 không tính, từ 0,5 tấn hoặc 0,5m3 trở lên tính 01 tấn hoặc 01m3. Trong một vận đơn lẻ, khối lượng tối thiểu để tính phí là 01 tấn hoặc 01m3. Với loại hàng hoá mỗi tấn chiếm từ 02m3trở lên thì cứ 02m3 tính bằng 01 tấn.

5. Khoảng cách tính phí: Là hải lý; Phần lẻ chưa đủ 01 hải lý tính là 01 hải lý.

Đơn vị tính phí cầu bến đối với tàu thủy là mét (m) cầu bến, phần lẻ chưa đủ 01m tính bằng 01m.

6. Đồng tiền thu phí, lệ phí hàng hải:

6.1. Đối với hoạt động hàng hải quốc tế: Đơn vị thanh toán phí hàng hải là đồng Đô la Mỹ (USD). Việc thanh toán phí thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại tệ của Nhà nước Việt Nam. Trường hợp phải chuyển đổi từ đồng Đô la Mỹ sang đồng tiền Việt Nam thì quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán.

6.2. Đối với hoạt động hàng hải nội địa: Đơn vị thanh toán phí hàng hải là đồng Việt Nam.

7. Trường hợp trong một chuyến tàu thủy nhận, trả hàng xuất nhập khẩu tại nhiều cảng biển Việt Nam đồng thời có kết hợp nhận, trả hàng nội địa thì được coi là hoạt động vận tải quốc tế và áp dụng theo Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải đối với hoạt động hàng hải quốc tế. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết quy định này;

Riêng khối lượng hàng hoá vận chuyển nội địa không phải chịu phí neo đậu tại vũng vịnh và phí sử dụng cầu bến, phao neo.

Điều 2. Một số thuật ngữ tại Quy định này được hiểu như sau:

1. Hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

2. Hàng hoá (kể cả container) nhập khẩu: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.

3. Hàng hoá (kể cả container) quá cảnh: Là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được bốc dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.

4. Hàng hoá (kể cả container) trung chuyển: Là hàng hoá được dỡ từ tàu thủy đưa vào khu vực cảng trung chuyển trong một thời gian nhất định, sau đó được bốc lên tàu thủy khác để vận chuyển đến một cảng khác.

5. Tàu thủy: Bao gồm tàu biển, tàu sông và các loại tàu, thuyền, phương tiện khác (không phân biệt có động cơ hoặc không có động cơ) hoạt động trên biển và các vùng nước nối liền với vùng biển Việt Nam.

6. Tàu thủy chuyên dùng, bao gồm: Tàu thủy dùng để phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí (tàu thủy hoạt động dịch vụ dầu khí) và tàu thủy dùng để thi công xây dựng công trình biển.

7. Người vận chuyển: Là người sử dụng tàu thủy thuộc sở hữu của mình hoặc tàu thủy thuộc sở hữu của người khác để thực hiện vận chuyển hàng hoá, hành khách.

8. Người chịu trách nhiệm thanh toán phí hàng hải đối với hàng hoá: Là người vận chuyển hoặc người được uỷ thác chịu trách nhiệm thanh toán.

9. Chuyến: Tàu thủy vào cảng 01 lượt và rời cảng 01 lượt được tính là 01 chuyến.

10. Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo: Là tuyến vận tải thủy được tổ chức và quản lý theo quy định pháp luật về hàng hải do Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục.

11. Khu vực hàng hải: Là giới hạn vùng nước thuộc khu vực trách nhiệm của một cảng vụ hàng hải, trừ một số cảng vụ hàng hải sau đây có nhiều hơn một khu vực hàng hải:

11.1. Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh được chia thành 04 khu vực hàng hải: Khu vực Hòn Gai, khu vực Cẩm Phả, khu vực Mũi Chùa và khu vực Vạn Gia;

11.2. Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Hải Phòng được chia thành 02 khu vực hàng hải: Khu vực đảo Bạch Long Vĩ và khu vực còn lại;

11.3. Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Thừa Thiên Huế được chia thành 02 khu vực hàng hải: Khu vực Thuận An và khu vực Chân Mây;

11.4. Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Đà Nẵng được chia thành 02 khu vực hàng hải: Khu vực Đà Nẵng và khu vực cảng Kỳ Hà;

