e2dc343852dcc66e453f7f9901577ec5_L

LUẬT PHÁ SẢN: HƠN NỬA QUY ĐỊNH GẶP VƯỚNG

Luật phá sản: Hơn nửa quy định gặp vướng

05/08/2013 – 06:20

Theo TAND Tối cao, tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản cho thấy có tới 55 điều luật trên tổng số 95 điều luật của luật này gặp vướng mắc, bất cập, gây khó khăn cho việc giải quyết của các tòa…

Gần đây, Công ty A bị một số chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Tòa Kinh tế TAND TP.HCM. Sau khi thụ lý, tòa đã yêu cầu phía Công ty A nộp các báo cáo, tài liệu (tình hình hoạt động kinh doanh, các biện pháp đã thực hiện, bảng kê chi tiết tài sản…) theo luật định.

Lúng túng khi DN không hợp tác

Tuy nhiên, phía Công ty A không hợp tác, cố tình tìm lý do dây dưa kéo dài, không nộp báo cáo, tài liệu theo yêu cầu của tòa. Vì vậy, tòa đã gặp khó khăn trong việc ra quyết định mở thủ tục phá sản và tiến hành các bước tố tụng tiếp theo.

Vướng mắc này đã được TAND Tối cao nhìn nhận. Theo TAND Tối cao, thực tế rất nhiều doanh nghiệp (DN) và hợp tác xã (HTX) không cung cấp được đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của các tòa địa phương. Hồ sơ pháp lý về các khoản nợ hết sức sơ sài, thiếu chứng cứ để trả nợ và thu nợ vì không được chủ nợ cùng người mang nợ đối chiếu… Cạnh đó, khoản 4 Điều 15 Luật Phá sản không quy định các báo cáo, tài liệu phải được DN và HTX thực hiện trong khoảng thời gian nào.

Về chuyện này, Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TP.HCM Nguyễn Công Phú đề nghị Luật Phá sản cần bổ sung chế tài với chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN, HTX nếu không hợp tác với tòa. Cụ thể: Nâng mức phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng lên từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng khi các đối tượng trên có hành vi không xuất trình cho tòa các báo cáo, tài liệu trong hạn luật định. Mặt khác, cần bổ sung vào BLHS tội danh không chấp hành các quyết định, yêu cầu của tòa trong quá trình tiến hành các thủ tục phá sản dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Phí phá sản: Còn chưa rõ

Chủ nhiệm HTX B nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra Tòa Kinh tế nhưng không có tiền nộp tạm ứng phí phá sản. Theo điểm b khoản 3 Điều 21 Luật Phá sản, HTX B sẽ được Nhà nước tạm ứng ngân sách nộp phí phá sản nếu HTX “có các tài sản khác”.

Thực tế, HTX B dù đã tạm ngưng hoạt động nhưng vẫn còn một số máy móc, thiết bị. Dù vậy, tòa vẫn lúng túng bởi quy định trên của luật chưa rõ ràng. Chẳng hạn, “tài sản khác” có giá trị tối thiểu là bao nhiêu, có cần xác định tính thanh khoản của tài sản hay không? Thực tế, nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nhiều so với phí phá sản hay tài sản thuộc loại không thể bán thì sao? Trình tự, thủ tục thực hiện phí phá sản do ngân sách tạm ứng ra sao?

Theo Thẩm phán Nguyễn Công Phú, Điều 21 Luật Phá sản cần bổ sung rõ các điểm trên. Ngoài ra, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng theo thông báo của tòa trước và sau khi tòa thụ lý đơn, trừ trường hợp người nộp đơn là người lao động. Bổ sung thêm quy định phí phá sản sẽ được hoàn trả cho người tạm ứng không phải là DN, HTX bị phá sản từ tài sản của DN, HTX bị phá sản…

Xem lại quyền nộp đơn yêu cầu

Ông Ngô Cường (Vụ Hợp tác Quốc tế – TAND Tối cao) góp ý: Pháp luật của phần lớn các nước đều quy định các tội phạm về phá sản. Việc xác định ai là người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có ý nghĩa rất quan trọng. Ví dụ những người quản lý DN đã không nộp đơn theo đúng quy định khi công ty của họ ngừng thanh toán nợ, làm thiệt hại cho các chủ nợ thì có thể bị xem xét xử lý về hình sự. Vì thế, khi sửa đổi Luật Phá sản cần cân nhắc về vấn đề này.

Cũng theo ông Cường, cần xem xét lại về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong một số trường hợp. Chẳng hạn, đối với DNNN thì nên giao quyền nộp đơn yêu cầu cho cơ quan có chức năng giám sát hoạt động của DN đó thay cho đại diện chủ sở hữu (Điều 16 Luật Phá sản). Đồng thời, cũng nên xem xét bỏ quy định về quyền nộp đơn của người lao động (Điều 14 Luật Phá sản) bởi lẽ quy định này có thể không phù hợp với tâm lý người lao động. Thông thường họ không muốn mất việc làm, do đó không lẽ họ lại yêu cầu “xóa bỏ” nơi họ làm việc.

Một chuyện khác, TAND Tối cao cho rằng khoản 1 Điều 13 Luật Phá sản chỉ quy định cho các chủ nợ “không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần” quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX. Như vậy là không công bằng và làm mất đi quyền lựa chọn phương thức đòi nợ của chủ nợ “có bảo đảm”. Trong khi đó, việc cho chủ nợ “có bảo đảm” quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản sẽ góp phần sớm phát hiện khả năng mất thanh toán của DN, HTX. Tòa có thể can thiệp sớm, giúp DN, HTX phục hồi hoạt động kinh doanh…

Ngoài ra, Luật Phá sản quy định người lao động không được tự nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà phải cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn để thực hiện. Việc cử người đại diện trong luật quy định rất phức tạp, khó thực thi và gây ra nhiều khó khăn cho người lao động, cần xem lại để không vô hiệu hóa quy định này. Cạnh đó, nên bổ sung thêm quyền nộp đơn mở thủ tục phá sản của các cơ quan quản lý chuyên ngành như Ngân hàng Nhà nước, cơ quan Bảo hiểm tiền gửi, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước… Vì đây là các cơ quan giám sát hoạt động của DN hoạt động trong những lĩnh vực này nên sẽ sớm phát hiện nguy cơ mất khả năng thanh toán của DN.

Còn cứng nhắc

Khoản 1 Điều 27 Luật Phá sản quy định kể từ thời điểm tòa thụ lý đơn yêu cầu giải quyết phá sản, tất cả bản án mà theo đó DN mắc nợ có nghĩa vụ thi hành đều bị tạm đình chỉ. Quy định này cơ bản là đúng nhưng còn cứng nhắc, không hợp lý trong một số trường hợp.

Một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM

Không mở thủ tục phá sản

Nên quy định cụ thể các trường hợp tòa ra quyết định không mở thủ tục phá sản, trong đó bao gồm các trường hợp sau:

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (không phải là DN phá sản) rút đơn yêu cầu.

DN không chấp hành đúng pháp luật kế toán (không lập sổ sách, chứng từ kế toán đầy đủ theo quy định) nên không có căn cứ xác định DN mất khả năng thanh toán nợ là do kinh doanh thua lỗ hay do cố ý làm thất thoát tài sản.

Vắng mặt đại diện hợp pháp của DN mà kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của DN, HTX không còn làm việc tại DN, HTX hoặc còn đang làm việc nhưng từ chối tham gia tố tụng.

Thẩm phán NGUYỄN CÔNG PHÚ,
Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TP.HCM

HOÀNG YẾN

(Nguồn : Báo pháp luật Tp.HCM)

VKS KHÔNG ĐƯỢC KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM VỤ ÁN

04/08/2013 – 07:30

Lâu nay, có nhiều trường hợp VKS kháng nghị phúc thẩm chưa đúng quy định vì viện trưởng VKS lầm tưởng trong án hình sự không có giới hạn nào đối với kháng nghị phúc thẩm.

Những sai lầm thường gặp là: VKS chỉ truy tố một tội, tòa xử như cáo trạng nhưng sau khi xét xử sơ thẩm, VKS cấp trên trực tiếp cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm nên kháng nghị phúc thẩm, đề nghị hủy án để điều tra, xét xử lại theo thủ tục chung. Có trường hợp, VKS chỉ truy tố bị cáo A, tòa cũng chỉ kết án bị cáo A nhưng tại phiên tòa bị cáo khai còn có B là đồng phạm. Sau phiên tòa, VKS kháng nghị phúc thẩm, yêu cầu hủy án sơ thẩm để điều tra lại nhằm truy tố thêm B…

Những dạng kháng nghị phúc thẩm trên là sai vì ngoài quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (viện trưởng VKS có quyền hạn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của tòa án) còn có quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự. Theo Điều 33 của quy chế này (ban hành kèm theo Quyết định 121/2004/QĐ-VKSTC ngày 16-9-2004 của viện trưởng VKS Tối cao), căn cứ để kháng nghị phúc thẩm là: Việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án; có những vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự; có những vi phạm về thủ tục tố tụng hình sự trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Đối tượng kháng nghị phúc thẩm là bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật chứ không phải vụ án. Do đó, chỉ những nội dung nào mà tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét, quyết định thì mới thuộc thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm của VKS. Cách khác, VKS chỉ được kháng nghị phúc thẩm khi và chỉ khi bản án hoặc quyết định sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật hoặc có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi xét xử sơ thẩm.

