QUY ĐỊNH ÁN PHÍ TRONG ÁN HÔN NHÂN CHƯA PHÙ HỢP?

26/05/2013 – 23:00

Theo Nghị quyết 01 (ngày 13-6-2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao) nếu vợ, chồng rút đơn xin ly hôn thì sẽ được hoàn lại toàn bộ tiền tạm ứng án phí dù vụ việc đó mới thụ lý hoặc đã đến giai đoạn đưa vụ án ra xét xử.

Chính quy định này đã dẫn đến hệ lụy là trong cuộc sống hôn nhân vợ hoặc chồng có thể nộp đơn xin ly hôn để dọa nhau, nộp rồi sau đó rút đơn thì cũng chẳng phải chịu tốn khoản chế tài nào. Nghĩa là ngân sách Nhà nước chẳng thu được đồng nào nhưng lại phải tốn các chi phí thực hiện tố tụng.

Đặc biệt, một số trường hợp tại phiên tòa, người có yêu cầu xin ly hôn mới rút đơn thì HĐXX sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, hoàn trả lại tạm ứng án phí. Trong khi đó, chi phí phiên tòa (là tiền ngân sách) bỏ ra lại tốn kém không ít. Như vậy, có thể thấy rằng quy định trả lại tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện do rút đơn khởi kiện tại phiên tòa là chưa phù hợp, còn bất cập và thiếu công bằng.

Theo tôi, trong trường hợp người có yêu cầu xin ly hôn rút đơn, từ bỏ ý định ly hôn thì trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa, thẩm phán có thể lập biên bản công nhận sự thỏa thuận (hòa giải thành) và các đương sự phải chịu án phí theo quy định.

Trong trường hợp tại phiên tòa, người có yêu cầu ly hôn mới rút đơn thì HĐXX có thể không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử theo quy định để tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện và buộc phải chịu án phí. Hoặc tòa án có thể đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 BLTTDS (các đương sự đã thỏa thuận và không yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết vụ án) để buộc đương sự chịu án phí theo quy định.

MINH KHÁNH

(Nguồn: Báo pháp luật)

ĐÌNH CHỈ VỤ ĐÒI NHÀ VỚI “THẦN BÀI”

08/05/2013 – 06:00

Tòa án cấp phúc phẩm cho rằng phải khởi kiện thành vụ án khác để phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Chiều 7-5, TAND tỉnh Bình Thuận tuyên hủy án sơ thẩm của TAND TP Phan Thiết, đình chỉ vụ tranh chấp nhà của vợ chồng ông Nguyễn Văn Mến (tức Men Nguyen – một “thần bài”, triệu phú đôla nổi tiếng trong làng poker ở Mỹ và thế giới). Theo tòa, giữa Mỹ và Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên bà Vân không thể căn cứ bản án của Mỹ để kiện đòi nhà. Nếu sau này có tranh chấp thì hai bên phải khởi kiện thành vụ án khác…

“Cặp đôi hoàn hảo” tan vỡ

Theo hồ sơ, ngày 25-5-2010, Tòa cấp cao Los Angeles tuyên chấp nhận cho ly hôn giữa bà Nguyễn Thị Tuyết Vân (ngụ TP Downey, quận Los Angeles, bang California, Mỹ) với chồng là ông Nguyễn Văn Mến. Trong phán quyết phân chia tài sản, ngoài vô số đồ trang sức mà bà Vân sở hữu, Men Nguyen còn có trách nhiệm trợ cấp hôn nhân, hỗ trợ cho bà Vân mỗi tháng 1.500 USD. Việc hỗ trợ này chỉ chấm dứt khi một trong hai người qua đời hoặc bà Vân tái hôn. Ngoài ra, bà Vân còn được sở hữu một căn nhà và đất tại Phan Thiết… Căn cứ bản án này, bà Vân về Việt Nam khởi kiện bà Hạnh (em ruột ông Mến, người đang quản lý, sử dụng nhà và đất nói trên) yêu cầu giao trả lại tài sản.

Vợ chồng “thần bài” khi còn mặn nồng. (Ảnh do Men Nguyen cung cấp)

Sơ thẩm thắng kiện

Quá trình khởi kiện, người nhà bà Vân cung cấp giấy tờ chứng minh nhà, đất do bà Vân đứng tên, mua năm 1992 trước khi kết hôn với ông Mến vào năm 1997. Sau này bà Vân cho bà Hạnh ở nhờ.