11.5. Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi được chia thành 02 khu vực hàng hải: Khu vực Đảo Lý Sơn và khu vực còn lại;

11.6. Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Nha Trang được chia thành 06 khu vực hàng hải: Khu vực Nha Trang, khu vực Ba Ngòi, khu vực vịnh Vân Phong, khu vực Đảo Yến, khu vực Cà Ná và khu vực Ninh Chữ;

11.7. Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu được chia thành 05 khu vực hàng hải: Khu vực Vũng Tàu (bao gồm: sông Thị Vải – Cái Mép, sông Dinh, khu chuyển tải Gò Da, vịnh Gành Rái – khu neo đậu Vũng Tàu), khu vực Phan Thiết, khu vực Phú Quý, khu vực Côn Đảo và khu vực ngoài khơi (bao gồm: các trạm rót dầu không bến, các vị trí thăm dò, khai thác dầu khí);

11.8. Khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Kiên Giang được chia thành 04 khu vực hàng hải: Khu vực Hòn Chông và Hà Tiên, khu vực Phú Quốc, khu vực Rạch Giá và khu vực Nam Du.

Điều 3. Phân chia các khu vực cảng biển:

1. Khu vực I: Các cảng biển từ vĩ tuyến 20 trở lên phía Bắc;

2. Khu vực II: Các cảng biển từ vĩ tuyến 11,5 đến dưới vĩ tuyến 20;

3. Khu vực III: Các cảng biển từ dưới vĩ tuyến 11,5 trở vào phía Nam.

Chương II

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ

Mục 1. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 4. Biểu phí, lệ phí hàng hải này được áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tàu thủy hoạt động vận tải hàng hoá (kể cả container) xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển quốc tế, ra hoặc vào khu chế xuất; Hoạt động vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam và tàu thủy chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế thực tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải hoặc vùng nước thuộc cảng biển Việt Nam;

2. Hàng hoá (kể cả container): Xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, kể cả hàng hoá ra hoặc vào khu chế xuất được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại cảng biển Việt Nam. Người chịu trách nhiệm thanh toán phí hàng hải được quy định tại khoản 8 Điều 2 của Quy định này;

3. Hành khách kể cả thuyền viên của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam bằng đường biển hoặc ngược lại.

Mục 2. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Phí trọng tải

1. Mức thu phí trọng tải:

Tàu thủy vào, rời cảng biển, phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến), cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí phải nộp phí trọng tải theo mức như sau:

Loại tàu

Mức thu

A. Tàu thủy (trừ tàu Lash):

– Lượt vào:

– Lượt rời:

0,032 USD/GT

0,032 USD/GT

B. Tàu Lash:

– Tàu mẹ:

Lượt vào:

0,017 USD/GT

Lượt rời:

0,017 USD/GT

– Sà lan con (khi rời tàu mẹ tới cảng không thuộc cảng tàu mẹ tập kết):

Lượt vào:

0,017 USD/GT

Lượt rời:

0,017 USD/GT

 

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.2. Tàu thủy vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.3. Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.4. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.5. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng áp dụng mức thu phí trọng tải như sau:

2.5.1. Tàu thủy có dung tích toàn phần dưới 300GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này.

2.5.2. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 300 GT đến dưới 1.500 GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này.

2.5.3. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 1.500 GT đến dưới 50.000 GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này.

2.5.4. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên vào, rời cảng thu bằng 40% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.6. Tàu thủy chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.7. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì được áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí trọng tải:

3.1. Tàu thủy vào, rời tránh bão khẩn cấp, cấp cứu bệnh nhân mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách;

3.2. Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại vũng, vịnh chở hành khách vào, rời cảng;

3.3. Sà lan con của tàu LASH hoạt động tại cảng cùng cảng tàu mẹ tập kết;

3.4. Tàu thủy quá cảnh đi Campuchia.

Điều 6. Phí bảo đảm hàng hải

1. Mức thu phí bảo đảm hàng hải:

Tàu thủy vào, rời cảng biển, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, quá cảnh đi Campuchia phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

Loại tàu

Khu vực I và III

Khu vực II

A. Tàu thủy (trừ tàu Lash):

– Lượt vào:

– Lượt rời:

0,100 USD/GT

0,100 USD/GT

0,058 USD/GT

0,058 USD/GT

B. Tàu Lash:

– Tàu mẹ:

Lượt vào:

0,040 USD/GT

0,025 USD/GT

Lượt rời:

0,040 USD/GT

0,025 USD/GT

– Sà lan con:

(chỉ thu khi rời tàu mẹ để đi trên luồng)

Lượt vào:

0,040 USD/GT

0,025 USD/GT

Lượt rời:

0,040 USD/GT

0,025 USD/GT

 

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.2. Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.4. Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.5. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng áp dụng mức thu phí bảo đảm hàng hải như sau:

2.5.1. Tàu thủy có dung tích toàn phần dưới 300GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này.

2.5.2. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 300 GT đến dưới 1.500 GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này.

2.5.3. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 1.500 GT đến dưới 50.000 GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu qui định tại khoản 1 Điều này.

2.5.4. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 50.000GT trở lên vào, rời cảng áp dụng mức thu bằng 30% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.6. Tàu thủy chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.7. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Không thu phí bảo đảm hàng hải đối với trường hợp sau đây:

Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện vận chuyển khách vào, rời cảng.

Điều 7. Phí hoa tiêu

1. Mức thu phí hoa tiêu:

1.1. Tàu thủy vào, rời cảng biển có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

TT

Đối với cự ly dẫn tàu

Mức thu tương ứng (USD/GT-HL)

1

Đến 10 hải lý

0,0034

2

Đến 30 hải lý

0,0022

3

Trên 30 hải lý

0,0015

 

Mức thu tối thiểu cho một lượt dẫn tàu là 200 USD.

1.2. Một số tuyến áp dụng mức thu phí hoa tiêu như sau:

TT

Tuyến dẫn tàu

Mức thu

USD/GT/HL

Mức thu tối thiểu

(USD/tàu/lượt)

1

Khu vực Bình Trị Hòn Chông – Kiên Giang, Đầm Môn – Khánh Hòa, Xuân Hải- Cửa Lò, Phao O – Cảng Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Vũng Áng, bến phao Mỹ Khê, tuyến sông Hàn – Nại Hiên

0,0045

200

2

Tuyến Định An qua luồng Sông Hậu

0,0032

270

3

Khu vực Phú Quốc-Kiên Giang

0,0070

200

 

1.3. Tàu thủy vào, rời, di chuyển trong khu vực phân cảng xuất dầu thô hoặc di chuyển giữa các phân cảng có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

1.3.1. Dẫn cập tàu: 0,024 USD/GT

1.3.2. Dẫn rời tàu: 0,024 USD/GT

1.4. Tàu thủy có dung tích toàn phần dưới 200 GT (kể cả tàu đánh bắt cá) áp dụng mức thu: 40USD/tàu/lượt.

1.5. Tàu thủy di chuyển trong cảng có sử dụng hoa tiêu áp dụng mức thu như sau:

1.5.1. Khoảng cách dẫn tàu dưới 05 hải lý áp dụng mức thu 0,015 USD/GT. Mức thu tối thiểu 100 USD/tàu/lần di chuyển.

1.5.2. Khoảng cách dẫn tàu từ 05 hải lý trở lên áp dụng mức thu quy định tại điểm 1.1 Điều này.

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Khi xin hoa tiêu, chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 24 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; đối với phân cảng xuất dầu thô là 8 giờ. Quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi với mức thu 10USD/người- giờ, cách tính thời gian chờ đợi như sau:

2.1.1. Hoa tiêu chưa rời vị trí xuất phát: Tính là 1 giờ

2.1.2. Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát: Thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

2.1.3. Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc xin hoa tiêu coi như đã hủy bỏ; nếu hoa tiêu đã lên tàu nhưng chủ tàu hủy bỏ yêu cầu thì phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường và mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.1.4. Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo số giờ giữ lại.

2.2. Trường hợp tàu thủy có hành trình để thử máy móc thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.3. Tàu thủy không tự vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này theo quãng đường thực tế.

2.4. Tàu thủy xin hoa tiêu đột xuất (ngoài các trường hợp nêu trên) áp dụng mức thu bằng 110% so với mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.5. Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thuỷ không vận hành được vì lý do bất khả kháng (có xác nhận của cảng vụ hàng hải) thì không thu phí hoa tiêu.