Được coi là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật trong các trường hợp: Cấp sơ thẩm kết án người không có hành vi phạm tội (làm oan người vô tội); kết án người mà hành vi của họ không cấu thành tội phạm; kết án người chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người được tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội (bỏ lọt tội phạm); kết án sai tội danh; áp dụng điều khoản của Bộ luật Hình sự không đúng.

Đối với những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của tòa án cấp sơ thẩm bao gồm: xác định sai người tham gia tố tụng; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án không đúng; việc giao các quyết định của tòa án không đúng quy định; triệu tập không đầy đủ những người cần triệu tập đến phiên tòa để xét hỏi hoặc tuy có triệu tập nhưng người được triệu tập không nhận được giấy triệu tập vì có lý do chính đáng; xét xử sai thẩm quyền; thành phần Hội đồng Xét xử sơ thẩm không đúng; xử vắng mặt bị cáo khi họ có lý do chính đáng; phiên tòa vắng kiểm sát viên hoặc người bào chữa thuộc trường hợp bắt buộc; xét xử vắng mặt người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định trong trường hợp sự vắng mặt của họ trở ngại cho việc xác định hành vi phạm tội của bị cáo; biên bản nghị án phản ánh nội dung quyết định của Hội đồng Xét xử không đúng với phần quyết định của bản án đã tuyên tại phiên tòa; nghị án một đằng, tuyên án một nẻo; bản án phát hành không đúng với bản án đã tuyên…

Nếu những sai lầm đó trong giai đoạn điều tra, truy tố thì không thuộc thẩm quyền kháng nghị phúc thẩm mà thuộc thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

ĐINH VĂN QUẾ

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

THU NHẬP NHIỀU NƠI, QUYẾT TOÁN THUẾ RA SAO?

28/02/2012 – 10:22

Hiện nay, cá nhân hành nghề tự do có thu nhập nhiều nơi khá phổ biến. Những trường hợp này phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân ra sao, nộp hồ sơ ở đâu?

Trao đổi với PV, bà Trịnh Thị Thu Thủy – trưởng Phòng thuế thu nhập cá nhân, Cục Thuế TP.HCM – cho biết:

Bà Trịnh Thị Thu Thủy – Ảnh: T.THẮNG

– Người lao động chỉ có thu nhập tiền lương tiền công từ hai nơi trở lên, nếu đã tính giảm trừ cho bản thân tại đơn vị trả thu nhập nào thì sẽ nộp hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế quản lý đơn vị chi trả thu nhập đó. Trường hợp hành nghề tự do, có thu nhập từ nhiều nơi nhưng chưa tính giảm trừ bản thân ở nơi nào thì sẽ quyết toán thuế với cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú). Trường hợp thay đổi nơi làm việc trong năm thì nộp hồ sơ tại cơ quan thuế quản lý đơn vị chi trả cuối cùng.

* Bác sĩ vừa làm ở bệnh viện, vừa mở phòng mạch vừa cho thuê nhà… thì nộp hồ sơ ở đâu?

– Đây là trường hợp vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công vừa có thu nhập kinh doanh, sẽ quyết toán tại các chi cục thuế nơi có địa điểm kinh doanh có mã số thuế đăng ký là 10 số. Trường hợp có hai cơ sở kinh doanh, nếu cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh ở nơi nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân tại nơi đó. Nếu chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh tại nơi nào thì nộp hồ sơ quyết toán tại chi cục thuế nơi cá nhân cư trú.

* Các cá nhân có thu nhập do làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm hoặc các công ty bán hàng đa cấp… quyết toán thuế thế nào?

– Đây là khoản thu nhập được xác định là thu nhập từ kinh doanh. Theo đó, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp nộp hồ sơ tại chi cục thuế nơi cá nhân cư trú. Còn các cá nhân làm đại lý xổ số sẽ nộp hồ sơ quyết toán cho cơ quan thuế nơi quản lý địa điểm hoạt động kinh doanh xổ số.

Trường hợp trong năm cá nhân có số thuế khấu trừ hoặc tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp, có nhu cầu hoàn thuế thu nhập cá nhân thì phải có mã số thuế và phải hoàn tất thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế. Hồ sơ quyết toán thuế được thực hiện theo thông tư 28 của Bộ Tài chính, gồm: tờ khai quyết toán thuế mẫu 09, phụ lục 09A, phụ lục 09B (nếu có thu nhập từ kinh doanh), phụ lục 09C (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh), phụ lục 25 (nếu thuộc đối tượng được miễn thuế), chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ.

Giả mạo cơ quan thuế mời mua tài liệu

Cục Thuế TP.HCM cho biết vừa qua nơi này đã gửi thư mời tập huấn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân năm 2011 đến địa chỉ email của các doanh nghiệp đã đăng ký kê khai thuế qua mạng. Tuy nhiên qua thông tin phản ảnh của doanh nghiệp, một số đối tượng đã lợi dụng gửi email đến doanh nghiệp yêu cầu tham dự tập huấn và mua tài liệu. Cục Thuế yêu cầu khi kiểm tra hộp thư điện tử liên quan đến thư mời tập huấn chính sách thuế, doanh nghiệp chú ý người gửi phải của Phòng tuyên truyền hỗ trợ (Cục Thuế TP.HCM), địa chỉ email: ttht_ct.hcm@gdt.gov.vn, các trường hợp khác là thư mời giả mạo.

Theo Ánh Hồng thực hiện

(Nguồn : BáoTuổi Trẻ)

NGƯỜI MUA NHÀ KHÔNG CÓ LỖI PHẢI ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ

Thứ Ba, 06/08/2013, 17:18

TTO – Bộ Tài nguyên – môi trường đang chủ trì cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (giấy chứng nhận – GCN).

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Nguyễn Mạnh Hiển

Trao đổi với Tuổi Trẻ về những chủ trương mới nhằm tháo gỡ vướng mắc trong cấp GCN, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – môi trường Nguyễn Mạnh Hiển khẳng định việc cấp GCN tới đây sẽ tập trung theo hướng tháo gỡ triệt để, đảm bảo đúng quyền lợi cho người dân.

Thứ trưởng Hiển cho biết thêm nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ trong năm 2013 xác định phải cơ bản hoàn thành việc cấp GCN lần đầu cho người dân, tức là phải đạt tỉ lệ trên 85% diện tích các loại đất cần cấp. Tuy nhiên, kết quả thực hiện việc cấp GCN ở nhiều địa phương vẫn còn đạt tỉ lệ thấp so với yêu cầu.

* Trong báo cáo mới đây, Bộ TN&MT đã xác định còn nhiều tỉnh, thành có tỉ lệ cấp GCN dưới 70%, nguyên nhân được chỉ ra là gì, thưa ông?

– Hiện nay còn 22 tỉnh, thành phố được xem là “trọng điểm” cần tập trung chỉ đạo tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN. Ở một số địa phương vẫn còn tình trạng kết quả cấp GCN dưới mức 70% diện tích cần cấp, một số địa phương khác cũng có tình trạng còn tới 4/5 loại đất có kết quả thấp. Như vậy, phải thấy rằng số lượng tồn đọng cần cấp GCN đối với một số loại đất vẫn còn nhiều, nhất là đất chuyên dùng còn 46 tỉnh, đất ở đô thị (22 tỉnh) và đất lâm nghiệp còn 30 tỉnh, đất nông nghiệp còn 15 tỉnh và đất ở nông thôn còn 15 tỉnh.

Chỉ tính riêng số lượng tồn đọng chưa cấp GCN ở 22 tỉnh, thành phố đã chiếm tới 70% khối lượng cần thực hiện của cả nước. Trong đó, nguyên nhân của việc chậm tiến độ cấp GCN được xác định gồm: Thứ nhất: vẫn còn tình trạng UBND các cấp ở một số địa phương thiếu quyết tâm, chưa thật sự vào cuộc để chỉ đạo, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, trong thực hiện chưa chủ động tổ chức đăng ký, cấp GCN đồng loạt theo từng xã, phường mà vẫn bị động chờ người dân có nhu cầu đến đăng ký như trước đây. Cá biệt ở một số nơi còn có tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân gây bức xúc trong dư luận. Tôi xin nói việc cấp GCN bây giờ không phải là giúp người dân, phải thay đổi cách nghĩ theo hướng trách nhiệm quản lý phải cấp GCN cho người dân khi đất đó có đủ điều kiện, phải cấp GCN để đảm bảo quản lý tốt hơn, vì vậy phải làm đồng loạt chứ không thể giải quyết riêng lẻ từng trường hợp.