Tại phiên sơ thẩm, đại diện phía ông Mến nói: “Sau khi thắng một giải đấu lớn, ông Mến về Phan Thiết mua nhà, đất. Thời điểm trên ông Mến chưa được đứng tên do là Việt kiều nên nhờ bà Vân (lúc này đã sống chung như vợ chồng với ông Mến) đứng tên. Như vậy, đây không phải là tài sản của bà Vân. Tuy nhiên, ông Mến chỉ xin nhận một nửa tài sản”.

Sau khi xem xét, TAND TP Phan Thiết cho rằng nhà, đất trên bà Vân mua năm 1992. Đến năm 1997, ông Mến và bà Vân mới kết hôn nên không thể chấp nhận yêu cầu của ông Mến. Tòa chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Vân, buộc phía ông Mến phải giao trả nhà, đất cho bà.

Khởi kiện thành vụ án khác

Qua nghiên cứu vụ án, VKSND TP Phan Thiết đã quyết định kháng nghị cho rằng ông Mến và bà Vân sống chung với nhau từ năm 1990 là có thật. Cụ thể, tháng 12-1991 họ có con chung và bà Vân đi đăng ký khai sinh ghi tên cha là Nguyễn Văn Mến. Theo Nghị quyết 35 (năm 2000 của Quốc hội): “Nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 3-1-1987 đến 1-1-2001, trong thời hạn này dù không đăng ký kết hôn nhưng có yêu cầu ly hôn thì tòa án áp dụng các quy định về ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết”.

Ngoài ra, căn nhà trên mua vào thời điểm hai người đã có con chung, lời khai của người làm chứng cũng khẳng định ông Mến chính là người trực tiếp giao vàng mua căn nhà nên có căn cứ xác định nhà, đất trên là tài sản chung của ông Mến và bà Vân được hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Do đó ông Mến yêu cầu được nhận nửa giá trị tài sản là có cơ sở.

Xử phúc thẩm hôm qua, TAND tỉnh Bình Thuận nhận định bà Vân căn cứ bản án của Mỹ khởi kiện đòi hết căn nhà trong khi giữa Mỹ và Việt Nam chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam. Sau khi xem xét các chứng cứ, tòa xác định nhà, đất trên là tài sản chung giữa hai người trong hôn nhân. Như vậy, bà Vân nếu muốn khởi kiện đòi căn nhà trên thì căn cứ theo pháp luật Việt Nam, bà phải khởi kiện ở một vụ án khác…

Hài lòng với phán quyết của tòa

Sau phiên xử, “thần bài” Men Nguyen cho biết ông hài lòng với kết quả xét xử. Ông nói: “Tiền bạc tôi không thiếu nhưng đối với tôi, căn nhà ở Phan Thiết rất thiêng liêng vì đó là nơi thờ tự ông bà, cha mẹ. Nghĩ đến các con, tôi sẵn sàng chia đôi nhà cho bà Vân chứ không thể để mất hết”.

PHƯƠNG NAM

(Nguồn: Báo pháp luật Tp.HCM)

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI QUAN TRỌNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014

(PLO)- Luật hôn nhân gia đình 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 1-1-2015. Luật HNGĐ 2014 có những điểm mới đáng chú ý sau:

Không cấm kết hôn đồng giới

Về hôn nhân đồng giới, luật HNGĐ 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài, xử phạt.

Nay, theo luật mới, từ 1-1-2015, Luật HNGĐ 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính-Khoản 2 Điều 8”. Như vậy những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một bước tiến nhỏ trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.

Nâng độ tuổi kết hôn

Nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật HNGĐ 2000.

Luật mới quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 thì quy định này là không thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đó là, theo Bộ luật Dân sự người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý…

Còn theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.

Chính chức cho phép mang thai hộ

Luật HNGĐ mới chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện về cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Tuy nhiên Luật lại chỉ cho phép người thân thích cùng hàng bên vợ hoặc bên chồng mới được mang thai hộ. Quy định như trên vô hình chung sẽ làm hạn chế rất nhiều trường hợp không tìm được người mang thai hộ. Và nếu may mắn tìm được thì có thể người họ hàng đó không có đủ điều kiện giúp mang thai như quy định của Luật khi trong tình hình xã hội hiện nay “bà con họ hàng” cũng… không có nhiều như ngày trước.