2.6. Tàu thủy không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh thêm trong việc đưa đón hoa tiêu. Mức thu chi phí phương tiện không quá 30USD/tàu/lần.

2.7. Trường hợp tàu thủy đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu thủy đã yêu cầu và đã được cảng vụ hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới, khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền cho tàu thủy, tiền chờ đợi là 100USD/giờ theo số giờ thực tế phải chờ đợi.

2.8. Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức thu tối thiểu.

2.9. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức thu tối thiểu.

2.10. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức thu tối thiểu.

2.11. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách có dung tích toàn phần từ 50.000GT trở lên vào, rời cảng áp dụng mức thu phí hoa tiêu bằng 40% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức thu tối thiểu.

2.12. Tàu thủy chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong- Khánh Hoà áp dụng mức thu phí hoa tiêu bằng 20% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức thu tối thiểu.

2.13. Trường hợp tàu thủy phải dịch chuyển giữa các cầu cảng trong phạm vi cảng biển theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp cảng và do doanh nghiệp cảng thanh toán phí hoa tiêu thì áp dụng mức thu phí hoa tiêu dịch chuyển trong cảng đối với tàu thuỷ hoạt động hàng hải nội địa.

Điều 8. Phí neo đậu tại vũng, vịnh

1. Đối với phương tiện:

1.1. Tàu thủy neo, đậu tại vũng, vịnh phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh như sau:

1.1.1.Trong thời gian 30 ngày đầu áp dụng mức thu: 0,0005USD/GT-giờ

1.1.2. Từ ngày 31 trở đi áp dụng mức thu: 0,0003USD/GT- giờ

1.2. Tàu thủy neo đậu tại phân cảng xuất dầu thô (trạm rót dầu không bến) thu phí neo đậu tại vũng, vịnh như sau:

1.2.1.Trong thời gian 30 ngày đầu áp dụng mức thu: 0,0003USD/GT-giờ

1.2.2. Từ ngày 31 trở đi áp dụng mức thu: 0,0002USD/GT- giờ

1.3. Tàu thủy neo đậu nhiều nơi trong phạm vi vũng, vịnh thuộc khu vực trách nhiệm của một cơ quan cảng vụ hàng hải thì tính theo thời gian thực tế neo, đậu từng khu vực, sau đó cộng lại.

1.4. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại điểm 1.1 Điều này.

1.5. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên vào, rời cảng áp dụng mức thu bằng 40% mức thu quy định tại điểm 1.1 Điều này.

1.6. Tàu thủy chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong – Khánh Hòa áp dụng mức thu bằng 20% mức thu quy định tại điểm 1.1 Điều này.

1.7. Không thu phí neo đậu tại vũng, vịnh đối với tàu thủy trong thời gian chờ thủy triều ở vùng nước cảng trước khi cập cảng Việt Nam.

1.8. Không thu phí neo đậu tại vũng, vịnh đối với trường hợp tàu thủy phải neo đậu chờ trời sáng theo lệnh của cảng vụ hàng hải do quy định hạn chế chạy đêm.

2. Đối với hàng hoá:

2.1. Hàng hoá sang mạn tại vũng, vịnh để vận chuyển tới các cảng khác khu vực hàng hải phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh (hàng hoá sang mạn tại vũng, vịnh để vào làm hàng tại cầu cảng trong cùng khu vực hàng hải không phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh) như sau:

2.1.1. Hàng hoá thông thường: 0,07 USD/tấn

2.1.2. Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu: 2 USD/chiếc.

2.1.3. Ô tô từ 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải từ 2,5 tấn trở xuống: 0,7USD/chiếc.

2.1.4. Các ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên: 1,3 USD/chiếc.

2.2. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam tại vịnh Vân Phong áp dụng mức thu phí neo đậu tại vũng, vịnh bằng 20% mức thu quy định tại điểm 2.1 Điều này.

Hàng hoá trung chuyển (dạng tạm nhập tái xuất) tại vịnh Vân Phong không phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh.

Điều 9. Phí sử dụng cầu bến, phao neo thuộc khu vực cảng biển

1. Đối với phương tiện:

1.1. Tàu thủy đỗ tại cầu, phao phải trả phí như sau:

1.1.1. Đỗ tại cầu: 0,0031 USD/GT – giờ.