Thứ ba, trong quá trình thực hiện vẫn còn hạn chế về đầu tư kinh phí cho việc đo đạc lập bản đồ địa chính. Theo chỉ thị của Thủ tướng, các tỉnh, thành phải bố trí trên 10% tiền sử dụng đất làm kinh phí cho việc cấp GCN, tuy nhiên hiện việc bố trí kinh phí không được thực hiện theo đúng yêu cầu, đây là một trong những hạn chế cần khắc phục, nếu không rất khó hoàn thành chỉ tiêu.

* Bộ TN&MT đã xác định những giải pháp “đột phá” nào để hoàn thành mục tiêu Quốc hội và Chính phủ yêu cầu?

– Đúng là để hoàn thành được mục tiêu này, nhiệm vụ của những tháng cuối năm 2013 rất nặng nề. Tuy nhiên, nhiệm vụ càng nặng nề thì trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện càng phải quyết liệt. Quan điểm của Bộ TN&MT trong chỉ đạo tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ cấp GCN tới đây rất rõ ràng, đó là phải nhìn nhận việc cấp GCN cho người dân không chỉ là việc đảm bảo quyền lợi mà còn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước quản lý hiệu quả hơn nguồn lực đất đai.

Để tháo gỡ vướng mắc, bộ đã yêu cầu 22 tỉnh, thành phố có tỉ lệ cấp GCN còn thấp cần xác định việc hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu trong năm 2013 là nhiệm vụ chính trị quan trọng và hết sức cấp bách. Trong triển khai thì từng địa phương cần phải quan tâm bố trí kinh phí cho thực hiện đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, cấp GCN gắn với việc giao chỉ tiêu cấp GCN cho từng huyện, xã phải thực hiện trong năm 2013.

Về giải pháp chuyên môn, UBND các tỉnh phải rà soát, ban hành quy định để giải quyết những vướng mắc do tồn tại, vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng ở địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đối với các trường hợp lấn chiếm hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thành đất ở đã ổn định từ trước ngày 1-7-2004, nay phù hợp với quy hoạch sử dụng, bộ đã xác định giải pháp tháo gỡ là xem xét cấp GCN cho người đang sử dụng. Hoặc những địa phương chưa thực hiện việc ghi nợ tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ khi cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân thì phải thực hiện ngay theo quy định đã được cho phép. Quan trọng nhất là vì quyền lợi của người dân mà thực hiện.

* Thưa ông, hiện nay ở Hà Nội và TP.HCM vẫn còn vài trăm nghìn căn hộ ở các dự án phát triển nhà chưa được cấp GCN. Đáng lưu ý về lý do người mua nhà bị “treo” quyền lợi cấp GCN lại do lỗi của chủ đầu tư. Bộ TN&MT sẽ giải quyết việc này ra sao?

– Đúng là ở hai thành phố hiện đang còn số lượng lớn căn hộ vướng về điều kiện cấp GCN. Những vướng mắc này đã được Bộ TN&MT chỉ ra trong quá trình kiểm tra việc cấp GCN ở một số dự án phát triển nhà ở tại Hà Nội và TP.HCM từ cuối năm 2011. Khi đó đã xác định ở hai thành phố có những vi phạm chủ yếu của chủ đầu tư dẫn tới vướng mắc phiền lụy cho người mua nhà như: xây dựng không đúng số tầng, không đúng diện tích theo quy hoạch, thiết kế, giấy phép xây dựng được cấp; vi phạm quy định về nghĩa vụ tài chính, sang nhượng dự án và một số trường hợp công ty mẹ được giao đất, nhưng việc xây dựng và ký hợp đồng bán nhà lại do công ty con thực hiện.

Những vi phạm này dẫn đến vướng mắc về mặt pháp lý khi làm thủ tục cấp GCN, ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua nhà. Trong đó còn có cả nguyên nhân do các cơ quan chức năng của hai thành phố trong quản lý, kiểm tra giám sát chưa được coi trọng, không xử lý dứt diểm. Ngay trước đây và trong chỉ đạo hiện nay, vấn đề bộ chú ý nhất, đó là những vi phạm nào thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, những vi phạm nào thuộc lỗi của người dân. Quan điểm rất rõ ràng nếu vi phạm do lỗi của chủ đầu tư thì các cơ quan chức năng của hai thành phố vẫn phải xem xét làm các thủ tục cấp GCN đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà, đồng thời phải có chế tài xử lý trách nhiệm của chủ đầu tư đối với từng trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật xây dựng.

* Cụ thể, Bộ TN&MT đã chỉ đạo ra sao để đảm bảo quyền lợi của người mua nhà, thưa Thứ trưởng?

– Bộ cũng đã tham vấn ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính về giải pháp xử lý. Sau đó đã có hướng dẫn với hai thành phố, như đối với dự án vi phạm về số tầng, làm sai thiết kế thì vẫn cấp GCN cho người dân mua nhà ở những tầng không vi phạm. Hoặc trường hợp xây dựng không đúng thiết kế được duyệt, nếu xử lý phần vi phạm không ảnh hưởng đến kết cấu nhà, không làm thay đổi diện tích căn hộ thì vẫn cấp GCN cho người mua nhà ở đó.

Tương tự, đối với những dự án đang có vi phạm cần chỉ đạo xử lý dứt điểm để cấp GCN đảm bảo theo đúng nguyên tắc diện tích không vi phạm vẫn được cấp GCN và người mua nhà không có lỗi thì phải được cấp GCN. Kể cả trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng người dân đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính thì vẫn cấp GCN.

Ngoài ra, bộ cũng đã có báo cáo với Thủ tướng về trường hợp vướng mắc trong cấp GCN ở các dự án phát triển nhà ở như trường hợp công ty mẹ được giao đất thực hiện dự án, đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng ủy quyền cho công ty con thực hiện dự án, sau đó công ty con ký hợp đồng mua bán nhà dưới hình thức ủy quyền của công ty mẹ thì xử lý theo hướng cấp GCN cho người mua nhà mà không phải làm lại thủ tục chuyển quyền sử dụng đất giữa công ty mẹ và công ty con, tới đây Thủ tướng Chính phủ sẽ có chỉ đạo các tỉnh, thành phố để đảm bảo quyền lợi của người dân.

Mua đất giấy tay có thể vẫn được cấp sổ đỏ

Tại hội nghị xử lý các vướng mắc trong việc cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất do Bộ TN-MT tổ chức tại Hà Nội ngày 2-8, bộ này cho biết sẽ đề nghị Chính phủ cho phép cấp GCN cho các hộ dân nếu đất có nguồn gốc đủ điều kiện cấp giấy. Theo Bộ TN-MT, hiện nay nhiều địa phương đang tồn đọng hàng ngàn trường hợp sử dụng đất chưa có GCN nhưng đã mua bán đất bằng giấy tờ viết tay, không có công chứng, chứng thực từ ngày 1-7-2004 trở lại đây. Theo quy định hiện hành, các trường hợp này không được làm thủ tục cấp GCN.

Ngoài ra, Bộ TN-MT cũng cho biết việc phạt chậm nộp tiền sử dụng đất với mức tiền phạt tương đương 18%/năm, cộng thêm số tiền sử dụng đất phải nộp là khá cao, không phù hợp với thu nhập của số đông người dân. Như vậy sẽ không khuyến khích người dân làm thủ tục cấp giấy đỏ và làm ách tắc trong việc cấp GCN. Vì vậy, Bộ TN-MT cho biết sẽ đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bỏ quy định phạt chậm nộp tiền sử dụng đất khi cấp GCN.

Đất vượt hạn mức nộp tiền theo bảng giá đất

Bộ TN-MT cho biết theo quy định hiện hành, khi cấp giấy đỏ lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất vượt hạn mức giao đất ở của địa phương, phần diện tích đất ở vượt hạn mức sẽ phải thu theo giá thực tế do UBND tỉnh, TP quyết định đối với từng trường hợp. Bộ TN-MT cho biết để thực hiện quy định này, Bộ Tài chính đã có thông tư hướng dẫn tính thu tiền sử dụng đất theo hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp giá thực tế.