Tài sản của vợ chồng khi kết hôn

Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Luật hiện hành chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Nay, Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể: việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay.

Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình mới cũng bổ sung thêm các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn.

Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 1-1-2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.

Áp dụng tập quán trong HNGĐ

Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể việc áp dụng tập quán trong hôn nhân gia đình so với Luật năm 2000, đó là: chỉ được áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưng không được trái với các nguyên tắc, vi phạm các điều cấm tại Luật này. Quy định hiện hành chỉ quy định “Vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ”. Việc quy định chung chung tạo nhiều kẽ hở, bất cập, gây khó khăn cho tòa án khi xét xử các vụ án về hôn nhân gia đình mà phải áp dụng các phong tục tập quán.

ĐL

Nguồn: Báo Pháp Luật Tp.HCM

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI QUAN TRỌNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014

(PLO)- Luật hôn nhân gia đình 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 1-1-2015. Luật HNGĐ 2014 có những điểm mới đáng chú ý sau:

Không cấm kết hôn đồng giới

Về hôn nhân đồng giới, luật HNGĐ 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài, xử phạt.

Nay, theo luật mới, từ 1-1-2015, Luật HNGĐ 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính-Khoản 2 Điều 8”. Như vậy những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một bước tiến nhỏ trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.

Nâng độ tuổi kết hôn

Nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật HNGĐ 2000.

Luật mới quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 thì quy định này là không thống nhất với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự. Đó là, theo Bộ luật Dân sự người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý…

Còn theo Bộ luật Tố tụng dân sự thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.

Chính chức cho phép mang thai hộ

Luật HNGĐ mới chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện về cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Tuy nhiên Luật lại chỉ cho phép người thân thích cùng hàng bên vợ hoặc bên chồng mới được mang thai hộ. Quy định như trên vô hình chung sẽ làm hạn chế rất nhiều trường hợp không tìm được người mang thai hộ. Và nếu may mắn tìm được thì có thể người họ hàng đó không có đủ điều kiện giúp mang thai như quy định của Luật khi trong tình hình xã hội hiện nay “bà con họ hàng” cũng… không có nhiều như ngày trước.

Tài sản của vợ chồng khi kết hôn

Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định chưa rõ ràng về chế độ sở hữu của vợ chồng, thiếu cơ chế công khai minh bạch về tài sản chung, tài sản riêng. Luật hiện hành chủ yếu đề cập đến vấn đề đất đai, còn các tài sản khác như chứng khoán, tài sản trong doanh nghiệp thì chưa được đề cập tới, gây khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Nay, Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể: việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay.

Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình mới cũng bổ sung thêm các đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn.

Theo đó, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 1-1-2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng.

Áp dụng tập quán trong HNGĐ

Luật HNGĐ 2014 quy định cụ thể việc áp dụng tập quán trong hôn nhân gia đình so với Luật năm 2000, đó là: chỉ được áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưng không được trái với các nguyên tắc, vi phạm các điều cấm tại Luật này. Quy định hiện hành chỉ quy định “Vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ”. Việc quy định chung chung tạo nhiều kẽ hở, bất cập, gây khó khăn cho tòa án khi xét xử các vụ án về hôn nhân gia đình mà phải áp dụng các phong tục tập quán.

ĐL

Nguồn: Báo Pháp Luật Tp.HCM

181bbfa794e218f5cd90439ff3dd1578_M

AI ĐƯỢC VAY VỐN ƯU ĐÃI MUA NHÀ?

Ai được vay vốn ưu đãi mua nhà?

17/05/2013 – 07:05

“Từ ngày 1-6, gói 30.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 6%/năm cho người dân mua nhà theo Nghị quyết 02 của Chính phủ sẽ bung ra thị trường. Số tiền này được phân bổ đều cho năm ngân hàng thương mại nhà nước để cho vay ra và không phân bổ cho các địa phương” – ngày 16-5, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng (ảnh), khẳng định với Pháp Luật TP.HCM.

Thủ tục vay đơn giản

. Thưa ông, đối tượng nào được vay vốn hỗ trợ lãi suất 6%/năm?

+ Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Thông tư 07 của Bộ Xây dựng quy định rõ đó là những người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và người có thu nhập thấp thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp; viên chức thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập; lực lượng vũ trang nhân dân sẽ được vay vốn. Tiếp đến là người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; người đã được nghỉ lao động theo chế độ quy định; người lao động tự do, kinh doanh cá thể.

. Điều kiện vay vốn có khó không, thưa ông?

+ Ưu tiên một là những người đã có hợp đồng thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội. Kế tiếp là người chưa có nhà ở hoặc có nhà nhưng diện tích quá chật (cụ thể là có căn hộ chung cư nhưng diện tích bình quân thấp hơn 8 m2/người hoặc có nhà ở riêng lẻ nhưng diện tích bình quân thấp hơn 8 m2/người và diện tích khuôn viên đất thấp hơn tiêu chuẩn được phép cải tạo, xây dựng theo quy định).

Người dân đang tham quan một căn hộ mẫu 39 m2 tại một chung cư ở quận 12, TP.HCM. Ảnh: HTD

Đối tượng được vay vốn phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, TP trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở. Trường hợp tạm trú thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở lên.

. Thủ tục vay như thế nào?

+ Thủ tục vay rất đơn giản. Người đã có hợp đồng thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội chỉ cần mang hợp đồng đến sẽ được ngân hàng cho vay, không cần phải xác minh. Vì để được ký hợp đồng, người đó đã phải đạt các điều kiện, phải có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương, được xét duyệt công khai…

Riêng với người mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 thì phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ đối với người đi làm, công chức viên chức, lực lượng vũ trang… thì phải có xác nhận của cơ quan đang làm việc. Giấy xác nhận phải nêu rõ về nơi công tác, thực trạng nhà ở và chỉ xác nhận một lần.

Được mua nhà theo ý muốn

. Khi vay, người dân có được quyền lựa chọn nhà ở hay buộc phải mua căn hộ thuộc dự án do ngân hàng chỉ định?

+ Người vay được chọn mua nhà ở theo ý muốn, không bị áp đặt.

. Trường hợp số lượng người đủ điều kiện vay vốn ưu đãi quá đông thì có xét đến các tiêu chí ưu tiên nào không?

+ Ai tới trước, nộp hồ sơ trước sẽ được ngân hàng xét cho vay, đến khi hết tiền thì thôi.

. Tại sao Thông tư 11 của NHNN lại quy định người nghèo đi vay vốn ưu đãi phải có tài sản thế chấp?

+ Về nguyên tắc, ngân hàng cho vay thì họ phải có phương án thu hồi được vốn. Ngân hàng nào cũng phải làm rõ người vay có phương án trả nợ, nguồn trả nợ hay không, cụ thể lương tháng, tiền để dành được bao nhiêu phần trăm…

Câu hỏi đặt ra: Người nghèo thì lấy đâu ra tài sản để thế chấp? Trong Thông tư 11 cũng có điều kiện mở về vấn đề này. Nghĩa là tùy theo đánh giá của ngân hàng, người vay có thể không cần thế chấp tài sản. Ví dụ như ngân hàng thấy người đó vay để mua nhà đã có rồi, có nhân thân tốt, thu nhập ổn định… Còn nếu thấy đối tượng vay còn nhiều bấp bênh, ngân hàng sẽ buộc họ phải có tài sản thế chấp. Điều này là hợp lý!

Chủ đầu tư được làm trung gian

.Vậy từ ngày 1-6, người dân muốn tham gia vay gói 30.000 tỉ đồng sẽ đến đâu để làm thủ tục?

+ Họ sẽ đến các chi nhánh của năm ngân hàng thương mại nhà nước được chỉ định để nộp hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay gồm có đơn, hợp đồng, giấy xác nhận cơ quan nơi công tác… như đã nói ở trên.

. Thưa ông, tại sao không để các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đứng ra làm trung gian giữa người vay với ngân hàng?

+ Theo tôi, nếu các chủ đầu tư làm được thì quá tốt. Các chủ đầu tư có thể đứng ra thống kê số lượng khách hàng cần vay, sau đó chuyển danh sách cho ngân hàng. Bởi sau này ngân hàng có giải ngân cho người vay thì cũng chuyển thẳng số tiền vay cho doanh nghiệp.