1.1.2. Đỗ tại phao: 0,0013 USD/GT – giờ.

Tàu thủy đỗ nhiều nơi trong phạm vi một cảng thì tính theo thời gian thực tế tàu đỗ từng khu vực sau đó cộng lại.

1.2. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu qui định tại điểm 1.1 Điều này.

1.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách có dung tích toàn phần từ 50.000 GT trở lên vào, rời cảng áp dụng mức thu bằng 40% mức thu quy định tại điểm 1.1 Điều này.

1.4. Trường hợp tàu thủy nhận được lệnh rời cảng mà vẫn chiếm cầu, phao phải trả phí theo mức:

1.4.1. Chiếm cầu: 0,006 USD/GT- giờ

1.4.2. Chiếm phao: 0,002 USD/GT- giờ

1.5. Trường hợp tàu thủy đỗ áp mạn với tàu khác ở cầu thì trả phí theo mức: 0,0015 USD/GT- giờ.

1.6. Trường hợp không làm hàng được do thời tiết với thời gian trên 01 ngày (24 giờ liên tục) hoặc phải nhường cầu cho tàu thủy khác theo lệnh của cảng vụ hàng hải thì không thu phí của thời gian không làm hàng.

1.7. Tàu thủy cập cầu, bến tại các cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí mà có làm hàng hoặc nhận dầu, nước, trả phí theo mức 0,3USD/m-giờ, mức tối thiểu cho một lần cập cầu là 90USD/tàu.

1.8. Tàu thủy trực tiếp cập cầu bến tại các cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí nhưng không làm hàng hoặc không nhận dầu, nước, trả phí theo mức 0,35 USD/m-giờ, mức thu tối thiểu cho một lần cập cầu là: 100 USD/tàu.

1.9. Tàu thủy đỗ áp mạn song song với các tàu thủy khác cập tại cầu cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trả phí theo mức 0,08 USD/m-giờ, mức thu tối thiểu cho một lần đỗ áp mạn là: 25USD/tàu.

2. Đối với hàng hoá:

Hàng hoá (kể cả container) qua cầu bến, phao neo phải chịu phí sử dụng cầu bến, phao neo theo mức sau:

2.1. Làm hàng tại cầu cảng:

2.1.1. Hàng hoá: 0,18 USD/tấn.

2.1.2. Container 20 feet: 1,6 USD/cont.

2.1.3. Container 40 feet: 3,2 USD/cont.

2.1.4. Container trên 40 feet: 4,0 USD/cont.

2.2. Làm hàng tại phao: 0,09 USD/tấn.

2.3. Phương tiện vận tải:

2.3.1. Xe bảo ôn, xe xích, gầu ngoạm, xe lăn đường, xe nâng hàng, cần cẩu trả phí theo mức2,7 USD/chiếc.

2.3.2. Xe ô tô 15 chỗ ngồi trở xuống, xe có trọng tải 2,5 tấn trở xuống trả phí theo mức: 0,9 USD/chiếc

2.3.3. Các loại ô tô khác ngoài các loại đã quy định trên đây trả phí theo mức1,8 USD/chiếc.

2.4. Hàng hoá là hàng lỏng (gas lỏng, xăng dầu, nhựa đường lỏng…) qua cầu bến trả phí theo mức 0,9 USD/tấn.

2.5. Hàng hoá qua cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trả phí theo mức 0,9 USD/tấn.

3. Đối với hành khách:

3.1. Hành khách qua cầu bến (đến hoặc đi) phải trả phí theo mức:

3.1.1. Lượt vào: 1 USD/người

3.1.2. Lượt rời: 1 USD/người

(Trẻ em dưới 12 tuổi không thu).

3.2. Trường hợp tàu thủy đậu tại khu vực neo đậu được phép sử dụng phương tiện vận tải thủy khác để đưa đón khách vào tham quan du lịch tại đất liền hoặc các đảo, phí cầu bến áp dụng đối với hành khách là 1 USD/người (bao gồm cả lượt vào và lượt rời).