Tuy nhiên, theo nhiều địa phương và theo Bộ TN&MT, việc thu như vậy làm cho số tiền sử dụng đất phải nộp trong trường hợp này tăng thêm quá nhiều. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến ở nhiều địa phương, người dân phản ứng không nhận GCN. Để khắc phục tình trạng này, Bộ TN-MT cho biết sẽ đề nghị sửa đổi theo hướng thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân thống nhất theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định đối với cả diện tích trong hạn mức và vượt hạn mức giao đất ở.

XUÂN LONG thực hiện

(Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

MUA NHÀ TRÊN GIẤY: KHÁCH HÀNG CẦM DAO ĐẰNG LƯỠI

Thứ Ba, 06/08/2013, 08:09

TT – Lâu nay các dự án xây dựng căn hộ vẫn thường dùng từ “góp vốn”. Thực chất đó là kiểu bán nhà trên giấy bằng cách huy động vốn từ chính người mua, rủi ro rất cao và đẩy khách hàng vào tình thế cầm dao đằng lưỡi.

Người mua nhà khốn đốn khi tổng giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Minh Việt – chủ đầu tư dự án Tricon Tower – biến mất – Ảnh: Nguyễn Quang

Thị trường bất động sản bất động suốt hai năm qua nhưng khoảng chục ngày gần đây lại nóng lên không phải vì giá mà hàng loạt dự án bị kiện cáo do chậm tiến độ, thậm chí chủ đầu tư ôm tiền biến mất. Người mua nhà khóc dở mếu dở.

Chậm tiến độ là phổ biến

Nên đặt cọc thay vì góp vốn cho dự án

Ông Phạm Sỹ Liêm cho hay đặt cọc tức hai bên ký cam kết mua nhà, sau đó chủ đầu tư mở tài khoản, khách hàng gửi tiền vào (có hưởng lãi suất dù không cao), bên trung gian đứng ra bảo lãnh là ngân hàng. Khi chủ đầu tư thi công cần tiền thanh toán cái gì thì ngân hàng sẽ thanh toán trực tiếp, với điều kiện phải xuất trình hóa đơn mua bán (nguyên vật liệu, nhân công…) hợp lý. Như vậy, điều này sẽ loại trừ hoàn toàn nguy cơ doanh nghiệp ôm tiền của khách hàng bỏ trốn hoặc sử dụng tiền khách hàng góp cho dự án để tiêu dùng vào việc khác, dự án khác.

Dự án Tricon Tower (khu đô thị Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) theo thiết kế có ba tòa nhà cao 45 tầng với năm loại căn hộ, giá bán 1.500-1.800 USD/m2. Chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao nhà chậm nhất là ngày 30-6-2012. Tuy nhiên, đến nay dự án mới chỉ xong tầng hầm và nằm đắp chiếu từ năm 2011.

Văn phòng chủ đầu tư của dự án là Công ty đầu tư Minh Việt (tòa nhà C1, D6, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã đóng cửa nhiều tháng nay. Có tin chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty này là ông Edward Chi – người Mỹ gốc Hoa – đã ôm hơn 400 tỉ đồng tiền góp vốn mua căn hộ dự án này biến mất.

Là một trong 128 người mua nhà ở dự án Tricon Tower, anh Huỳnh Văn Kiểm than thở suốt hai tuần nay phải bỏ làm để đến canh ở Công ty đầu tư Minh Việt đòi tiền mua nhà. “Tôi thật sự hoang mang vì không biết có đòi được tiền không? Tôi đã nộp gần 3 tỉ đồng – tương đương 70% giá trị căn hộ – từ năm 2009 nhưng đến giờ nhà không thấy đâu mà tổng giám đốc dự án thì biến mất. Từ năm 2012, chúng tôi đã làm đơn gửi Sở Xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng, Công an huyện Hoài Đức… để kêu cứu nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan chức năng” – anh Kiểm nói.

Ngoài dự án Tricon Tower, chủ đầu tư dự án Usilk City (Hà Đông, Hà Nội) – Công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long – thừa nhận đã mất năng lực tài chính do đầu tư vốn dàn trải khiến dự án trễ hẹn thời gian bàn giao nhà đã hơn năm rưỡi. Sau rất nhiều cuộc họp, mới đây người mua căn hộ của dự án Usilk City sẽ đứng ra quản lý tài chính dự án này. Theo đó, thay vì nộp tiền trực tiếp cho chủ đầu tư, khách hàng đã mở tài khoản tại Ngân hàng Đầu tư phát triển VN. Tiền sẽ được nộp hằng tuần dựa trên kết quả triển khai của dự án.

Để không còn “tay không bắt giặc”

Trao đổi với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm (phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng) đề nghị cần phải loại bỏ, cấm chủ đầu tư được bán nhà trên giấy. Vì bấy lâu nay các dự án xây dựng căn hộ vẫn thường dùng từ “góp vốn”. Thực chất đó là bán nhà trên giấy bằng cách huy động vốn từ chính người mua. Đây là điều khiến khách hàng buộc phải cầm dao đằng lưỡi, rủi ro rất cao.

Giải pháp đưa ra, theo ông Liêm, để phòng rủi ro cho người mua, nên quy định người mua đặt cọc tỉ lệ số tiền nhất định mua căn hộ đó. Ông Liêm phân tích: “Tôi đã đề xuất giải pháp này tại nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo nhưng đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng nếu như thế doanh nghiệp sẽ không có tiền để xây dựng. Vì vậy, họ cho phép các doanh nghiệp được huy động vốn của người mua. Từ đó thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp mà chúng tôi gọi vui là “tay không bắt giặc”- trong tay không hề có đồng vốn nào vẫn có thể xây dựng dự án hoành tráng từ tiền người mua nhà góp vào”.

Ngoài ra, theo ông Liêm, có một phương án khác là người dân có thể tự đứng ra tổ chức góp tiền cho dự án, rồi sau đó thuê một hợp tác xã xây dựng. Đây là cách không chỉ đảm bảo cho dòng tiền an toàn mà còn góp phần hạ giá thành sản phẩm căn hộ, giá thành phí quản lý…

Về góc độ của cơ quan quản lý, ông Nguyễn Trần Nam, thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết tình trạng dự án phải dừng thi công do thiếu vốn là khá phổ biến, gây lãng phí và bất ổn xã hội. Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ bàn bạc với Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng cấp vốn hỗ trợ dự án bất động sản với tinh thần ngân hàng cam kết không khấu trừ, thu hồi ngay dòng tiền đầu tư cho dự án nhà ở.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng khẳng định để nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư dự án, Luật xây dựng sửa đổi tới đây sẽ quy định mô hình ban quản lý dự án theo khu vực để quản lý, đồng thời làm rõ thêm vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các chủ thể tham gia thực hiện dự án. Ngoài ra, luật sẽ sửa đổi theo hướng các dự án sử dụng nguồn vốn khác nhau sẽ được quản lý theo các phương thức và mức độ khác nhau, trong đó cơ quan quản lý nhà nước sẽ tập trung vào quản lý về quy hoạch xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn, chất lượng, chi phí đầu tư, dự toán… Bên cạnh đó, dự án bất động sản sẽ phải mua bảo hiểm.

L.THANH – L.HOÀI

(Nguồn : Báo Tuổi Trẻ)

MUA BÁN SÁP NHẬP: KIÊN NHẪN VƯỢT QUA BẤT ĐỒNG

09/08/2013 10:06 (GMT + 7) TT – Tại diễn đàn Mua bán sáp nhập (M&A) 2013 do báo Đầu Tư tổ chức ngày 8-8, các chuyên gia khẳng định thông qua các vụ M&A, nhiều doanh nghiệp có cơ hội phát triển mạnh lên, nhưng cũng có không ít thương hiệu biến mất.

Ông Võ Trí Thành phát biểu tại diễn đàn Mua bán sáp nhập 2013 – Ảnh: T.Đạm

Làm sao để “sống chung” với đối tác một cách hòa thuận mà không bị thôn tính luôn là một thách thức của doanh nghiệp VN.

Xu hướng tất yếu

Ông John Ditty, chủ tịch kiêm giám đốc Công ty KPMG VN, khẳng định dù số lượng giao dịch M&A tại VN trong nửa đầu năm 2013 giảm nhẹ, nhưng diễn biến thị trường nửa năm còn lại sẽ sáng sủa hơn, khi các thương vụ đang trong giai đoạn thực hiện tiến tới hoàn tất. “Đến cuối năm 2013, con số thương vụ mua bán sáp nhập và phát hành cổ phần riêng lẻ ở VN có thể xấp xỉ bằng năm ngoái với khoảng 300 thương vụ” – ông John Ditty dự báo.