Gian dối có thể bị xử lý hình sự

Năm ngân hàng sẽ cho vay gói 30.000 tỉ đồng

– Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank)

– Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV)

– Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VietcomBank)

– Ngân hàng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn (Agribank)

– Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB)

. Trường hợp người vay vốn ưu đãi gian lận về điều kiện vay thì xử lý như thế nào?

+ Các tổ chức, cá nhân có hành vi gian dối về đối tượng, điều kiện được vay sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý và phát triển nhà ở. Ngoài ra còn bị buộc phải trả lại số tiền đã vay, chấm dứt hợp đồng vay đã ký với các ngân hàng.

Đối với người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố ý xác nhận sai đối tượng đủ điều kiện được vay thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi vi phạm nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường.

. Nếu số tiền 30.000 tỉ đồng không đủ so với nhu cầu thực tế, Chính phủ có bổ sung thêm không?

+ Chính phủ dành 30.000 tỉ đồng là đã rất cố gắng rồi. Nguồn vốn này chiếm 15% tổng dư nợ cho vay bất động sản, trong khi tăng trưởng tín dụng chung hiện chỉ đạt 1,4%, rất thấp. trước mắt chúng ta chỉ tập trung vào gói 30.000 tỉ đồng cho vay, chưa bàn đến nguồn vốn thêm. Sau khi có tổng kết và kết quả thực hiện tốt, có hiệu ứng xã hội cao thì có thể đề xuất bổ sung.

. Xin cảm ơn ông.

BÙI NHƠN

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)

LÀM THỦ TỤC BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP: QUÁ CỰC

Mất cả tháng với năm, sáu lần tới lui, nhiều người vẫn có nguy cơ không lãnh được tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mới 6 giờ 30 sáng, trước cổng Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, hàng trăm lao động thất nghiệp đã rồng rắn chầu chực chờ đăng ký BHTN.
Mất cả tháng với năm, sáu lần tới lui, nhiều người vẫn có nguy cơ không lãnh được tiền bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Mới 6 giờ 30 sáng, trước cổng Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, hàng trăm lao động thất nghiệp đã rồng rắn chầu chực chờ đăng ký BHTN.

Khổ từ lúc nộp hồ sơ

Anh Nguyễn Thanh Sang (nguyên công nhân Công ty Bao bì Ngôi Sao ở quận 6, người nhận số thứ tự lên tới… 1.912), cho biết: “Em đã chờ được hơn 30 phút, nghe nói có người còn phải chờ đến vài tiếng”. Theo ghi nhận của phóng viên, để tới lượt đăng ký, những người này phải mất vài chục phút đến 1 hoặc 2 giờ tùy “khả năng chen lấn”. Nhưng đó chỉ là bắt đầu. Đợi đã đời, đến khi làm thủ tục thì giấy tờ lại không hợp lệ nên đành phải đi bổ sung, lúc quay lại thì phải bấm số lại từ đầu.

Chị Trần Thị Ánh Tuyết (bảo mẫu Trường Đống Đa, quận Bình Thạnh), cho biết chị đến từ sớm nhưng do trên giấy thôi việc ghi là “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động” chứ không phải “quyết định thôi việc” nên nhân viên ở đây không đồng ý nhận hồ sơ. Chị phải về lại cơ quan cũ để xin chuyển thành “quyết định thôi việc”. Trường Đống Đa lại không thể đổi cho chị vì họ chỉ có mẫu “thông báo chấm dứt hợp đồng lao động”. Cùng đường, chị chạy lên phòng giám đốc của trung tâm. May cho chị là một cán bộ lãnh đạo đã tiếp chị và chấp nhận hồ sơ.

Cho đến lúc nhận tiền

Nhưng nỗi gian truân mới thực sự bắt đầu từ giai đoạn hai (làm hồ sơ). Từ khi thất nghiệp đến khi nhận được tiền, người lao động (NLĐ) phải qua “cuộc hành trình” bốn giai đoạn (xem sơ đồ).

Qua được bốn giai đoạn, nếu suôn sẻ phải mất tháng rưỡi (thông thường là hai tháng) và không ít trường hợp NLĐ bỏ cuộc hoặc vì những lý do khác nhau.