Điều 10. Lệ phí vào, rời cảng biển

1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và nộp lệ phí vào, rời cảng biển như sau:

TT

Loại phương tiện

Mức thu

(USD/chuyến)

1

Tàu thủy có dung tích toàn phần nhỏ hơn 100 GT

10

2

Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 100 GT đến dưới 500 GT

20

3

Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 500 GT đến 1000 GT

50

4

Tàu thủy có dung tích toàn phần trên 1.000 GT

100

 

2. Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 20USD/lần.

Chương III

BIỂU MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ HÀNG HẢI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI NỘI ĐỊA

Mục 1. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Điều 11. Biểu phí, lệ phí hàng hải này được áp dụng cho các đối tượng sau:

1. Tàu thủy vận tải hàng hoá, hành khách, tàu thủy chuyên dùng hoạt động hàng hải nội địa giữa các cảng biển Việt Nam, thực tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải, vùng nước thuộc vùng biển Việt Nam.

2. Tàu thủy hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo.

3. Tàu thủy chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động giữa các phân cảng dầu khí, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu.

4. Tàu thủy của lực lượng vũ trang, công an, hải quan, cảng vụ hàng hải và tàu thủy chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn khi thực hiện công vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy định này; trường hợp làm kinh tế thì phải nộp phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Biểu mức thu này.

Mục 2. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 12. Phí trọng tải

1. Mức thu phí trọng tải:

1.1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải nộp phí trọng tải như sau:

1.1.1. Lượt vào: 250 đồng/GT

1.1.2. Lượt rời: 250 đồng/GT

1.2. Tàu thủy hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ bờ ra đảo và ngược lại tính là 01 chuyến và nộp phí trọng tải theo mức 500 đồng/GT/chuyến.

1.3. Tàu thủy chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ Vũng Tàu tới khu vực ngoài khơi và ngược lại tính là 01 chuyến tàu và nộp phí trọng tải như sau:

1.3.1. Lượt vào: 450 đồng/GT

1.3.2. Lượt rời: 450 đồng/GT

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí trọng tải theo mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.2. Tàu thủy vào, rời cảng lấy nhiên liệu, thực phẩm, nước ngọt, thay đổi thuyền viên mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách áp dụng mức thu bằng 70% so với mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.3. Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.4. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở hàng hoá vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 60% so với mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.5. Tàu thủy chỉ đỗ ở phao, vũng, vịnh suốt thời gian làm hàng áp dụng mức thu bằng 50% so với mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.6. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng áp dụng mức thu phí trọng tải như sau:

2.6.1. Tàu thủy có tổng dung tích dưới 500GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.6.2. Tàu thủy có tổng dung tích từ 500GT đến dưới 1.500GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.6.3. Tàu thủy có tổng dung tích từ 1.500GT trở lên vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.7. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí trọng tải:

3.1. Tàu thủy vào, rời cảng tránh bão, cấp cứu bệnh nhân, mà không bốc dỡ hàng hoá, không nhận trả khách.

3.2. Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại vũng, vịnh chở hành khách vào, rời cảng.

3.3. Sà lan con của tàu LASH hoạt động tại cảng cùng cảng tàu mẹ tập kết.

3.4. Tàu thủy chuyên dùng đánh bắt cá và thuyền buồm thể thao của Việt Nam.

Điều 13. Phí bảo đảm hàng hải

Mức thu phí bảo đảm hàng hải:

Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

1.1. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 2.000 GT trở xuống:

1.1.1. Lượt vào 300 đồng/GT

1.1.2. Lượt rời: 300 đồng/GT

1.2. Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 2.001 GT trở lên:

1.2.1. Lượt vào: 600 đồng/GT

1.2.2. Lượt rời: 600 đồng/GT

1.3. Tàu thủy hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ bờ ra đảo và ngược lại tính là 01 chuyến và nộp phí bảo đảm hàng hải theo mức 550 đồng/GT/chuyến.