Theo ông Đặng Xuân Minh – Công ty AVM Vietnam, trước năm 2009 nói đến M&A người ta chỉ nghĩ đến các thương vụ nước ngoài mua lại hoặc đầu tư vào doanh nghiệp VN. Tuy vậy, kể từ năm 2009-2013, hiện tượng các doanh nghiệp VN thực hiện M&A đã ngày càng phổ biến và chiếm khoảng 40% tổng giá trị thương vụ M&A tại VN. Có thể nhìn thấy qua những câu chuyện tăng trưởng từ các thương vụ M&A của Masan, Kinh Đô, Hùng Vương, Vingroup, Viettel, Doji…

Ông Masataka “Sam” Yoshida, giám đốc điều hành cấp cao RECOF, cho biết VN đứng thứ năm về các thương vụ M&A của doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài, đa số doanh nghiệp Nhật đều có mối quan tâm về hoạt động đầu tư tại VN. Các lĩnh vực sáng giá như sản xuất hàng tiêu dùng, dược, nông nghiệp và bán lẻ rất hấp dẫn các nhà đầu tư gắn với sự gia tăng dân số, tầng lớp trung lưu, kinh tế phát triển ở VN.

Dự báo về thị trường M&A thời gian tới, ông David Blackhall – giám đốc điều hành VinaLand – cho biết hiện rất nhiều nhà đầu tư quốc tế nhờ VinaLand tìm hiểu và cung cấp thông tin về cơ hội trên lĩnh vực bất động sản và các ngành nghề sản xuất khác. “So với một số nước trong khu vực, VN vẫn đảm bảo được mức độ an toàn hơn, vì vậy sẽ có nhiều M&A diễn ra trong thời gian tới” – ông David Blackhall nhấn mạnh.

“Bán mình” không dễ

Ông Cao Tiến Vị, chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Sài Gòn, kể vào năm 2011, đứng trước con đường tìm đối tác chiến lược mở rộng phát triển thương hiệu hay thu hẹp hoạt động sản xuất, doanh nghiệp này đã chấp nhận hợp tác với đối tác Nhật Bản với tỉ lệ tăng dần lên đến 48% cổ phần. Mục tiêu lúc ấy là nhằm mở rộng thị trường, tiếp cận được toàn diện về kỹ thuật, công nghệ, quản lý, đào tạo nguồn nhân lực từ Công ty Daio, một công ty sản xuất giấy đứng thứ 3 ở Nhật.

Sau ba năm hợp tác, ông Vị thừa nhận không phải mục tiêu nào cũng đạt được. Tăng trưởng vẫn giữ đều nhưng hiệu quả thì hạn chế hơn do có nhiều sự thay đổi. Mục đích xuất khẩu mở rộng sang thị trường Nhật Bản cũng không đạt được, do Giấy Sài Gòn vẫn tự thân vận động. Đối tác không giúp được nhiều vì cũng gặp khó khăn ở thị trường nội địa Nhật Bản, thành ra về chiến lược lâu dài đặt ra như ban đầu xem như thất bại.

“Thật ra, Giấy Sài Gòn có đặc thù riêng, gặp đối tác khá tử tế nên cũng qua được nhiều sóng gió. Tuy vậy trong quá trình hợp tác có không ít bất đồng mà mình phải kiên nhẫn để vượt qua. Những va chạm ấy khó để nói đúng sai mỗi bên nhưng đến bây giờ cũng tạm ổn, doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển thêm” – ông Cao Tiến Vị nói. Theo ông Vị, M&A còn liên quan đến quan điểm kinh doanh và năng lực tài chính. Doanh nghiệp VN thiếu kinh nghiệm khó chống đỡ nổi trước nước cờ “cá lớn nuốt cá bé” của doanh nghiệp nước ngoài.

Một lãnh đạo Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) từng cay đắng thừa nhận đã sai lầm khi nhắc đến mối quan hệ hợp tác với Lotte. Vị này chia sẻ thời gian qua “hôn nhân” với Lotte diễn ra không như mong muốn, nếu như không muốn nói là đi ngược lại mục tiêu ban đầu. Hàng loạt mâu thuẫn trong chiến lược phát triển, quản trị doanh nghiệp liên tiếp xảy ra, mà đỉnh điểm là việc Lotte muốn đổi tên Bibica thành Lotte – Bibica. “Khi một người lạ vào nhà, họ muốn chi phối mình thì ắt sẽ xảy ra lục đục, nhất là khi đụng chạm đến quyền lợi” – vị này nói.

Theo ông John Ditty, những nghiên cứu gần đây cho thấy các doanh nghiệp VN vẫn còn khá chật vật thay đổi sau khi vốn ngoại đổ vào như thay đổi quản trị doanh nghiệp, cơ cấu nhân sự… Thực tế để tìm được đối tác mạnh có cùng tầm nhìn, con đường phát triển trên thị trường ở VN là không dễ. Ông Ditty cho rằng hầu hết những M&A thất bại là do hai bên thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Không tìm được tiếng nói chung trong chiến lược phát triển, mục tiêu lâu dài.

Trong khi đó, ông Masataka “Sam” Yoshida – giám đốc điều hành cấp cao RECOF, đơn vị từng thực hiện hơn 1.000 thương vụ M&A, trong đó có vài chục thương vụ giữa doanh nghiệp Nhật Bản và VN – cho rằng trong M&A, cả bên mua lẫn bên bán đều mong muốn điều có lợi nhất, phải dung hòa, uyển chuyển thì mới tìm được lối ra. “Không nên quá lo lắng sẽ bị thôn tính vì M&A là xu thế tất yếu, quan trọng là chọn đúng đối tác, và bản thân doanh nghiệp phải chuẩn bị thật tốt về nội lực, chiến lược phát triển, quản trị…” – ông Masataka “Sam” Yoshida nói.

NHƯ BÌNH

(Nguồn: Báo tuổi trẻ)

Cần hỗ trợ thủ tục pháp lý

Nói về những vấn đề khó của các thương vụ M&A, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư Đặng Huy Đông cho biết đến nay VN vẫn chưa có nghiên cứu nào bài bản về khung pháp lý cho lĩnh vực này. M&A không có ranh giới rõ ràng vì bị chi phối nhiều lĩnh vực, quy định khác nhau. Theo ông Đông, thời gian tới cần có sự quan tâm đúng mức để có thể có nền tảng về pháp lý cho doanh nghiệp vận dụng trong các giao dịch M&A. Ông Võ Trí Thành – phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương – nhận định M&A là lĩnh vực khó có khuôn mẫu rõ ràng do liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý, môi trường xã hội, độ mở của nền kinh tế, rồi cấu trúc của doanh nghiệp, đến sự chia sẻ lợi ích của doanh nghiệp…

ÁN XỬ ĐI XỬ LẠI – BÀI 1: BỊ HỦY ÁN, XỬ LẠI Y NHƯ CŨ

19/08/2013 – 06:15

Có những vụ án kéo dài vì quan điểm của các cấp tòa khác nhau, thậm chí không ít vụ cấp giám đốc thẩm hủy án, sau đó cấp dưới xử lại y như cũ…

Những ngày này, bà Nguyễn Thị Hạnh (ngụ khu phố 2, thị trấn Dầu Tiếng, Dầu Tiếng, Bình Dương) đang đôn đáo gửi đơn kiến nghị giám đốc thẩm vụ tranh chấp quyền sử dụng đất mà chồng bà là bị đơn. Chồng bà mắc bệnh hiểm nghèo nên đã qua đời khi vụ án kéo dài hơn bảy năm qua chưa giải quyết xong. Bà Hạnh phải “đóng hai vai”, vừa là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vừa là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của chồng.

Kiện con đòi đất

Trong vụ kiện này, nguyên đơn là bà Phạm Thị Ngọc Như, mẹ ruột của chồng bà Hạnh. Theo đơn khởi kiện của bà Như, năm 1988, bà giao cho chồng bà Hạnh (con trưởng) quản lý, sử dụng khoảng 5.000 mđất. Năm 1995, bà Như và bốn người con khác làm thỏa thuận công nhận phần đất trên là tài sản chung chưa chia, chỉ để cho chồng bà Hạnh tạm thời canh tác. Năm 2001, bà Như ký tên cho đứt chồng bà Hạnh hơn 1.000 m(trong tổng diện tích 5.000 m2 đang giao cho chồng bà Hạnh quản lý, sử dụng). Sau đó, chồng bà Hạnh làm thủ tục kê khai hơn 1.000 m2này chung với phần đất mà ông khai hoang mở rộng, đến năm 2002 thì được cấp giấy đỏ đứng tên ông.