Một trong những “thử thách” đầu tiên mà NLĐ phải đối mặt là thời hạn bảy ngày kể từ ngày thất nghiệp phải đến phòng BHTN để đăng ký BHTN. Anh Nguyễn Văn Hạt tiếc rẻ vì hai tháng sau ngày nghỉ việc, công ty mới trả cho anh sổ BHXH (một trong những yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ). Tình cờ nghe một người bạn mách anh mới biết là cần đăng ký BHTN nhưng thời hạn bảy ngày đã qua từ lâu. Chị Nguyễn Thị Hồng Trinh, sau khi thôi việc ở một công ty nước ngoài, đến đăng ký tại trung tâm nhưng công ty cũ của chị cứ hẹn lần lữa. Nếu đến ngày hẹn (20 ngày) mà trong tay chưa cầm được sổ BHXH, xem như tiền BHTN của chị đi tong.

Mới hơn 6 giờ sáng, cửa phòng BHTN Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM đã đông người. Ảnh: NGUYỄN DÂN

Có những trường hợp lại khổ vì nhân viên cứng nhắc. Chị Lê Thị Thanh Lan (quận Tân Bình) không được nhận hồ sơ vì chị chỉ có giấy báo “chấm dứt hợp đồng lao động” thay vì “quyết định thôi việc”. Chị than: “Tôi làm ở công ty nước ngoài, bên công ty tôi chỉ có giấy báo chấm

Ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm TP.HCM, cho biết ông đồng cảm với những khó khăn mà NLĐ đang gặp phải. “Thời hạn phải đăng ký trong bảy ngày gây khó cho NLĐ, trung tâm đang đề xuất kéo dài thời gian. Với những trường hợp trễ hẹn nếu có lý do chính đáng thì trung tâm vẫn có thể giải quyết. Với những NLĐ không kịp đăng ký BHTN thì số tiền của họ cũng không bị mất. Số tiền này sẽ được cộng dồn vào khoảng thời gian sau nếu người đó đi làm và nếu phải xin đăng ký thất nghiệp một lần nữa”.

Trả lời câu hỏi vì sao trung tâm từ chối giấy “chấm dứt hợp đồng lao động” thay vì “quyết định thôi việc”, ông giải thích: “Cả hai loại giấy đều có cùng một nội dung là NLĐ đang thất nghiệp nên trung tâm không thể từ chối. Những trường hợp NLĐ phản ánh nhân viên “hành dân”, đó là những nhân viên mới chưa thạo việc, quá máy móc, nếu có chứng cứ cụ thể chúng tôi sẽ xử lý triệt để”.

SỬA CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN KHÁNG CHIẾN

TT – Các quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước 1-4-2000 sẽ được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Đó là một trong những nội dung mới trong nghị định vừa ban hành của Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 159 năm 2006.

TT – Các quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước 1-4-2000 sẽ được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Đó là một trong những nội dung mới trong nghị định vừa ban hành của Chính phủ nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 159 năm 2006.

Theo quy định mới, cùng với những đối tượng trên thì quân nhân nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang được điều trị tại các trung tâm điều dưỡng thương binh hoặc đã về gia đình trước 1-4-2000, quân nhân chuyển ngành trước 1-1-1995 đều thuộc diện hưởng hưu trí hằng tháng.

Điều này cũng áp dụng cho các công an nhân dân trực tiếp tham gia chống Mỹ từ 30-4-1975 trở về trước, có 20 năm trở lên phục vụ trong lực lượng công an nhân dân.

* Chính phủ vừa ban hành nghị định về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong (TNXP). Theo đó, đội viên TNXP được hưởng tiền công và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật. Đội viên TNXP được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình khi đang làm việc ở vùng khó khăn. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu có hành động dũng cảm bảo vệ an ninh quốc gia, tài sản nhà nước và tính mạng nhân dân nếu bị thương thì được hưởng chính sách như thương binh, nếu hi sinh thì được công nhận là liệt sĩ…

TỪ 25-6-2010 : TĂNG MỨC PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Nghị định số 47/2010/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 113/2004/NĐ-CP) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 25-6-2010. Báo SGGP xin lược trích một số điểm mới trong nghị định này.