1.4. Tàu thủy chuyên dùng phục vụ dầu khí, mỗi chu trình di chuyển khép kín từ Vũng Tàu tới khu vực ngoài khơi và ngược lại tính là 01 chuyến tàu và nộp phí bảo đảm hàng hải như sau:

1.4.1. Lượt vào: 950 đồng/GT

1.4.2. Lượt rời: 950 đồng/GT

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Tàu thủy vào, rời nhiều cảng biển trong cùng một khu vực hàng hải chỉ phải nộp một lần phí bảo đảm hàng hải theo mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.2. Tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 3 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 4 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.3. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy vào, rời cảng trong cùng một khu vực hàng hải nhiều hơn 8 chuyến/tháng thì từ chuyến thứ 9 trở đi trong tháng áp dụng mức thu bằng 80% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.4. Tàu thủy đến vị trí hàng hải được phép để nhận dầu, nước ngọt, thực phẩm, thay đổi thuyền viên, cấp cứu bệnh nhân áp dụng mức thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.5. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng áp dụng mức thu phí bảo đảm hàng hải như sau:

2.5.1. Tàu thủy có tổng dung tích dưới 500GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 10 chuyến/tháng/cảng thu bằng 70% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.5.2. Tàu thủy có tổng dung tích từ 500GT đến dưới 1.500GT vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 7 chuyến/tháng/cảng thu bằng 60% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.5.3. Tàu thủy có tổng dung tích từ 1.500GT trở lên vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.6. Tàu thủy mỗi lượt vào, rời cảng đồng thời có nhiều mức thu khác nhau thì áp dụng một mức thu thấp nhất.

3. Những trường hợp sau đây không thu phí bảo đảm hàng hải:

3.1. Xuồng hoặc canô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện vận chuyển khách vào, rời cảng.

3.2. Tàu sông (trừ các phương tiện hoạt động trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải), bao gồm: Tàu kéo, đẩy, sà lan biển, sà lan Lash thuộc phương tiện vận tải đường sông.

Điều 14. Phí hoa tiêu

1. Mức thu phí hoa tiêu:

1.1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam có sử dụng hoa tiêu phải trả phí hoa tiêu theo mức như sau:

Vào hoặc rời cảng: 25 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu một lượt: 500.000 đồng/lượt

1.2. Tàu thủy chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại phân cảng dầu khí, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí có sử dụng hoa tiêu phải trả phí hoa tiêu theo mức như sau:

Vào hoặc rời cảng: 35 đồng/GT- HL

Mức thu tối thiểu một lượt: 2.000.000 đồng/lượt

1.3. Một số tuyến áp dụng mức thu phí hoa tiêu như sau:

TT

Tuyến dẫn tàu

Mức thu
(đồng/GT-HL)

Mức tối thiểu (đồng/tàu/lượt)

1

Khu vực Vịnh Gành Rái đến Cái Mép trên sông Thị Vải; Khu vực Phú Quốc- Kiên Giang; khu vực Bình Trị – Hòn Chông; tuyến sông Hàn – Nại Hiên

40

500.000

2

Tuyến Cửa Lò, Xuân Hải, Bến Thủy; Tuyến Phao O đến Cảng Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Vũng Áng, bến phao Mỹ Khê

60

500.000

3

Tuyến từ Định An qua luồng Sông Hậu

30

1.500.000

 

1.4. Tàu thủy vào, rời, di chuyển trong khu vực dàn khoan dầu khí có sử dụng hoa tiêu phải nộp phí hoa tiêu như sau:

1.4.1. Dẫn cập tàu: 120 đồng/GT

1.4.2. Dẫn rời tàu: 120 đồng/GT

1.5. Tàu thủy di chuyển trong cảng có sử dụng hoa tiêu áp dụng mức thu như sau:

1.5.1. Khoảng cách dẫn tàu dưới 05 hải lý áp dụng mức thu 60 đồng/GT. Mức thu tối thiểu là 300.000 đồng/tàu/lần di chuyển.

1.5.2. Khoảng cách dẫn tàu từ 05 hải lý trở lên áp dụng mức thu tại điểm 1.1 Điều này. Mức thu tối thiểu bằng 300.000 đồng/tàu/lần di chuyển.