Chồng bà Hạnh và phần đất tranh chấp. Ảnh: CTV

Đầu năm 2006, bà Như khởi kiện đòi lại hơn 1.000 m2 đất đã cho chồng bà Hạnh. Chồng bà Hạnh không đồng ý, cho rằng sau khi bà Như cho đất, ông đã nhập vào phần đất khai hoang, mở rộng thêm rồi kê khai, được cấp giấy đỏ, nay bà Như đòi lại là không có cơ sở. Chưa kể, sau đó ông đã cắt đất để cho con gái và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp giấy đỏ riêng…

Mỗi tòa một quan điểm

Tháng 7-2006, TAND huyện Dầu Tiếng đã xử sơ thẩm lần đầu, chấp nhận yêu cầu của bà Như, buộc chồng bà Hạnh phải trả lại hơn 1.000 m2đất đang tranh chấp. Tòa cũng kiến nghị UBND huyện thu hồi các giấy đỏ để điều chỉnh lại cho phù hợp…

Chồng bà Hạnh kháng cáo. Đầu năm 2007, TAND tỉnh Bình Dương xử phúc thẩm lần đầu, quyết định như án sơ thẩm nhưng có sửa chữa nội dung là buộc chồng bà Hạnh và con gái phải trả lại cho bà Như 1.080 m2 đất. Tòa cũng buộc bà Như phải hoàn lại cho người con gái của vợ chồng bà Hạnh hơn 75 triệu đồng tiền đã xây nhà, đầu tư trên đất…

Chồng bà Hạnh làm đơn khiếu nại giám đốc thẩm. Tháng 1-2010, chánh án TAND Tối cao đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm vì có vi phạm nghiêm trọng cả về thủ tục lẫn việc xác định chứng cứ. Bởi lẽ ngoài lời khai thì bà Như không xuất trình được chứng cứ chứng minh đất của bà chính là phần đất mà chồng bà Hạnh đang sử dụng. Trường hợp nếu đúng thì việc hai cấp tòa tuyên chồng bà Hạnh phải trả đất cho bà Như cũng không chính xác…

Năm tháng sau, Tòa Dân sự TAND Tối cao đã họp phiên giám đốc thẩm, chấp nhận kháng nghị của chánh án TAND Tối cao và tuyên hủy hai bản án trên, giao hồ sơ về cho TAND huyện Dầu Tiếng xử sơ thẩm lại. Tòa Dân sự nhận định: Bà Như đòi chồng bà Hạnh trả lại một phần đất mà ông đang sử dụng và đã được cấp giấy. Chồng bà Hạnh thì cho rằng ngoài đất mẹ cho, ông còn khai hoang mở rộng thêm và đều được cấp giấy đỏ. Lẽ ra tòa hai cấp phải làm rõ thửa đất mà chồng bà Hạnh đang sử dụng có đúng là thửa đất của bà Như hay không, có việc chồng bà Hạnh khai hoang mở rộng thêm hay không, nếu có thì diện tích bao nhiêu. Mặt khác, chồng bà Như (tức cha chồng bà Hạnh) chết từ năm 1984, đã hết thời hiệu khởi kiện chia phần đất di sản thừa kế của ông này để lại. Án sơ, phúc thẩm chưa làm rõ phần đất này do ai đang quản lý, sử dụng.

Bên cạnh đó, về mặt tố tụng, hai cấp tòa sơ, phúc thẩm còn thiếu sót khi không đưa bốn người em của chồng bà Hạnh vào tham gia tố tụng để làm rõ việc chồng bà Hạnh có được mẹ cho đất hay không, nếu có thì cho bao nhiêu. Ngoài ra, hai cấp tòa cũng không đưa bà Hạnh vào tham gia tố tụng là không đúng…

Trên “chỉ”, dưới không “nghe”

Tháng 8-2011, TAND huyện Dầu Tiếng đã xử sơ thẩm lần hai, chỉ bổ sung thiếu sót về tố tụng bằng cách đưa bà Hạnh và bốn người em của chồng bà Hạnh tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Về mặt nội dung, tòa vẫn tuyên y như lần xử trước, buộc chồng bà Hạnh phải trả cho bà Như hơn 1.000 m2 đất.

Chồng bà Hạnh lại kháng cáo. Trong thời gian chờ TAND tỉnh Bình Dương xử phúc thẩm lần hai thì ông bị bệnh nặng và qua đời. Lúc này, bà Hạnh thừa kế nghĩa vụ của chồng và tiếp tục theo đuổi vụ kiện. Tháng 1-2013, TAND tỉnh Bình Dương đã xử phúc thẩm lần hai, tiếp tục sửa một phần án sơ thẩm nhưng vẫn công nhận cho bà Như phần diện tích đất tranh chấp.

Sau phiên phúc thẩm, bà Hạnh lại gửi đơn khiếu nại giám đốc thẩm đề nghị hủy hai bản án trên. Bà cho rằng trong quá trình giải quyết lại vụ kiện, hai cấp tòa sơ, phúc thẩm chưa làm rõ các thiếu sót mà quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của chánh án TAND Tối cao và quyết định giám đốc thẩm của Tòa Dân sự TAND Tối cao đã chỉ ra…

Một số vụ xử đi xử lại

– Năm 1990, bà T. mua một căn nhà ở quận 7 (TP.HCM) nhưng không có hộ khẩu TP nên nhờ ông S. đứng tên giùm. Sau đó ông S. vi phạm pháp luật, bị khởi tố, căn nhà cũng bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Bà T. khởi kiện yêu cầu được trả lại nhà. Xử sơ thẩm lần đầu, TAND TP tuyên trả nhà cho bà. Sau đó, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM lại cho rằng nhà thuộc sở hữu của ông S. Hai bản án sơ, phúc thẩm bị TAND Tối cao họp giám đốc thẩm hủy. Vụ kiện quay lại từ đầu, rồi hai bản án sơ, phúc thẩm lần hai lại bị TAND Tối cao hủy… Tổng cộng, thời gian giải quyết vụ án này kéo dài đến hơn 10 năm.

– Trước đây, Pháp Luật TP.HCM từng phản ánh một vụ tranh chấp mua bán nhà tại quận Bình Thạnh (TP.HCM). Trong hợp đồng mua bán có điều khoản cho phép các bên đương sự có quyền đổi ý và bị chế tài tương ứng. Sau đó bên bán không bán nữa nên xảy ra tranh chấp, phải ra tòa. Quá trình xét xử, các cấp tòa có nhiều quan điểm khác nhau nên vụ án phải trải qua hai lần xử phúc thẩm, hai lần cấp giám đốc thẩm hủy án yêu cầu xử lại. Các cấp tòa cứ xử đi xử lại suốt gần 20 năm trời…

THANH TÙNG

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

RÚT QUYẾT ĐỊNH, AI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI?

17/08/2013 – 06:25

Khi cơ quan quản lý nhà nước rút quyết định bị kiện, nhiều tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Lúc đó, ai sẽ chịu trách nhiệm về thiệt hại của người dân?

Ngày 16-8, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM lại một lần nữa hoãn xử vụ bà Phạm Thị Lang kiện giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang. Sau khi tòa tuyên bố, bà Lang nói trong bức xúc: “Tôi sẽ quyết theo kiện tới cùng bởi thiệt hại của tôi quá lớn nhưng đến nay không ai đứng ra nhận trách nhiệm cả”.

Bỗng chốc thành tay trắng

Theo bà Lang trình bày, năm 2002, bà cùng ông Đặng Minh Dũng đã trả 1 tỉ đồng (tương đương 200 cây vàng lúc đó) tiền công giữ rừng cho 10 hộ dân ở ấp Cán Gáo, xã Đông Hưng B, An Minh (Kiên Giang) thì mới được giao 130 ha đất rừng phòng hộ. Việc chuyển nhượng thành quả lao động trên đất đã được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chấp nhận.

Một năm sau, bà Lang đầu tư thêm 500 triệu đồng làm đường băng cản lửa phòng, chống cháy rừng theo quyết định của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang. Tiếp đó, bà dựng tám căn nhà, mua xuồng ghe, máy móc, trồng cây gây rừng và thuê bảy hộ dân quản lý, bảo vệ rừng. Hằng năm đến mùa khô, bà còn thuê người trực lửa, dọn cỏ trên bờ, dưới sông, bơm nước, mua tám xuồng hơi tuần tra rừng… để phòng cháy.

Bà Lang mệt mỏi vì hành trình khiếu kiện. Ảnh: H.YẾN

“Quá trình nhận khoán, tôi trả đủ tiền, không hề có sai phạm nên phần đất rừng của tôi không bị tranh chấp gì. Thời gian này ban quản lý rừng làm trái chủ trương, chính sách, không cho tôi nhận quyền lợi gì theo quyết định của Chính phủ nhưng tôi vẫn bám rừng, vay tiền, thế chấp toàn bộ tài sản ở Long An để tiếp tục đầu tư bảo vệ rừng” – bà Lang kể tiếp.

Đến năm 2007, ban quản lý rừng có chủ ý chuyển đất rừng khoán thành đất rừng sản xuất như vậy dân sẽ thu hồi được vốn đầu tư và sẽ có lợi nhuận. Bà Lang chưa kịp vui mừng thì bất ngờ vào tháng 2-2009, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định thu hồi phần đất rừng mà bà nhận khoán để đem giao cho người khác.