Nghị định số 47/2010/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 113/2004/NĐ-CP) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 25-6-2010. Báo SGGP xin lược trích một số điểm mới trong nghị định này.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi vi phạm sẽ tăng từ 20 triệu đồng (quy định cũ) lên 30 triệu đồng. Cụ thể, đối với các hành vi cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công hay hành vi trù dập, trả thù đối với người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công có mức phạt tối đa là 30 triệu đồng (trước đây là 20 triệu đồng).

Đối với các vi phạm quy định về việc làm, nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không công bố danh sách người lao động bị thôi việc hay không trao đổi với BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn lâm thời khi cho người lao động thôi việc… Hành vi không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụng lao động ít nhất 7 ngày trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của người lao động cũng sẽ bị xử phạt theo mức trên.

Quy định theo hướng tăng mức phạt đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có 1 trong những hành vi: Không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động; thu phí giới thiệu việc làm cao hơn mức quy định… sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 30 triệu đồng (tùy theo số người lao động bị vi phạm). Vi phạm quy định về tiền lương, tiền thưởng nghị định quy định rõ, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3 triệu đồng đối với người sử dụng lao động không thực hiện các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định của pháp luật hoặc khấu trừ tiền lương của người lao động mà không thảo luận với BCH Công đoàn cơ sở, BCH Công đoàn lâm thời (nếu có).

Theo quy định cũ thì các vi phạm này chỉ bị phạt tới 500.000 đồng. Mức phạt cũng sẽ tăng từ 1-5 triệu đồng lên 2-10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi: Không trả lương đầy đủ, đúng thời hạn cho người lao động; trả chậm lương nhưng không đền bù; không trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ việc để điều trị vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh; không công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp.

Đặc biệt, trường hợp người sử dụng lao động khấu trừ tiền lương của người lao động nhưng không cho người lao động biết lý do hoặc khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng của người lao động; không trả đủ tiền lương cho người lao động trong những trường hợp phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động… sẽ bị phạt mức tối đa đến 30 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với quy định cũ (chỉ phạt tới 10 triệu đồng).

Đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ hoặc có hành vi làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản doanh nghiệp… sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 2 triệu đồng (mức phạt cũ là 200.000 – 500.000 đồng).

SÁU NHÓM ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG

11/05/2013 – 00:35

(PL)- Chính phủ vừa ban hành Danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công, có hiệu lực thi hành từ ngày 23-6.

Cụ thể, đó là đơn vị, doanh nghiệp sản xuất điện có công suất lớn, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất cung cấp khí gas; bảo đảm an toàn hàng không, hàng hải; cung cấp hạ tầng mạng viễn thông, dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan nhà nước; cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các TP trực thuộc trung ương; đơn vị trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng. Việc giải quyết yêu cầu của các tập thể lao động này khi thương lượng tập thể không thành sẽ được Hội đồng Trọng tài lao động xem xét, giải quyết trong thời hạn ba ngày.

Ngày 10-5, đại diện tổ chức công đoàn cơ sở thuộc 10 công ty chuyên gia công áo quần, giày da cho nhãn hàng Puma đã tham gia dự án “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc”. Dự án này do Puma cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp TP.HCM tổ chức. Đại diện các tổ chức công đoàn nói trên nhận định đình công gia tăng do không tổ chức đối thoại. Thêm vào đó, 100% cán bộ công đoàn cơ sở hưởng lương từ doanh nghiệp nên khó đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân đến cùng.

Đ.LIÊN – PHONG ĐIỀN

(Nguồn ; Báo Pháp luật Tp.HCM)

TỪ 1-5, LAO ĐỘNG NỮ ĐƯỢC NGHỈ THAI SẢN SÁU THÁNG

01/05/2013 – 04:05

Tăng thời gian nghỉ thai sản cho lao động nữ

Theo Bộ luật Lao động năm 2012, từ ngày 1-5, thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con của lao động nữ được tăng lên sáu tháng thay vì bốn tháng như quy định hiện hành. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng. Lao động nữ cũng có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất bốn tháng nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và được người sử dụng lao động đồng ý. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

Bộ luật này còn quy định: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó, tăng 15% so với quy định cũ chỉ có 70%. Bộ luật cũng nêu rõ mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường; phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ và do Chính phủ công bố căn cứ trên nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, điều kiện kinh tế, xã hội hoặc thông qua thương lượng tập thể ngành.

Đặng Liên

(Nguồn: Báo Pháp luật Tp.HCM)