2. Nguyên tắc thu phí:

2.1. Khi xin hoa tiêu chủ tàu phải báo cho hoa tiêu trước 6 giờ. Trường hợp thay đổi giờ hoặc hủy bỏ việc xin hoa tiêu phải báo cho hoa tiêu biết trước 3 giờ; quá thời hạn trên chủ tàu phải trả tiền chờ đợi với mức như sau:

2.1.1. Hoa tiêu: 20.000 đồng/người- giờ

2.1.2. Hoa tiêu và phương tiện: 200.000 đồng/người- giờ

2.1.3. Cách tính thời gian chờ đợi như sau:

a/ Hoa tiêu chưa xuất phát: tính 1 giờ.

b/ Hoa tiêu đã rời vị trí xuất phát: thời gian chờ đợi tính từ lúc xuất phát đến khi hoa tiêu trở về vị trí ban đầu.

c/ Hoa tiêu chỉ chờ đợi tại địa điểm đón tàu không quá 4 giờ, quá thời gian trên việc xin hoa tiêu coi như hủy bỏ. Nếu hoa tiêu đã lên tàu nhưng chủ tàu huỷ bỏ yêu cầu thì phải trả tiền hoa tiêu theo luồng đã xin dẫn đường theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.

d/ Hoa tiêu đã làm xong việc dẫn đường, nếu thuyền trưởng vẫn giữ hoa tiêu lại sẽ tính thêm tiền chờ đợi theo thời gian giữ lại.

2.2. Trường hợp tàu thủy có hành trình để thử máy móc, thiết bị, hiệu chỉnh la bàn áp dụng mức thu bằng 110% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.3. Tàu thủy không vận hành được vì lý do sự cố kỹ thuật áp dụng mức thu bằng 150% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

2.4. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức thu tối thiểu.

2.5. Tàu thủy không tới thẳng cảng đến mà xin neo lại dọc đường (trừ các tuyến không được chạy đêm) chủ tàu phải trả chi phí phương tiện phát sinh cho việc đưa đón hoa tiêu. Mức thu chi phí phương tiện không vượt quá 300.000 đồng/tàu/lần.

2.6. Trường hợp tàu thủy đã đến vị trí chờ hoa tiêu theo đúng giờ đại diện chủ tàu đã yêu cầu và được cảng vụ hàng hải và hoa tiêu chấp thuận mà hoa tiêu chưa tới khiến tàu phải chờ đợi thì hoa tiêu phải trả tiền chờ đợi cho chủ tàu là 250.000 đồng/giờ.

2.7. Trường hợp hoa tiêu đã đến vị trí nhưng tàu thủy không vận hành được vì lý do bất khả kháng (theo xác nhận của cảng vụ hàng hải) thì không thu phí hoa tiêu.

Điều 15. Phí neo đậu tại vũng, vịnh

1. Tàu thủy neo đậu tại vũng, vịnh phải nộp phí neo đậu tại vũng, vịnh theo mức 5 đồng/GT- giờ.

2. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Không thu phí neo đậu tại vũng, vịnh đối với trường hợp tàu thủy phải neo đậu chờ trời sáng theo lệnh của cảng vụ hàng hải do quy đinh hạn chế chạy đêm.

Điều 16. Phí sử dụng cầu bến, phao neo thuộc khu vực cảng biển

1. Tàu thủy sử dụng cầu bến, phao neo phải trả phí sử dụng cầu bến, phao neo theo mức sau:

1.1. Tàu thủy đỗ tại cầu phải trả phí theo mức: 15 đồng/GT- giờ

1.2. Tàu thủy đỗ tại phao phải trả phí theo mức: 10 đồng/GT- giờ.

2. Tổ chức, cá nhân có tàu thủy chở khách vào, rời cảng với tần suất tối thiểu 4 chuyến/tháng/cảng áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 17. Lệ phí vào, rời cảng biển

1. Tàu thủy vào, rời cảng biển Việt Nam phải thực hiện các thủ tục quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải nộp lệ phí vào, rời cảng biển như sau:

TT

Loại phương tiện

Mức thu (đồng/chuyến)

1

Tàu thủy có dung tích toàn phần dưới 200GT, đoàn sà lan vận tải đường sông (gồm tàu lai, kéo, đẩy)

30.000

2

Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 200GT đến dưới 1000GT

50.000

3

Tàu thủy có dung tích toàn phần từ 1000GT đến 5000GT

100.000

4

Tàu thủy có dung tích toàn phần trên 5000GT

200.000

2. Lệ phí chứng thực (kháng nghị hàng hải): 100.000 đồng/lần.

✔ Quý khách muốn được tư vấn chi tiết hơn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng luật sư Tam Đa, vui lòng liên hệ:  (08) 3501.5156 – 0918.68.69.67 để được giải đáp.