Thu hồi quyết định là xong?

Bao nhiêu tiền của, công sức, tâm huyết đầu tư rừng và giữ rừng bỗng chốc trở thành tay trắng, bà Lang đã đi khiếu nại nhiều nơi về quyết định thu hồi trên, đồng thời đòi bồi thường nhưng không được giải quyết thỏa đáng. Cuối năm 2010, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang xác nhận quyết định của giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh không sai nên bác việc khiếu nại của bà. Vì vậy, bà Lang buộc phải khởi kiện quyết định của giám đốc Sở ra TAND tỉnh Kiên Giang vào tháng 2-2012.

Trong thời gian tòa đang giải quyết vụ kiện, tháng 1-2013, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đã ra quyết định mới với nội dung hủy bỏ quyết định thu hồi đất rừng đối với bà Lang. Dù đối tượng khởi kiện không còn nhưng bà Lang vẫn cương quyết không rút đơn khởi kiện bởi theo bà, việc yêu cầu bồi thường tổn thất chưa được giải quyết.

“Hiện nay đất rừng của tôi đã bị thu hồi hết và giao khoán cho hộ khác. Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang chỉ hủy quyết định của mình mà không khôi phục quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tôi. Họ phủi tay xong chuyện, vậy thiệt hại của tôi ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm đây?” – bà Lang nghẹn ngào.

Xử sơ thẩm hồi tháng 3, TAND tỉnh Kiên Giang đã bác đơn khởi kiện của bà Lang vì cho rằng đối tượng khởi kiện không còn, đồng thời tách yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của bà thành một vụ án dân sự khác khi có yêu cầu. Bà Lang kháng cáo. Quá trình giải quyết án sau đó, thẩm phán tòa phúc thẩm khuyên bà nên rút kháng cáo nhưng bà vẫn cương quyết không đồng ý.

Theo bà Lang, nếu rút kháng cáo thì đồng nghĩa với việc bà sẽ phải đi khởi kiện ban quản lý rừng (bên ký hợp đồng giao khoán đất rừng cho bà) theo thủ tục tố tụng dân sự để đòi bồi thường thiệt hại. Thế nhưng kiện ban quản lý rừng sẽ không đem lại kết quả gì bởi ban quản lý rừng không làm gì sai. Họ không phải là cơ quan ra quyết định thu hồi đất rừng. Trong khi đó, cơ quan ra quyết định ở đây là Sở NN&PTNT tỉnh thì sẽ “ung dung thoát khỏi vòng tố tụng”.

Không thể tách thành vụ án dân sự?

Chúng tôi đã mang vụ việc của bà Lang đi trao đổi với nhiều thẩm phán có kinh nghiệm xử án hành chính.

Theo các thẩm phán, việc giải quyết án hành chính bao gồm cả việc giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do hành vi, quyết định hành chính trái pháp luật gây ra. Vì thế, phán quyết tách phần đòi bồi thường thiệt hại ra thành vụ án dân sự khác nếu người đi kiện có yêu cầu của tòa sơ thẩm là không hợp lý. Thông thường, các tòa sẽ chỉ tách nếu yêu cầu của đương sự nằm ngoài phạm vi giải quyết theo luật định.

Đồng tình, một kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm III VKSND Tối cao cũng cho rằng nếu tách phần đòi bồi thường thiệt hại ra thành vụ án dân sự thì người dân sẽ không có cơ sở đòi bồi thường khi quyết định sai đã bị rút. Cách làm này không khác gì “phủi tay bỏ mặc dân”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin tới bạn đọc khi vụ việc có diễn tiến mới.

Quyền đòi bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 6 Luật Tố tụng hành chính thì người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại thực tế do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh gây ra.

Trường hợp người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Trường hợp cần thiết thì tòa có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Việc thu thập chứng cứ đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính được áp dụng các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự để giải quyết (không thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04 ngày 4-8-2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao)

HOÀNG YẾN

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

64f1bd36159ab528d3f0e600c8367f84_M

ĐẠI DIỆN PHÁP NHÂN GIAO DỊCH CÓ CẦN CON DẤU?

Đại diện pháp nhân giao dịch có cần con dấu?

16/08/2013 – 06:20

Đại diện công ty bán đất nhưng trong hợp đồng không đóng dấu của công ty thì hợp đồng đó có hợp pháp?

Tháng 9-2011, Hội đồng thành viên Công ty TNHH Vĩnh Tường (Đồng Nai) đã bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Bích Hạnh làm phó giám đốc công ty. Ba ngày sau khi được bổ nhiệm, bà Hạnh đại diện Công ty Vĩnh Tường làm hợp đồng vay 10 triệu USD của bà Đồng Thị Lan. Sau đó, bà Lan đã dùng số nợ 10 triệu USD nói trên của Công ty Vĩnh Tường để góp vốn vào Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai.

Cấn nợ bằng đất và tài sản?

Tháng 11-2011, giám đốc Công ty Vĩnh Tường lập hợp đồng ủy quyền cho bà Hạnh được thay mặt, nhân danh công ty chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại thửa đất 117, 150 tại phường Tân Mai (TP Biên Hòa)… Tiếp đó, giám đốc công ty lập thêm hợp đồng ủy quyền cho bà Hạnh được quyền chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất tại thửa đất 117, 150 tại phường Tân Mai (TP Biên Hòa)… Cả hai hợp đồng ủy quyền này đều được lập tại văn phòng công chứng.

Để cấn trừ khoản nợ của bà Lan, tháng 7-2012, bà Hạnh đã đại diện Công ty Vĩnh Tường làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng hai thửa đất 117, 150 và tài sản khác gắn liền với đất (trung tâm thương mại, khách sạn bốn sao…) cho Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai với giá 228 tỉ đồng. Hợp đồng này cũng được công chứng.

Sau khi có trong tay hợp đồng chuyển nhượng, Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai đã nộp đơn khởi kiện, đề nghị TAND tỉnh Đồng Nai công nhận hợp đồng, buộc Công ty Vĩnh Tường phải giao toàn bộ diện tích đất và tài sản gắn liền với đất, xuất hóa đơn GTGT theo giá thanh toán 228 tỉ đồng và làm thủ tục sang tên.Tòa công nhận

Trong khi đó, phía Công ty Vĩnh Tường không chấp nhận các yêu cầu trên bởi cho rằng mọi giao dịch, từ việc vay tiền bà Lan đến chuyển nhượng đất và tài sản trên đất cho Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai đều do bà Hạnh tự ý thực hiện. Chuyện này thể hiện bằng việc các hợp đồng vay tiền, chuyển nhượng đều không hề có con dấu của công ty, chỉ có chữ ký và họ tên của bà Hạnh.

Mới đây, xử sơ thẩm, TAND tỉnh Đồng Nai nhận định khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai thì bà Hạnh đã được bổ nhiệm là phó giám đốc Công ty Vĩnh Tường. Ngoài ra, bà Hạnh đã được giám đốc Công ty Vĩnh Tường ủy quyền cho phép chuyển nhượng hai thửa đất và tài sản gắn liền với đất của công ty. Việc bà Hạnh ký hợp đồng chuyển nhượng là hợp pháp cả về hình thức lẫn nội dung.

Từ đó, tòa đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Vĩnh Thiện Đồng Nai. Sau phiên xử này, phía Công ty Vĩnh Tường đã kháng cáo.

Pháp nhân giao dịch có cần con dấu?

Từ vụ việc trên, một vấn đề được đặt ra: Một người đại diện pháp nhân ký hợp đồng với đối tác nhưng hợp đồng không được đóng dấu của pháp nhân thì hợp đồng có giá trị pháp lý, có hợp pháp hay không?

Theo công chứng viên Phan Thị Vân Anh (Người công chứng hợp đồng chuyển nhượng trong vụ việc trên), việc hợp đồng không có con dấu của Công ty Vĩnh Tường là do bà Hạnh chỉ là phó giám đốc nên không có thẩm quyền mang con dấu ra khỏi công ty. “Chúng tôi căn cứ vào biên bản cuộc họp hội đồng thành viên và hợp đồng ủy quyền của giám đốc Công ty Vĩnh Tường cho bà Hạnh để chứng nhận hợp đồng. Bà Hạnh làm hợp đồng chuyển nhượng đã thể hiện đúng với ý chí của các hội đồng thành viên Công ty Vĩnh Tường nên không có gì sai so với quy định của pháp luật” – bà Anh khẳng định.

Đồng tình, công chứng viên Phan Văn Cheo (Văn phòng công chứng Sài Gòn) cho biết: Hiện chưa có quy định pháp luật nào điều chỉnh hay hướng dẫn về chuyện này. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân ông thì giao dịch vẫn hợp pháp nếu không trái với nội dung và phạm vi ủy quyền.

Ngược lại, công chứng viên Đỗ Hà Hồng (Trưởng Phòng Công chứng số 5, TP.HCM) lại cho rằng một phó giám đốc khi đại diện công ty thực hiện giao dịch thì bắt buộc phải sử dụng con dấu của công ty. Có con dấu thì giao dịch mới được coi là hợp lệ. Chỉ trừ trường hợp công ty ủy quyền cho một người ngoài công ty thì lúc đó là ủy quyền cá nhân nên mới không cần con dấu khi đại diện công ty giao dịch.

TS Nguyễn Văn Tiến (Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng nghiêng về hướng này. Theo ông, phó giám đốc được ủy quyền thực hiện giao dịch thì sẽ được phép thay mặt công ty để ký kết giao dịch. Tuy nhiên, chính công ty chứ không phải phó giám đốc có quyền lợi và nghĩa vụ đối với giao dịch đó. Vì vậy, con dấu là bằng chứng thể hiện ý chí và sự ràng buộc về mặt pháp lý của pháp nhân đối với giao dịch. Không có con dấu thì giao dịch không được coi là hợp pháp.

Tiêu Điểm

Giá trị của con dấu

Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước. Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước.

(Điều 1 Nghị định 58/2001)

Không nhất thiết lúc nào cũng phải có con dấu

Một khi Công ty Vĩnh Tường đã ủy quyền hợp pháp cho bà Hạnh thì các giao dịch trong phạm vi ủy quyền, trong thời hạn ủy quyền sẽ là hợp pháp và không nhất thiết bắt buộc phải có con dấu. Giao dịch của đại diện pháp nhân có thể bị tuyên vô hiệu nếu vừa không có văn bản ủy quyền hợp pháp vừa không có con dấu của pháp nhân trong hợp đồng.

LS Trương Xuân Tám, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

 

TIẾN HIỂU

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

ÁN XỬ ĐI XỬ LẠI – BÀI 2: XỬ THEO TÒA CẤP TRÊN, CÓ ĐỘC LẬP?

20/08/2013 – 06:15

Để khắc phục án xử đi xử lại vẫn như cũ, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình kiến nghị quy định tòa cấp dưới phải tuân theo đường lối xét xử của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Kiến nghị này đã gây tranh cãi…

Tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội hồi tháng 6-2013, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho rằng có tình trạng án xử đi, xử lại và các tòa án cấp dưới không tuân theo đường lối của cấp trên: Cụ thể là đường lối thể hiện trong kháng nghị của viện trưởng VKSND Tối cao, chánh án TAND Tối cao và án giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao và các tòa chuyên trách.

Xét xử phải có điểm dừng?

Chánh án Trương Hòa Bình nói: “Báo cáo với Quốc hội, chúng ta theo một cơ chế có phá án. Tức là khi thấy bản án có những căn cứ vi phạm pháp luật, chánh án hoặc viện trưởng kháng nghị thì Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ xét xử lại một số bản án theo thẩm quyền và sau đó sẽ ban hành quyết định giám đốc thẩm. Nhưng cũng có một số trường hợp, tòa án cấp dưới xét xử lại nhưng không tuân theo đường lối giám đốc thẩm và xét xử lại có khi lại trở lại như bản án đã bị kháng nghị”.

Theo ông Bình, đây là một vấn đề lớn trong tố tụng liên quan đến việc quy định của pháp luật: “Chúng tôi đã kiến nghị với Quốc hội trong việc sửa đổi Hiến pháp và sắp tới đây sẽ đưa vào sửa đổi các luật theo hướng quy định tòa cấp dưới có nghĩa vụ phải tuân theo đường lối xét xử của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao”.

Vụ kiện của ông Phạm Thanh Tùng (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) phải kéo dài hơn bảy năm vì án xử đi xử lại. Ảnh: CTV

Kiến nghị của ông Bình được một số chuyên gia đồng tình vì cho rằng việc xét xử phải có điểm dừng, không thể kéo dài lê thê mãi.

Theo PGS-TS Đỗ Văn Đại (Trưởng khoa Luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM), nếu cùng một vụ việc mà luôn có sự khác nhau về nhận thức giữa các cấp tòa thì đến một thời điểm nào đó cũng nên theo đường lối xét xử của TAND Tối cao. Chẳng hạn, nếu TAND Tối cao đã xử giám đốc thẩm lần thứ hai mà các tòa sơ, phúc thẩm vẫn bảo vệ quan điểm ban đầu của mình thì đến lần xử giám đốc thẩm thứ ba, TAND Tối cao có quyền yêu cầu cấp dưới phải tuân theo đường lối xét xử của mình để đảm bảo tính ổn định của pháp luật.

Ông Đại cho rằng cơ chế trên phù hợp với hệ thống luật thành văn như ở Việt Nam. Thực tế đã chứng minh là nước Pháp – một nước theo hệ thống luật thành văn đã áp dụng thành công cơ chế này: Bộ luật Tổ chức tòa án của Pháp quy định nguyên tắc nếu Tòa án Tối cao đã hủy án một lần rồi mà tòa án địa phương vẫn không nghe theo quan điểm của Tòa án Tối cao thì Tòa án Tối cao sẽ triệu tập Hội đồng Thẩm phán. Hội đồng này sẽ ra một quyết định mang tính ràng buộc theo hướng ở lần xét xử thứ hai, tòa án địa phương phải tuân theo quyết định của Hội đồng Thẩm phán.

Vi phạm nguyên tắc xét xử độc lập?

Ngược lại, nhiều chuyên gia băn khoăn rằng nếu buộc tòa cấp dưới phải tuân thủ đường lối xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì sẽ triệt tiêu một nguyên tắc cơ bản là thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Theo luật sư Nguyễn Thế Phong (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Long An), nước ta đang cải cách tư pháp theo hướng nâng cao tính chịu trách nhiệm của thẩm phán. Chuyện mỗi cấp tòa, mỗi thẩm phán bảo vệ quan điểm của mình, về bản chất cũng là tôn trọng quyền suy nghĩ của thẩm phán, không bị lệ thuộc trong tư duy nhận thức pháp luật. Nếu bắt họ phải theo đường lối xét xử của cấp trên thì sẽ tạo ra tình trạng xử án theo chỉ đạo, không ai chịu trách nhiệm cuối cùng về phán quyết của mình.

“Đây không phải là cách hay để khắc phục tình trạng án xử đi xử lại mà phải dùng biện pháp đúc kết kinh nghiệm xét xử hằng năm trong ngành để các thẩm phán hiểu và thống nhất chung về nhận thức. Lúc đó tự khắc các thẩm phán, các cấp tòa phải tự nhìn lại mình và có được tiếng nói chung” – luật sư Phong nói.

Đồng tình, luật sư Trần Công Ly Tao (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM) khẳng định: “Nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có thể coi là kim chỉ nam trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Do đó không thể sửa các luật tố tụng về vấn đề đã thuộc về nguyên tắc này mà phải tôn trọng nó. Thà chấp nhận việc án bị kéo dài vì xử đi xử lại chứ không thể vi phạm nguyên tắc”.

Nhiều nguyên nhân

Tình trạng án xử đi xử lại trên thực tế có nhiều nguyên nhân, có khi chỉ vì thiếu sót tố tụng chứ chưa hẳn là quan điểm khác nhau về chứng cứ, nội dung. Một hạn chế khác là trong án giám đốc thẩm, nhiều khi Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy án nhưng không định hướng cho cấp dưới, khiến họ phải quyết định theo nhận thức của mình. Đó là chưa kể vẫn còn tình trạng “án bỏ túi”, tức khi xử lại, mặc dù là hội đồng xét xử khác nhưng vẫn xử theo định hướng của lãnh đạo tòa. Lúc này thẩm phán cũng không thể độc lập trước pháp luật.

PGS-TS ĐỖ VĂN ĐẠI, Trưởng khoa Luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM

Hậu quả khó lường

Nếu cứ khác nhau về nhận thức và áp dụng pháp luật mà phải theo ý của tòa cấp trên thì còn gì là phiên tòa tranh tụng, còn gì là cải cách tư pháp? Vai trò của luật sư và quyền được bảo vệ của đương sự sẽ bị triệt tiêu. Đó là chưa kể nếu đường lối của tòa cấp trên không đúng, không chính xác, thiếu khách quan thì việc nghe theo này hậu quả sẽ rất khó gỡ. Ngay cả sau khi TAND Tối cao phát triển án lệ thì cũng chỉ để thẩm phán tham khảo chứ không mang tính bắt buộc bởi không gì có thể thay thế được quy định pháp luật.

Một kiểm sát viên cao cấp VKSND Tối cao

THANH TÙNG

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)